Trang chủ Lớp 11 Vật lý Giải SGK Vật lí 11 KNTT Bài 1. Dao động điều hoà có đáp án

Giải SGK Vật lí 11 KNTT Bài 1. Dao động điều hoà có đáp án

Giải SGK Vật lí 11 KNTT Bài 1. Dao động điều hoà có đáp án

  • 74 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

22/07/2024

Chuẩn bị:

Sử dụng con lắc lò xo hoặc con lắc đơn (Hình 1.1).

Chuẩn bị: Sử dụng con lắc lò xo hoặc con lắc đơn (Hình 1.1).   Tiến hành: Treo một vật nhỏ, nặng vào đầu tự do của một lò xo nhẹ (Hình 1.1a) hoặc một dây nhẹ không dãn ta có con lắc lò xo hoặc con lắc đơn (Hình 1.1b). 1. Xác định vị trí cân bằng của vật. 2. Kéo vật lệch khỏi vị trí cân bằng rồi thả ra cho chuyển động. Quan sát chuyển động của mỗi vật và cho nhận xét về đặc điểm chung của chúng. (ảnh 1)

Tiến hành:

Treo một vật nhỏ, nặng vào đầu tự do của một lò xo nhẹ (Hình 1.1a) hoặc một dây nhẹ không dãn ta có con lắc lò xo hoặc con lắc đơn (Hình 1.1b).

1. Xác định vị trí cân bằng của vật.

2. Kéo vật lệch khỏi vị trí cân bằng rồi thả ra cho chuyển động. Quan sát chuyển động của mỗi vật và cho nhận xét về đặc điểm chung của chúng.

Xem đáp án

1.  Ta có: Vị trí cân bằng của vật là vị trí vật đứng yên, tại đó có tổng hợp lực tác dụng lên vật bằng 0, tương ứng với vị trí thấp nhất khi đã treo vật theo phương thẳng đứng.

- Đối với con lắc lò xo thì khi treo vật vào, lò xo sẽ dãn một đoạn Δl0, vị trí cân bằng ứng vị trí A (như hình vẽ) ứng với vị trí lò xo dãn đoạn Δl0.

- Đối với con lắc đơn thì vị trí cân bằng ở vị trí thấp nhất của vật ứng với vị trí B (như hình vẽ), phương sợi dây trùng với phương thẳng đứng.

Chuẩn bị: Sử dụng con lắc lò xo hoặc con lắc đơn (Hình 1.1).   Tiến hành: Treo một vật nhỏ, nặng vào đầu tự do của một lò xo nhẹ (Hình 1.1a) hoặc một dây nhẹ không dãn ta có con lắc lò xo hoặc con lắc đơn (Hình 1.1b). 1. Xác định vị trí cân bằng của vật. 2. Kéo vật lệch khỏi vị trí cân bằng rồi thả ra cho chuyển động. Quan sát chuyển động của mỗi vật và cho nhận xét về đặc điểm chung của chúng. (ảnh 2)

2.

- Khi kéo vật lệch khỏi vị trí cân bằng rồi thả ra cho chuyển động, ta thấy:

+ Con lắc lò xo sẽ dao động theo phương thẳng đứng, lên xuống qua lại quanh vị trí cân bằng A.

+ Con lắc đơn sẽ chuyển động có quỹ đạo cong, qua lại vị trí cân bằng B.

- Nhận xét: Khi kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng thì vật sẽ chuyển động qua lại quanh vị trí cân bằng.


Câu 3:

17/07/2024

Nêu những ví dụ về dao động cơ mà em biết.

Xem đáp án

Ví dụ về dao động cơ mà em biết:

- Dao động của pittong trong xilanh khi động cơ hoạt động.

- Dao động của con lắc đồng hồ gắn trong đồng hồ quả lắc.

- Dao động của người ngồi trên xe máy khi đi qua đoạn đường gồ ghề.


Câu 5:

17/07/2024

Đồ thị li độ - thời gian của một con lắc đơn dao động điều hoà được mô tả trên Hình 1.3.

1. Hãy mô tả dao động điều hoà của con lắc đơn.

2. Xác định biên độ và li độ của con lắc ở các thời điểm t = 0, t = 0,5 s, t = 2,0 s.

Đồ thị li độ - thời gian của một con lắc đơn dao động điều hoà được mô tả trên Hình 1.3. 1. Hãy mô tả dao động điều hoà của con lắc đơn.  2. Xác định biên độ và li độ của con lắc ở các thời điểm t = 0, t = 0,5 s, t = 2,0 s.   (ảnh 1)

Xem đáp án

1. Mô tả dao động điều hòa của con lắc đơn:

+ Tại thời điểm ban đầu t = 0, con lắc đơn đang ở vị trí biên dương (x = A = 40 cm) và sẽ dịch chuyển về vị trí cân bằng, con lắc đơn ở vị trí x = 0 khi t = 1 s.

+ Tại thời điểm t = 1 s, con lắc đơn bắt đầu chuyển động về phía biên âm và ở vị trí x =  - A = - 40 cm khi t = 2 s.

+ Tại thời điểm t = 2 s, con lắc đang ở vị trí biên âm sẽ dịch chuyển về vị trí cân bằng và ở tại vị trí x = 0 khi t = 3 s.

2. Sử dụng thước kẻ để xác định li độ của con lắc tại các thời điểm.

Cách làm: Từ các thời điểm bài toán yêu cầu, dựng đường thẳng vuông góc với trục thời gian tại vị trí thời điểm đó, đường thẳng cắt đồ thị tại điểm nào thì ta kẻ đường thẳng song song với trục thời gian đi qua điểm cắt đó. Đường thẳng song song này cắt trục Ox tại điểm nào thì đó là li độ cần tìm.

Đồ thị li độ - thời gian của một con lắc đơn dao động điều hoà được mô tả trên Hình 1.3. 1. Hãy mô tả dao động điều hoà của con lắc đơn.  2. Xác định biên độ và li độ của con lắc ở các thời điểm t = 0, t = 0,5 s, t = 2,0 s.   (ảnh 2)

Tại thời điểm t = 0 vật bắt đầu xuất phát nên A=40cmx=40cm

Tại thời điểm t = 0,5 s: A=40cmx=202cm

Tại thời điểm t = 2,0 s, con lắc đang ở biên âm:A=40cmx=40cm


Câu 6:

18/07/2024

Pít-tông của một động cơ đốt trong dao động trên một đoạn thẳng dài 16 cm và làm cho trục khuỷu của động cơ quay đều (Hình 1.5). Xác định biên độ dao động của một điểm trên mặt pít-tông.

Pít-tông của một động cơ đốt trong dao động trên một đoạn thẳng dài 16 cm và làm cho trục khuỷu của động cơ quay đều (Hình 1.5). Xác định biên độ dao động của một điểm trên mặt pít-tông.   (ảnh 1)
Xem đáp án

Pít-tông của một động cơ đốt trong dao động trên một đoạn thẳng dài 16 cm tức là khoảng cách pít - tông dao động từ biên nọ sang biên kia được một đoạn 16 cm.

Biên độ dao động: A=L2=162=8cm


Bắt đầu thi ngay