30 đề thi THPT Quốc gia môn GDCD năm 2022 có lời giải
30 đề thi THPT Quốc gia môn GDCD năm 2022 có lời giải (Đề 12)
-
4476 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
20/07/2024Pháp luật có vai trò
Đáp án B
Pháp luật có vai trò bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
Câu 2:
20/07/2024Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ
Đáp án D
- Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí xâm hại tới quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ (sgk GDCD 12 trang 20)
Câu 3:
21/07/2024Theo quy định của pháp luật, công dân thuộc các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều
Đáp án B
- Theo quy định của pháp luật, công dân thuộc các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ
Câu 4:
20/07/2024Quyền và nghĩa vụ công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu nghèo, thành phần và địa vị xã hội là nội dung của bình đẳng
Đáp án B
- Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ được hiểu là: Quyền và nghĩa vụ công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu nghèo, thành phần và địa vị xã hội(sgk GDCD 12 trang 28)
Câu 5:
20/07/2024Vợ chồng giữ gìn danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau là biểu hiện trong quan hệ
Đáp án A
- Quan hệ vợ chồng trong lĩnh vực nhân thân quy định: Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau. (sgk GDCD 12 trang 33)
Câu 6:
22/07/2024Theo quy định của pháp luật, việc giao kết hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động phải tuân theo nguyên tắc nào sau đây?
Đáp án B
- Thông qua quy định của pháp luật, hợp đồng lao động được giao kết trên cơ sở các nguyên tắc sau đây:
- Nguyên tắc tự do, tự nguyện
- Nguyên tắc bình đẳng
- Nguyên tắc không trái với pháp luật và thỏa ước lao động tập thể (sgk GDCD 12 trang 36)
Câu 7:
20/07/2024Mọi loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đều bình đẳng trong việc
Đáp án D
Mọi loại hình doanh nghiệp khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành (sgk GDCD 12 trang 38)
Câu 8:
20/07/2024Nguyên tắc bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân là
Đáp án A
- Quyền bầu cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị được thực hiện theo các nguyên tắc bầu cử phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. (sgk GDCD 12 trang 70)
Câu 9:
22/07/2024Việc công dân viết bài đăng báo bày tỏ ý kiến về xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội là thể hiện quyền
Đáp án A
- Việc công dân viết bài đăng báo bày tỏ ý kiến về xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội là thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân. (sgk GDCD 12 trang 60)
Câu 10:
20/07/2024Theo quy định của pháp luật, công dân không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi bắt người đang
Đáp án A
- Theo quy định của pháp luật, bất kì ai cũng có quyền bắt người khi người đó đang phạm tội quả tang và giải ngay đến cơ quan công an gần nhất…(sgk GDCD 12 trang 56)
Câu 11:
20/07/2024Quyền ứng cử của công dân được thực hiện bằng hình thức
Đáp án C
- Quyền ứng cử của công dân được thực hiện bằng hai hình thức là tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử (sgk GDCD 12 trang 71)
Câu 12:
20/07/2024Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội có nghĩa là mọi công dân được thảo luận, góp ý kiến về
Đáp án A
- Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội có nghĩa là mọi công dân được thảo luận, góp ý kiến về xây dựng các văn bản pháp luật quan trọng, liên quan đến quyền và lợi ích cơ bản của công dân như Hiến pháp,… (sgk GDCD 12 trang 71)
Câu 13:
26/08/2024Mục đích của khiếu nại là nhằm khôi phục lại
Đáp án đúng là: A
- Mục đích của khiếu nại là nhằm khôi phục lại quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại bị xâm phạm.
A đúng
- B sai vì khiếu nại chủ yếu nhằm khôi phục quyền lợi và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, không phải để thay đổi quyền cơ bản hoặc cấu trúc quyền lực chính trị.
- C sai vì khiếu nại tập trung vào việc khôi phục quyền lợi cá nhân hoặc tổ chức bị xâm phạm, không nhằm thay đổi hay điều chỉnh hệ tư tưởng chính trị.
- D sai vì khiếu nại nhằm khôi phục quyền lợi hợp pháp của cá nhân hoặc tổ chức, không nhằm thúc đẩy các trào lưu hay thay đổi xã hội. Mục đích chính là giải quyết tranh chấp cụ thể và đảm bảo quyền lợi bị vi phạm.
Mục đích của khiếu nại là để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân hoặc tổ chức khi họ cảm thấy quyền lợi của mình bị xâm phạm hoặc không được công nhận. Khiếu nại là một phương thức chính thức yêu cầu xem xét lại các quyết định hoặc hành vi mà người khiếu nại cho rằng không đúng hoặc bất hợp pháp. Qua đó, cơ quan chức năng có thể rà soát lại các vấn đề, đưa ra các biện pháp sửa chữa, và đảm bảo rằng quyền và lợi ích của người khiếu nại được khôi phục và bảo vệ. Khiếu nại giúp đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong các quyết định hành chính, đồng thời tạo điều kiện cho việc sửa chữa sai sót trong các quy trình hành chính.
* Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
a. Khái niệm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
- Quyền khiếu nại, tố cáo :
+ Là quyền dân chủ cơ bản của công dân được quy định trong hiến pháp.
+ Là công cụ để nhân dân thực hiện dân chủ trực tiếp trong những trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức bị hành vi trái pháp luật xâm hại.
- Quyền khiếu nại là quyền công dân, cơ quan, tổ chức được đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích của công dân.
- Quyền tố cáo là quyền công dân được phép báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
b. Nội dung quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
- Người có quyền khiếu nại, tố cáo:
+ Người khiếu nại: mọi cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại.
+ Người tố cáo: Chỉ có công dân có quyền tố cáo.
- Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo
+ Người đứng đầu cơ quan hành chính có quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại;
+ Người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan hành chính có quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại;
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Tổng Thanh tra Chính phủ, thủ tướng chính phủ.
- Người giải quyết khiếu nại:
+ Người đứng đầu cơ quan tổ chức có thẩm quyền quản lý người bị tố cáo.
+ Người đứng đầu cơ quan tổ chức cấp trên của cơ quan, tổ chức người bị tố cáo;
+ Chánh Thanh tra các cấp, Tổng Thanh tra Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
* Quy trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại:
- Bước 1: Người khiếu nại nộp đơn khiếu nại đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
- Bước 2: Người giải quyết khiếu nại xem xét giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền và trong thời gian do luật quy định.
- Bước 3: Nếu người khiếu nại đồng ý với kết quả giải quyết thì quyết định của người giải quyết khiếu nại có hiệu lực thi hành.
- Bước 4: Người giải quyết khiếu nại lần hai xem xét, giải quyết yêu cầu của người khiếu nại.
* Quy trình tố cáo và giải quyết tố cáo gồm các bước sau:
- Bước 1: Người tố cáo gửi đơn tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
-Bước 2: Người giải quyết tố cáo phải tiến hành việc xác minh và giải quyết nội dung tố cáo.
- Bước 3: Nếu người tố cáo có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo không đúng pháp luật hoặc quá thời gian quy định mà tố cáo không được giải quyết thì người tố cáo có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người giải quyết tố cáo.
- Bước 4: Cơ quan tổ chức, cá nhân giải quyết tố cáo lần hai có trách nhiệm giải quyết trong thời gian luật quy định.
c. Ý nghĩa của quyền tố cáo, khiếu nại của công dân
- Là quyền dân chủ quan trọng trong đời sống của công dân.
- Là cơ sở pháp lí để công dân thực hiện một cách có hiệu quả quyền công dân của mình trong một xã hội dân chủ, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, ngăn chặn những việc làm trái pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức và công dân.
- Quyền công dân được bảo đảm, bộ máy nhà nước được củng cố vững mạnh.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết GDCD 12 Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ
Mục lục Giải GDCD 12 Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ
Câu 14:
22/07/2024Nội dung nào dưới đây không thuộc quyền được phát triển của công dân ?
Đáp án B
- Lưu ý đây là câu hỏi phủ định chú ý từ “không”, sau đó dùng phương pháp loại trừ ta thấy A, C, D là nội dung quyền được phát triển của công dân, còn lại là đáp án B
Câu 15:
20/07/2024Trong cuộc chiến phòng, chống dịch covid – 19 ở Việt Nam, nhà nước ta đã chữa trị miễn phí cho những bệnh nhân không may mắc bệnh này. Điều này thể hiện quyền nào sau đây của công dân?
Đáp án D
- Quyền được phát triển có quy định để phát triển thể chất, công dân có quyền được chăm sóc y tế. (sgk GDCD 12 trang 87)
Câu 16:
20/07/2024Việc Nhà nước thực hiện chủ trương cấp phát tiền trợ cấp cho những người nghèo trong chiến dịch phòng, chống Covid - 19 đã thể hiện nội dung cơ bản của pháp luật về
Đáp án D
- Việc Nhà nước thực hiện chủ trương cấp phát tiền trợ cấp cho những người nghèo trong chiến dịch phòng, chống Covid - 19 đã thể hiện phát triển các lĩnh vực xã hội trong nội dung nhà nước sử dụng các biện pháp kinh tế tài chính để thực hiện xóa đói, giảm nghèo (sgk GDCD 12 trang 99)
Câu 17:
20/07/2024Những yếu tố tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người được gọi là gì?
Đáp án C
- Đối tượng lao động là những yếu tố tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người (sgk GDCD 11 trang 7)
Câu 18:
20/07/2024Hai hàng hoá có thể trao đổi được với nhau vì
Đáp án C
- Hai hàng hóa được trao đổi với nhau khi cùng kết tinh một lượng lao động như nhau hoặc trao đổi, mua bán hàng hoá phải thực hiện với giá cả bằng giá trị
Câu 19:
22/07/2024Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, để kịp thời đưa ra quyết định nhằm thu lợi nhuận cao, người bán hàng phải căn cứ vào chức năng nào dưới đây của thị trường?
Đáp án C
Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, để kịp thời đưa ra quyết định nhằm thu lợi nhuận cao, người bán hàng phải căn cứ vào chức năng thông tin
Câu 20:
20/07/2024Khi giá cả hàng hóa tăng lên thì cung, cầu sẽ diễn biến theo chiều hướng nào dưới đây?
Đáp án A
- Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung - cầu.
- Khi giá tăng -> sản xuất mở rộng ->cung tăng
- Khi giá giảm -> sản xuất thu hẹp -> cung giảm
=> giá cả và cung tỉ lệ thuận với nhau
- Khi giá tăng -> cầu giảm
- Khi giá giảm -> cầu tăng
=> giá cả và cầu tỉ lệ nghịch với nhau
Câu 21:
22/07/2024Cán bộ, công chức trong ngành giáo dục cũng như người dân đã nhiệt tình, tích cực tham gia góp ý dự thảo đề án chương trình THPT mới thể hiện công dân đã thực hiện hình thức pháp luật nào dưới đây?
Đáp án A
- Sử dụng pháp luật là hình thức các chủ thể sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì pháp luật cho phép làm. Chủ thể đó có thể làm hoặc không làm (không bắt buộc). Việc góp ý dự thảo đề án chương trình THPT mới trong ngành giáo dục không mang tính bắt buộc
Câu 22:
27/08/2024Người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí khi thực hiện hành vi nào sau đây sẽ vi phạm pháp luật hình sự?
Đáp án đúng là : C
- Người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí khi thực hiện hành vi Bí mật che giấu tội phạm,sẽ vi phạm pháp luật hình sự
Điều 18 Bộ luật Hình sự Tội che giấu tội phạm quy định:
- Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà bộ luật này quy định. Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 điều này, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của bộ luật này.
→ C đúng.A,B,D sai.
* Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.
a. Vi phạm pháp luật
- Là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
- Các dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật:
+ Thứ nhất, là hành vi trái pháp luật.
+ Thứ hai, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
+ Thứ ba, người vi phạm pháp luật phải có lỗi.
b. Trách nhiệm pháp lí
- Là nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình.
- Mục đích:
+ Buộc các chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt tình trạng vi phạm pháp luật.
+ Buộc họ phải chịu những thiệt hại, hạn chế nhất định.
+ Buộc họ phải làm những công việc nhất định để trừng phạt, khắc phục hậu quả.
+ Ngăn chặn họ tiếp tục vi phạm pháp luật.
+ Giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật, răn đe, củng cố niềm tin, khuyến khích mọi người tích cực đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật.
c. Các loại vi phạm pháp luật
- Vi phạm hình sự:
+ Là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong bộ luật hình sự
+ Người vi phạm hành sự phải chịu trách nhiệm hình phát và các biện pháp tư pháp được quy định trong bộ luật hình sự.
- Vi phạm hành chính
+ Là các hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước
+ Người vi phạm hành chính phải chịu các hình thức xử lí hành chính do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng.
- Vi phạm dân sự
+ Là hành vi trái pháp luật xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ pháp luật dân sự khác.
+ Người vi phạm phịu các biện pháp nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu của các quyền dân sự bị vi phạm.
- Vi phạm kỉ luật
+ Là hành vi trái với quy định quy tắc quy chế xác định trật tự kỉ cương trong nội bộ cơ quan trường học xí nghiệp.
+ Người vi phạm phải chịu các hình thức kỉ luật do thủ trưởng cơ quan, xí nghiệp, trường học áp dụng đối với cán bộ - công nhân viên - học sinh - sinh viên của tổ chức mình.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Câu 23:
20/07/2024Anh H vi phạm luật bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt là thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?
Đáp án A
Anh H vi phạm luật bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt là thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?: Tính quyền lực bắt buộc chung
Câu 24:
20/07/2024Tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân là
Đáp án A
- Tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân là Nhà nước vì Nhà nước ban hành Hiến pháp và Luật (trong đó quy định mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật) và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực Nhà nước
Câu 25:
20/07/2024Người lao động có nghĩa vụ nào dưới đây?
Đáp án A
- Dùng phương pháp loại trừ: D là đáp án về quyền của người lao động, B và C là không hoàn toàn đúng
Câu 26:
20/07/2024Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân ?
Đáp án A
- Quy định của BLHS năm 2015 về tội Tội xâm phạm chỗ ở của người khác.
Theo quy định tại Điều 158 BLHS năm 2015 Tội xâm phạm chỗ ở của người khác:
“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác;
Câu 27:
23/07/2024Theo quy định của pháp luật, ai trong những người dưới đây được kiểm soát thư, điện thoại, điện tín của người khác?
Đáp án B
- Chỉ những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và chỉ trong trường hợp cần thiết mới được được kiểm soát thư, điện thoại, điện tín của người khác (sgk GDCD 12 trang 60)
Câu 28:
20/07/2024Công dân thực hiện quyền bầu cử bằng cách nào sau đây là đúng với quy định của pháp luật?
Đáp án D
- Các cuộc bầu cử có tính chất pháp lý rất quan trọng, đó là một khâu quan trọng để thành lập các cơ quan quyền lực nhà nước từ trung ương đến địa phương nên cần tuân theo 4 nguyên tắc trong đó:
+ Nguyên tắc trực tiếp: nguyên tắc này nhằm bảo đảm cho người dân trực tiếp thể hiện ý chí của mình trong lựa chọn người đại biểu. Cụ thể: cử tri được trực tiếp bỏ phiếu vào thùng phiếu mà không qua người trung gian, cử tri cũng trực tiếp lựa chọn người mình bỏ phiếu, không được nhờ người khác bầu hộ, không bầu bằng cách thức gửi thư.
+ Nguyên tắc bỏ phiếu kín: nguyên tắc này, cử tri bầu ai, không bầu ai đều được bảo đảm bí mật. Khi cử tri viết phiếu bầu không ai được đến gần, kể cả cán bộ, nhân viên các tổ chức phụ trách bầu cử; không ai được biết và can thiệp vào việc viết phiếu bầu của cử tri. Cử tri viết phiếu bầu trong buồng kín và bỏ phiếu vào hòm phiếu.
Câu 29:
20/07/2024Công dân có thể thực hiện quyền tố cáo trong trường hợp nào sau đây?
Đáp án A
- Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức
Câu 30:
20/07/2024Công dân không thực hiện quyền sáng tạo trong trường hợp nào sau đây ?
Đáp án A
- Dùng phương pháp loại trừ: B, C, D là đáp án về nội dung quyền quyền sáng tạo của công dân, suy ra A không đúng
Câu 31:
20/07/2024Chi hội phụ nữ xóm X đã ủng hộ tiền và ngày công để may khẩu trang vải, phát miễn phí cho nhân dân trong xã nhằm ngăn ngừa dịch covid – 19. Chi hội phụ nữ xóm X đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây?
Đáp án B
- Sử dụng pháp luật là hình thức các chủ thể sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì pháp luật cho phép làm. Chủ thể đó có thể làm hoặc không làm (không bắt buộc). Chi hội phụ nữ có thể làm hoặc không làm, đây là việc tự nguyện
Câu 32:
22/07/2024Ông B là hạt trưởng kiểm lâm, nhận hối lộ với số tiền lớn, rồi chia cho các anh em trong hạt một phần, để họ làm ngơ cho bọn lâm tặc khai thác gỗ trái phép. Hành vi ông B đã vi phạm pháp luật nào sau đây?
Đáp án C
- Thứ nhất: Trong tình huống, ông B nhận hối lộ với số tiền lớn tức là vi phạm hình sự theo Điều 279 Bộ luật Hình sự.
- Thứ hai: Điều 9 Nghị định số 34/2011/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức quy định hình thức kỷ luật khiển trách như sau:
Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với công chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:
- Có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong thi hành công vụ;
- Không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng;
- Gây mất đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 03 đến dưới 05 ngày làm việc trong một tháng;
- Sử dụng tài sản công trái pháp luật;
- Xác nhận giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện;
- Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức.
Câu 33:
20/07/2024Anh Q là chủ cửa hàng kinh doanh đồ điện, nhưng chây ì không chịu nộp thuế cho nhà nước. Khi bị cơ quan thuế nhắc nhở nhiều lần anh tỏ ra bực bội và dùng lời lẽ xúc phạm cán bộ thuế. Anh Q đã vi phạm pháp luật nào sau đây?
Đáp án B
- Thứ nhất: Trong tình huống này anh Q vi phạm hành chính vì có hành vi xâm phạm đến các quan quản lý hành chính cụ thể là không chịu đóng thuế
- Thứ 2 là anh Q xúc phạm cán bộ thuế tức là xâm phạm đến nhân phẩm và danh dự của công dân ( tôi làm nhục người khác) quy định trong điều 121 bộ Luật Hình sự (sgk GDCD 12 trang 64)
Câu 34:
20/07/2024Cho rằng vợ chỉ ở nhà làm nội chợ, không kiếm ra tiền nên anh H khi làm ăn thua lỗ đã bán căn nhà của hai vợ chồng mà không bàn bạc với vợ. Biết chuyện này, Chị D là vợ đã chửi anh rất thậm tệ, trong cơn nóng giận anh H đã đánh chị thâm tím hết mặt mày phải nhập viện. Hành vi của Anh H đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ
Đáp án B
- Khi làm tình huống chú ý đọc câu hỏi trước, tìm từ “chìa khóa” gạch chân từ khóa. Đọc đề đến đâu, gạch chân, ghi đáp án (bên cạnh) đến đó. Khi đọc đề không suy diễn, mà phải dựa vào câu chữ để xác định đáp án.
+ Với tình huống này vận dụng nội dung bình đẳng giữ vợ và chồng thì anh H bán nhà không bàn với vợ là vi phạm trong quan hệ tài sản, còn hành vi đánh vợ là vi phạm trong quan hệ nhân thân.
Câu 35:
20/07/2024Sau vài tháng thử việc tại công ty A, chị H đã được giám đốc công ty tăng lương theo đúng thỏa thuận trước đó. Chị A đã được thực hiện quyền bình đẳng trong lao động ở nội dung nào sau đây ?
Đáp án C
+ Với tình huống này vận dụng nội dung bình đẳng trong lao động, việc chị H đã được giám đốc công ty tăng lương theo đúng thỏa thuận sau vài tháng thử việc tại công ty A là thuộc nội dung trong giao kết hợp đồng lao động
Câu 36:
20/07/2024Nghi ngờ chị C là bồ của chồng mình, chị A nhờ anh B bắt chị C nhốt ở trong nhà kho để xét hỏi. Anh B và chị A đã vi phạm quyền nào sau đây của công dân ?
Đáp án B
+ Với tình huống này vận dụng nội dung bài 6, việc chị A nhờ anh B bắt chị C nhốt ở trong nhà kho để xét hỏi tức là bắt giam giữ người trái phép vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
Câu 37:
20/07/2024Bà S cùng chồng là ông M tự ý bày hoa quả tràn ra hè phố để bán, đồng thời giao cho chị T pha chế hóa chất không rõ nguồn gốc để bảo quản hoa quả được tươi lâu hơn ở trong nhà. Thấy chị P bị dị ứng toàn thân khi giúp mình pha chế hóa chất, chị T đã đưa chị P đi bệnh viện. Sau đó, cơ quan chức năng đã kiểm tra và kết luận toàn bộ số hóa chất mà bà S dùng để bảo quản hoa quả đều do bà N tự mua hóa chất về pha chế và cung cấp khi chưa có giấy phép sản xuất. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật hành chính?
Đáp án A
- Tương tự như cách làm tình huống trên với tình huống này vận dụng nội dung các loại vi pham pháp luật và trách nhiệm pháp lí các loại vi pham pháp luật và nhiệm hành chính gồm:
+ Thứ nhất là bà S cùng chồng là ông M tự ý bày hoa quả tràn ra hè
+ Thứ hai là bà N tự mua hóa chất về pha chế và cung cấp khi chưa có giấy phép sản xuất.
Câu 38:
23/07/2024Do nghi ngờ chị N bịa đặt nói xấu mình nên chị V cùng em gái là chị D đưa tin đồn thất thiệt về vợ chồng chị N lên mạng xã hội khiến uy tín của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chồng chị N tức giận đã xông vào nhà chị V mắng chửi nên bị chồng chị V đánh gãy chân. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?
Đáp án C
- Tương tự như cách làm tình huống trên với tình huống này vận dụng nội dung các loại vi pham pháp luật và trách nhiệm pháp lí thì người chịu trách nhiệm pháp lí gồm:
+ Thứ nhất là chị V cùng em gái là chị D đưa tin đồn thất thiệt là xâm phạm tới nhân phẩm và danh dự người khác
+ Thứ hai là chồng chị N mắng chửi nhà chị V là xâm phạm tới nhân phẩm và danh dự người khác
+ Thứ ba là chồng chị V đánh gãy chân chồng chị N là xâm phạm tới sức khỏe người khác
Câu 39:
20/07/2024Vì làm ăn thu lỗ, bố L bắt L (12 tuổi) phải nghỉ học để vào làm việc tại quán karaoke của ông X. L là cô bé khá xinh đẹp nên L thường xuyên được ông chủ cho đi tiếp khách và được trả rất nhiều tiền. Một lần trong phòng hát, L đã bị H ép uống rượu say và cưỡng hiếp. Biết được điều này, bố L đã thuê D tìm cách trả thù H, đồng thời tung tin quán X chứa chấp gái mại dâm. Hành vi của ai vi phạm quyền bình đẳng trong lao động ?
Đáp án A
- Tương tự như cách làm tình huống trên với tình huống này vận dụng nội dung quyền bình đẳng trong lao động thì người vi phạm quyền bình đẳng trong lao động gồm:
+ Thứ nhất là bố L bắt L (12 tuổi) phải nghỉ học để vào làm việc
+ Thứ hai là ông X chủ quán karaoke
=> Vì theo Hiến pháp nghiêm cấm việc tuyển dụng lao động trẻ em dưới độ tuổi tối thiểu. Độ tuổi lao động tối thiểu là 15 tuổi. Người sử dụng lao động có thể thuê người dưới 15 tuổi (tối thiểu là 13 tuổi) để thực hiện các công việc nhẹ được quy định trong danh mục ban hành bởi Bộ LĐTBXH. Khi tuyển dụng lao động dưới 15 tuổi, người sử dụng lao động phải ký hợp đồng lao động với người đại diện pháp luật trong thỏa thuận với người lao động chưa thành niên; bố trí giờ làm việc không ảnh hưởng đến việc học tập ở trường của người lao động; và đảm bảo điều kiện làm việc, an toàn và vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi của lao động chưa thành niên
Câu 40:
22/07/2024Vì thường xuyên bị anh P đánh đập, chị M là vợ anh P đã lấy toàn bộ số tiền hai vợ chồng tiết kiệm bỏ đi khỏi nhà. Tình cờ gặp chị M trong khi đi thu mua hàng ở tỉnh bên, anh H là em trai anh P đã ép chị M lên xe mình về nhà người quen là anh T ở gần đó, H đã kể lại toàn bộ sự việc gia đình nhà chị M cho anh T biết, và nhờ anh T giữ chị M ở lại, chờ hai ngày nữa anh gom hàng xong sẽ quay lại đón. Anh T đã nhận lời, biết chuyện vợ anh T khuyên chồng không nên giữ chị M. Sau một đêm suy nghĩ, anh T đã để chị M đi . Những ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
Đáp án D
- Tương tự như cách làm tình huống trên với tình huống này vận dụng nội dung quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân thì người vi phạm gồm:
+ Thứ nhất là anh H đã ép chị M lên xe mình về nhà T và nhờ anh T giữ chị M
+ Thứ hai là anh T đã nhận lời, và giữ chị M một đêm
Bài thi liên quan
-
30 đề thi THPT Quốc gia môn GDCD năm 2022 có lời giải (Đề 1)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
30 đề thi THPT Quốc gia môn GDCD năm 2022 có lời giải (Đề 2)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
30 đề thi THPT Quốc gia môn GDCD năm 2022 có lời giải (Đề 3)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
30 đề thi THPT Quốc gia môn GDCD năm 2022 có lời giải (Đề 4)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
30 đề thi THPT Quốc gia môn GDCD năm 2022 có lời giải (Đề 5)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
30 đề thi THPT Quốc gia môn GDCD năm 2022 có lời giải (Đề 6)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
30 đề thi THPT Quốc gia môn GDCD năm 2022 có lời giải (Đề 7)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
30 đề thi THPT Quốc gia môn GDCD năm 2022 có lời giải (Đề 8)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
30 đề thi THPT Quốc gia môn GDCD năm 2022 có lời giải (Đề 9)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
30 đề thi THPT Quốc gia môn GDCD năm 2022 có lời giải (Đề 10)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-