Câu hỏi:
26/08/2024 2,397Mục đích của khiếu nại là nhằm khôi phục lại
A. quyền và lợi ích hợp pháp
B. quyền tự do dân chủ
C. hệ tư tưởng chính luận
D. những trào lưu tiến bộ
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
- Mục đích của khiếu nại là nhằm khôi phục lại quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại bị xâm phạm.
A đúng
- B sai vì khiếu nại chủ yếu nhằm khôi phục quyền lợi và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, không phải để thay đổi quyền cơ bản hoặc cấu trúc quyền lực chính trị.
- C sai vì khiếu nại tập trung vào việc khôi phục quyền lợi cá nhân hoặc tổ chức bị xâm phạm, không nhằm thay đổi hay điều chỉnh hệ tư tưởng chính trị.
- D sai vì khiếu nại nhằm khôi phục quyền lợi hợp pháp của cá nhân hoặc tổ chức, không nhằm thúc đẩy các trào lưu hay thay đổi xã hội. Mục đích chính là giải quyết tranh chấp cụ thể và đảm bảo quyền lợi bị vi phạm.
Mục đích của khiếu nại là để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân hoặc tổ chức khi họ cảm thấy quyền lợi của mình bị xâm phạm hoặc không được công nhận. Khiếu nại là một phương thức chính thức yêu cầu xem xét lại các quyết định hoặc hành vi mà người khiếu nại cho rằng không đúng hoặc bất hợp pháp. Qua đó, cơ quan chức năng có thể rà soát lại các vấn đề, đưa ra các biện pháp sửa chữa, và đảm bảo rằng quyền và lợi ích của người khiếu nại được khôi phục và bảo vệ. Khiếu nại giúp đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong các quyết định hành chính, đồng thời tạo điều kiện cho việc sửa chữa sai sót trong các quy trình hành chính.
* Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
a. Khái niệm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
- Quyền khiếu nại, tố cáo :
+ Là quyền dân chủ cơ bản của công dân được quy định trong hiến pháp.
+ Là công cụ để nhân dân thực hiện dân chủ trực tiếp trong những trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức bị hành vi trái pháp luật xâm hại.
- Quyền khiếu nại là quyền công dân, cơ quan, tổ chức được đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích của công dân.
- Quyền tố cáo là quyền công dân được phép báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
b. Nội dung quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
- Người có quyền khiếu nại, tố cáo:
+ Người khiếu nại: mọi cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại.
+ Người tố cáo: Chỉ có công dân có quyền tố cáo.
- Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo
+ Người đứng đầu cơ quan hành chính có quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại;
+ Người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan hành chính có quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại;
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Tổng Thanh tra Chính phủ, thủ tướng chính phủ.
- Người giải quyết khiếu nại:
+ Người đứng đầu cơ quan tổ chức có thẩm quyền quản lý người bị tố cáo.
+ Người đứng đầu cơ quan tổ chức cấp trên của cơ quan, tổ chức người bị tố cáo;
+ Chánh Thanh tra các cấp, Tổng Thanh tra Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
* Quy trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại:
- Bước 1: Người khiếu nại nộp đơn khiếu nại đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
- Bước 2: Người giải quyết khiếu nại xem xét giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền và trong thời gian do luật quy định.
- Bước 3: Nếu người khiếu nại đồng ý với kết quả giải quyết thì quyết định của người giải quyết khiếu nại có hiệu lực thi hành.
- Bước 4: Người giải quyết khiếu nại lần hai xem xét, giải quyết yêu cầu của người khiếu nại.
* Quy trình tố cáo và giải quyết tố cáo gồm các bước sau:
- Bước 1: Người tố cáo gửi đơn tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
-Bước 2: Người giải quyết tố cáo phải tiến hành việc xác minh và giải quyết nội dung tố cáo.
- Bước 3: Nếu người tố cáo có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo không đúng pháp luật hoặc quá thời gian quy định mà tố cáo không được giải quyết thì người tố cáo có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người giải quyết tố cáo.
- Bước 4: Cơ quan tổ chức, cá nhân giải quyết tố cáo lần hai có trách nhiệm giải quyết trong thời gian luật quy định.
c. Ý nghĩa của quyền tố cáo, khiếu nại của công dân
- Là quyền dân chủ quan trọng trong đời sống của công dân.
- Là cơ sở pháp lí để công dân thực hiện một cách có hiệu quả quyền công dân của mình trong một xã hội dân chủ, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, ngăn chặn những việc làm trái pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức và công dân.
- Quyền công dân được bảo đảm, bộ máy nhà nước được củng cố vững mạnh.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết GDCD 12 Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ
Mục lục Giải GDCD 12 Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Bà S cùng chồng là ông M tự ý bày hoa quả tràn ra hè phố để bán, đồng thời giao cho chị T pha chế hóa chất không rõ nguồn gốc để bảo quản hoa quả được tươi lâu hơn ở trong nhà. Thấy chị P bị dị ứng toàn thân khi giúp mình pha chế hóa chất, chị T đã đưa chị P đi bệnh viện. Sau đó, cơ quan chức năng đã kiểm tra và kết luận toàn bộ số hóa chất mà bà S dùng để bảo quản hoa quả đều do bà N tự mua hóa chất về pha chế và cung cấp khi chưa có giấy phép sản xuất. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật hành chính?
Câu 3:
Tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân là
Câu 4:
Ông B là hạt trưởng kiểm lâm, nhận hối lộ với số tiền lớn, rồi chia cho các anh em trong hạt một phần, để họ làm ngơ cho bọn lâm tặc khai thác gỗ trái phép. Hành vi ông B đã vi phạm pháp luật nào sau đây?
Câu 5:
Nội dung nào dưới đây không thuộc quyền được phát triển của công dân ?
Câu 6:
Cán bộ, công chức trong ngành giáo dục cũng như người dân đã nhiệt tình, tích cực tham gia góp ý dự thảo đề án chương trình THPT mới thể hiện công dân đã thực hiện hình thức pháp luật nào dưới đây?
Câu 7:
Do nghi ngờ chị N bịa đặt nói xấu mình nên chị V cùng em gái là chị D đưa tin đồn thất thiệt về vợ chồng chị N lên mạng xã hội khiến uy tín của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chồng chị N tức giận đã xông vào nhà chị V mắng chửi nên bị chồng chị V đánh gãy chân. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?
Câu 8:
Công dân không thực hiện quyền sáng tạo trong trường hợp nào sau đây ?
Câu 9:
Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, để kịp thời đưa ra quyết định nhằm thu lợi nhuận cao, người bán hàng phải căn cứ vào chức năng nào dưới đây của thị trường?
Câu 10:
Quyền và nghĩa vụ công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu nghèo, thành phần và địa vị xã hội là nội dung của bình đẳng
Câu 11:
Anh Q là chủ cửa hàng kinh doanh đồ điện, nhưng chây ì không chịu nộp thuế cho nhà nước. Khi bị cơ quan thuế nhắc nhở nhiều lần anh tỏ ra bực bội và dùng lời lẽ xúc phạm cán bộ thuế. Anh Q đã vi phạm pháp luật nào sau đây?
Câu 13:
Vì thường xuyên bị anh P đánh đập, chị M là vợ anh P đã lấy toàn bộ số tiền hai vợ chồng tiết kiệm bỏ đi khỏi nhà. Tình cờ gặp chị M trong khi đi thu mua hàng ở tỉnh bên, anh H là em trai anh P đã ép chị M lên xe mình về nhà người quen là anh T ở gần đó, H đã kể lại toàn bộ sự việc gia đình nhà chị M cho anh T biết, và nhờ anh T giữ chị M ở lại, chờ hai ngày nữa anh gom hàng xong sẽ quay lại đón. Anh T đã nhận lời, biết chuyện vợ anh T khuyên chồng không nên giữ chị M. Sau một đêm suy nghĩ, anh T đã để chị M đi . Những ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
Câu 14:
Sau vài tháng thử việc tại công ty A, chị H đã được giám đốc công ty tăng lương theo đúng thỏa thuận trước đó. Chị A đã được thực hiện quyền bình đẳng trong lao động ở nội dung nào sau đây ?
Câu 15:
Mọi loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đều bình đẳng trong việc