Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Hóa học (2023) Đề thi thử Hóa THPT Lam Sơn. Thanh Hóa (Lần 1) có đáp án

(2023) Đề thi thử Hóa THPT Lam Sơn. Thanh Hóa (Lần 1) có đáp án

(2023) Đề thi thử Hóa THPT Lam Sơn. Thanh Hóa (Lần 1) có đáp án

  • 308 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

21/07/2024

Số oxi hóa của cacbon trong phân tử Na2CO3


Câu 2:

20/07/2024

Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện?

Xem đáp án

Phương pháp nhiệt luyện điều chế được các kim loại có tính khử trung bình và yếu (đứng sau Al).

—> Cu điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện.

Chọn A


Câu 3:

20/07/2024

Chất nào sau đây không bị thủy phân trong môi trường axit?

Xem đáp án

Glucozơ là monosaccarit nên không bị thủy phân khi đun nóng trong môi trường axit.

Chọn C


Câu 4:

21/07/2024

Chất nào sau đây thuộc loại chất lưỡng tính?

Xem đáp án

Al(OH)3 thuộc loại chất lưỡng tính vì có phản ứng trao đổi proton với cả axit và bazơ:

Al(OH)3 + HCl —> AlCl3 + H2O

Al(OH)3 + NaOH —> NaAlO2 + H2O

Chọn B


Câu 5:

20/07/2024

Hợp chất nào sau đây thuộc loại hợp chất hữu cơ đơn chức?

Xem đáp án

CH3COOH thuộc loại hợp chất hữu cơ đơn chức.

Còn lại CH2(CHO)2, C2H4(OH)2 là các chất đa chức. H2NC2H4COOH là chất tạp chức.

Chọn B


Câu 6:

20/07/2024

Hợp chất nào sau đây là chất béo?


Câu 7:

20/07/2024

Phản ứng trùng hợp dùng điều chế polime nào sau đây?

Xem đáp án

Phản ứng trùng hợp CH2=C(CH3)COOCH3 dùng điều chế polime Poli(metyl metacrylat).'

Chọn B


Câu 8:

23/07/2024

Cặp ion nào sau đây không cùng tồn tại trong một dung dịch?

Xem đáp án

Cặp ion Fe3+ và OH- không cùng tồn tại trong một dung dịch vì:

Fe3+ + OH- —> Fe(OH)3

Chọn D


Câu 9:

20/07/2024

Thuỷ phân CH3COOC6H5 (phenyl axetat) trong dung dịch NaOH dư sau phản ứng hoàn toàn thu được sản phẩm hữu cơ cuối cùng gồm

Xem đáp án

CH3COOC6H5 + 2NaOH —> CH3COONa + C6H5ONa + H2O

 Chọn D


Câu 10:

23/07/2024

Số liên kết peptit có trong phân tử Gly-Ala-Val-Gly-Val là

Xem đáp án

Peptit mạch hở Gly-Ala-Val-Gly-Val có 5 mắt xích —> Có 4 liên kết peptit.

Chọn A


Câu 12:

21/07/2024

Công thức hóa học của axit panmitic là


Câu 13:

21/07/2024

Phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

A. Sai, amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.

B. Đúng

C. Đúng, chuối xanh chứa nhiều tinh bột, tương tác với I2 tạo màu xanh tím.

D. Đúng: CH2OH-(CHOH)4-CHO + H2 —> CH2OH-(CHOH)4-CH2OH

Chọn A


Câu 14:

23/07/2024

Trong hoá học hữu cơ, phản ứng nào sau đây là phản ứng este hoá?

Xem đáp án

Phản ứng este hóa là phản ứng tạo este giữa axit cacboxylic và ancol —> B là phản ứng este hóa.

Chọn B


Câu 15:

20/07/2024

Chất ứng với công thức cấu tạo nào sau đây là amin bậc hai?

Xem đáp án

Khi thay thế 2H trong NH3 bởi 2 gốc hiđrocacbon ta được amin bậc II —> CH3NHCH3 là amin bậc II.

Chọn B


Câu 16:

20/07/2024

Hợp chất nào sau đây có chứa vòng benzen trong phân tử?

Xem đáp án

Anilin (C6H5NH2) có chứa vòng benzen trong phân tử.

Chọn D


Câu 17:

22/07/2024

Số nhóm cacboxyl (-COOH) trong phân tử axit glutamic bằng

Xem đáp án

Số nhóm cacboxyl (-COOH) trong phân tử axit glutamic bằng 2.

Axit glutamic là HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH

Chọn D


Câu 18:

20/07/2024

Tính chất nào sau đây là tính chất vật lý riêng của kim loại?

Xem đáp án

Tính cứng là tính chất vật lý riêng của kim loại.

Tính dẻo, tính dẫn điện là tính chất vật lý chung. Tính khử là tính chất hóa học chung của kim loại.

Chọn A


Câu 19:

22/07/2024

Chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit?


Câu 20:

20/07/2024

Xenlulozơ (là thành phần chính của sợi bông, sợi đay…) thuộc loại polisaccarit được cấu tạo từ các gốc β-glucozơ. Trong mỗi gốc β-glucozơ chứa bao nhiêu nhóm chức ancol (-OH)?

Xem đáp án
Trong mỗi gốc β-glucozơ chứa 3 nhóm chức ancol (-OH)
Chọn C

Câu 21:

20/07/2024

Thể tích dung dịch HCl 1M vừa đủ để tác dụng hết với 18,25 gam lysin là bao nhiêu?

Xem đáp án

Lys + 2HCl —> Lys(HCl)2

nLys = 0,125 —> nHCl = 0,25 —> V = 250 ml

Chọn C


Câu 22:

22/07/2024

Kim loại nào sau đây không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng?

Xem đáp án

Cu có tính khử yếu, đứng sau H nên không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng.

Chọn C


Câu 23:

22/07/2024

Vanilin là hợp chất thiên nhiên, được sử dụng rộng rãi với chức năng là chất phụ gia bổ sung hương thơm trong các loại đồ ăn, đồ uống, bánh kẹo, nước hoa… Vanillin có công thức cấu tạo như sau:

Nhận định nào sai về vanilin?

Xem đáp án

A. Đúng, vanilin có -CHO nên phản ứng được với dung dịch AgNO3 trong NH3 khi đun nóng.

B. Sai, vanilin có nhóm chức phenol.

C. Đúng

D. Đúng, vanilin có 3 loại nhóm chức: ancol, anđehit và ete.

Chọn B


Câu 24:

23/07/2024

Trùng hợp buta-1,3-đien với xúc tác Na, sản phẩm của phản ứng được sử dụng để sản xuất

Xem đáp án

Trùng hợp buta-1,3-đien với xúc tác Na, sản phẩm của phản ứng được sử dụng để sản xuất cao su (Cao su Buna):

CH2=CH-CH=CH2 —> (-CH2-CH=CH-CH2-)n

Chọn A


Câu 25:

22/07/2024

Phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

A. Đúng, các bazơ tương ứng đều tan tốt nên các kim loại Na, K và Ba đều phản ứng mạnh với nước.

B. Sai, độ dẫn điện Ag > Cu > Au > Al > Fe…

C. Đúng

D. Đúng, Fe trong dung dịch CuSO4 có cả ăn mòn hóa học và điện hóa, trong đó ăn mòn điện hóa là chủ yếu.

Chọn B


Câu 26:

20/07/2024

Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn hỗn hợp X gồm 8,1 gam Al và 16 gam Fe2O3 thu được m gam Al2O3. Giá trị của m bằng

Xem đáp án

2Al + Fe2O3 —> Al2O3 + 2Fe

nAl = 0,3; nFe2O3 = 0,1 —> nAl2O3 = 0,1

—> mAl2O3 = 10,2 gam

Chọn A


Câu 27:

21/07/2024

Cho hỗn hợp gồm Fe và Cu vào dung dịch chứa AgNO3 và Fe(NO3)3. Sau phản ứng thu được chất rắn X gồm 2 kim loại và dung dịch Y chỉ chứa một muối. Phát biểu nào đúng?

Xem đáp án

X gồm 2 kim loại là Ag và Cu

Y chỉ chứa một muối —> Fe(NO3)2

Fe + 2AgNO3 —> Fe(NO3)2 + 2Ag

Fe + 2Fe(NO3)3 —> 3Fe(NO3)2

Chọn B


Câu 28:

22/07/2024

Cho 200 ml dung dịch Ca(OH)2 0,6M vào 100 ml dung dịch chứa KHCO3 2M và CaCl2 1M, sau các phản ứng hoàn toàn thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là

Xem đáp án

nCa(OH)2 = 0,12; nKHCO3 = 0,2; nCaCl2 = 0,1

HCO3- + OH- —> CO32- + H2O

Ca2+ + CO32- —> CaCO3

—> nCaCO3 = 0,2 —> a = 20 gam

Chọn C


Câu 29:

21/07/2024

Hỗn hợp X gồm axit panmitic, axit stearic và triglixerit Y. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được a mol CO2 và 3,04 mol H2O. Mặt khác, m gam X tác dụng tối đa với 180 ml dung dịch NaOH 1M khi đun nóng nhẹ thu được glixerol và 51,72 gam hỗn hợp gồm 2 muối. Giá trị của a bằng

Xem đáp án

Trong X: nAxit béo tổng = b và nY = c

nNaOH = b + 3c = 0,18 (1)

Các axit béo đều no (k = 1) nên Y có k = 3

—> nY = c = (a – 3,04)/2 (2)

Bảo toàn khối lượng:

mX + mNaOH = m muối + mC3H5(OH)3 + mH2O

(12a + 3,04.2 + 0,18.32) + 0,18.40 = 51,72 + 92c + 18b (3)

(1)(2)(3) —> a = 3,12; b = 0,06; c = 0,04

Chọn C


Câu 30:

20/07/2024

Cho các phát biểu sau:

(a) Dung dịch axit glutamic làm quỳ tím chuyển sang màu hồng.

(b) Thủy phân saccarozơ trong môi trường kiềm thu được glucozơ và fructozơ.

(c). Mỡ heo và dầu dừa đều có thành phần chính là chất béo.

(d). Trong phân tử peptit mạch hở Gly-Ala-Glu có 4 nguyên tử oxi.

(e) Tơ axetat thuộc loại tơ bán tổng hợp.

(f) Quá trình sản xuất rượu vang từ quả nho xảy ra phản ứng lên men rượu của glucozơ.

Số phát biểu đúng là

Xem đáp án

(a) Đúng, axit glutamic là H2N-C3H5(COOH)2 có 2COOH và 1NH2 nên làm quỳ tím chuyển sang màu hồng.

(b) Sai, saccarozơ không bị thủy phân trong kiềm.

(c) Đúng

(d) Sai, có 2 + 2 + 4 – 2 = 6 oxi

(e) Đúng, tơ axetat có nguồn gốc từ polime thiên nhiên là xenlulozơ

(f) Đúng: C6H12O6 —> 2C2H5OH + 2CO2

Chọn A


Câu 31:

20/07/2024

Hợp chất hữu cơ X mạch hở, bền có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc với dung dịch AgNO3 trong NH3. Đốt cháy hết a mol X thu được H2O và 2a mol CO2. Tỉ khối của X so với khí H2 nhỏ hơn 31. Số công thức cấu tạo của X bằng

Xem đáp án

Số C = nCO2/nX = 2; MX < 31.2 = 62

X có tráng bạc, số cấu tạo thỏa mãn là:

CH3CHO, (CHO)2, HOCH2CHO, HCOOCH3

Chọn D


Câu 32:

20/07/2024

Cho chất rắn X gồm Fe và 0,15 mol Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,55 mol H2SO4 loãng, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A và 5,6 lít khí Y duy nhất ở đktc. Dung dịch A hoà tan tối đa m gam Cu. Giá trị của m bằng (biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5)

Xem đáp án

Ban đầu: nH+ = 1,1; nNO3- = 0,3

nNO = 0,25 —> nH+ phản ứng = 4nNO = 1

—> Cả H+, NO3- đều còn dư trong A nên A không chứa Fe2+.

A chứa H+ dư (0,1), NO3- dư (0,3 – 0,25 = 0,05), SO42- (0,55), bảo toàn điện tích —> nFe3+ = 0,35

Khi thêm Cu: nNO = nH+/4 = 0,025

Bảo toàn electron: 2nCu = 3nNO + nFe3+

—> nCu = 0,2125 —> mCu = 13,6 gam

Chon A


Câu 33:

20/07/2024

Hỗn hợp X gồm hai chất: Y (C2H10N2O3) và Z (C2H8N2O4). Trong đó, Y là muối của amin, Z là muối của axit đa chức. Cho 29,6 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam muối và 0,5 mol hỗn hợp T gồm 2 khí. Giá trị của m là

Xem đáp án

Y là CH3NH3CO3NH4 (a) và Z là (COONH4)2 (b)

mX = 110a + 124b = 29,6

T gồm CH3NH2 (a) và NH3 (a + 2b)

—> nT = a + a + 2b = 0,5

—> a = 0,1; b = 0,15

Muối gồm Na2CO3 (a) và (COONa)2 (b)

—> m muối = 30,70 gam

Chọn D


Câu 34:

21/07/2024

Có hai dung dịch X và Y chứa các ion khác nhau. Mỗi dung dịch chứa đúng hai loại cation và hai loại anion trong số các ion sau:

Ion

Na+

Mg2+

NH4+

H+

Cl-

SO42-

NO3-

CO32-

Số mol

0,2

0,15

0,25

0,3

0,4

0,1

0,25

0,1

Biết X hòa tan được Cu(OH)2. Khối lượng chất tan có trong Y gần nhất với giá trị nào sau đây ?

Xem đáp án

Hai ion có phản ứng với nhau sẽ không nằm trong cùng 1 dung dịch.

X hòa tan được Cu(OH)2 —> X chứa H+ —> Y chứa CO32- —> X chứa Mg2+

Mỗi dung dịch chứa đúng hai loại cation và hai loại anion nên đã xác định được:

X chứa H+, Mg2+

Y chứa Na+, NH4+, CO32-

Bảo toàn điện tích cho Y thấy còn thiếu 0,25 mol điện tích 1- —> Chọn NO3- cho vào Y, hai ion âm còn lại cho vào X.

Vậy Y chứa Na+, NH4+, CO32-, NO3- —> m = 30,6 gam

Chọn B


Câu 35:

23/07/2024

Oxi hoá hỗn hợp X gồm Fe và Cu bằng khí O2 thu được 33,2 gam hỗn hợp Y gồm Fe, Cu, FeO, Fe2O3 và CuO. Cho Y vào dung dịch chứa 0,4 mol HCl, thu được dung dịch Z chỉ chứa muối; 0,1 mol H2 và m gam chất rắn T. Cho T tác dụng với dung dịch HCl có khí thoát ra. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

Xem đáp án

T + HCl có thoát khí H2 nên T chứa Fe —> Z chỉ chứa FeCl2 (0,2 mol, tính theo bảo toàn Cl)

Bảo toàn H: nHCl = 2nH2 + 2nH2O

—> nO = nH2O = 0,1

—> mX = mY – mO = 31,6

—> mT = mX – mFe (trong FeCl2) = 20,4

Chọn B


Câu 37:

18/07/2024

Este E là este no, mạch hở và có công thức phân tử C7HmOm-4. Cho E tác dung với dung dung dịch NaOH dư sau phản ứng hoàn toàn thu được hai muối X, Y (đều là muối của axit cacboxylic, MX < MY) và một ancol Z. Cho các phát biểu sau:

(a) Có 2 công thức cấu tạo phù hợp tính chất của E.

(b) X là muối của axit cacboxylic có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.

(c) Trong phân tử Z thì số nguyên tử cacbon bằng số nhóm -OH.

(d) Nung muối Y với hỗn hợp vôi tôi-xút thu được khí H2.

(e) Phân tử Y hơn phân tử X một nhóm CH2.

Số phát biểu đúng là

Xem đáp án

E là este no, mạch hở nên k = số chức este = (m – 4)/2

—> (m – 4)/2 = (7.2 + 2 – m)/2 —> m = 10

—> E là C7H10O6

Cấu tạo: (HCOO)2(CH3COO)C3H5

X là HCOONa, Y là CH3COONa, Z là C3H5(OH)3

(a) Đúng, gồm:

CH3COOCH2-CH(OOCH)-CH2(OOCH)

CH3COOCH(CH2OOCH)2

(b) Đúng, HCOOH hay HO-CHO có tráng bạc.

(c) Đúng, Z có 3C, 3OH

(d) Sai: CH3COONa + NaOH —> CH4 + Na2CO3

(e) Đúng

Chọn C


Câu 38:

23/07/2024

Cho các chất mạch hở: X là axit cacboxylic không no, mạch cacbon không phân nhánh và có hai liên kết π trong phân tử; Y và Z là hai axit cacboxylic no, đơn chức; T là ancol no, ba chức; E là este tạo bới T và X, Y, Z. Hỗn hợp M gồm X và E. Biết:

- Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp M thu được a gam CO2 và (a – 4,62) gam H2O.

- Cho m gam M vào dung dịch KOH dư đun nóng nhẹ sau phản ứng hoàn toàn thấy có 0,04 mol KOH phản ứng.

- Mặt khác, cho 13,2 gam M phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH khi đun nóng nhẹ, thu được hỗn hợp muối khan A. Đốt cháy hết A bằng khí O2 dư thu được 0,4 mol CO2 và 14,24 gam gồm Na2CO3 và H2O.

Phần trăm khối lượng chất E trong hỗn hợp M gần nhất với giá trị nào sau đây?

Xem đáp án

X là CxH2x-2O2 (u), E là CyH2y-6O6 (v)

nKOH = u + 3v = 0,04 (1)

nCO2 – nH2O = a/44 – (a – 4,62)/18 = u + 3v = 0,04

—> a = 6,6

—> nCO2 = 0,15 và nH2O = 0,11

mM = 0,15.12 + 0,11.2 + 0,04.32 = 3,3

Dễ thấy 13,2/3,3 = 4 lần nên chia các số liệu cho 4 để cùng lượng ban đầu: mM = 3,3; nCO2 = 0,1; mNa2CO3 + mH2O = 3,56

nNaOH = nKOH = 0,04 —> nNa2CO3 = 0,02

—> nH2O = (3,56 – mNa2CO3)/18 = 0,08

—> n muối có 2π = nCO2 – nH2O = 0,02

u + v = 0,02 (2)

(1)(2) —> u = v = 0,01

nCO2 = 0,01x + 0,01y = 0,15 —> x + y = 15

y = x + C (ancol) + C (2 axit no) nên y > x + 6

Mặt khác x ≥ 3; y ≥ 8 nên có các nghiệm:

x = 3, y = 12 —> C3H4O2 (0,01) và C12H18O6 (0,01) —> %E = 78,18%

x = 4, y = 11 —> C4H6O2 (0,01) và C11H16O6 (0,01) —> %E = 73,94%

Chọn B


Câu 39:

20/07/2024

Cho hỗn hợp X gồm a mol lysin và 0,1 mol một amino axit Y (mạch hở, phân tử có chứa 1 nhóm –NH2 và 2 nhóm –COOH) và tác dụng với 200 ml dung dịch KOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M, thu được dung dịch Z. Dung dịch Z tác dụng vừa đủ với dung dịch gồm 0,2 mol HCl và 0,06 mol H2SO4, lọc bỏ kết tủa thu được dung dịch A chứa 32,08 gam chất tan đều là muối trung hòa. Số nguyên tử hiđro trong Y bằng

Xem đáp án

nKOH = 0,02; nBa(OH)2 = 0,04 —> nOH- = 0,1

nHCl = 0,2; nH2SO4 = 0,06 —> nH+ = 0,32

nH+ = nOH- + nN  0,32 = 0,1 + 2a + 0,1

—> a = 0,06

nBa2+ = 0,04, nSO42- = 0,06 —> nBaSO4 = 0,04 và nSO42- dư = 0,02

A chứa (LysH2)2+ (0,06), (HOOC)2RNH3+ (0,1), K+ (0,02), Cl- (0,2), SO42- (0,02)

m muối = 0,06.148 + 0,1(R + 107) + 0,02.39 + 0,2.35,5 + 0,02.96 = 32,08

—> R = 27: C2H3

Y là H2N-C2H3(COOH)2 —> Y có 7H

Chọn C


Câu 40:

22/07/2024

Điện phân dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2, CuSO4 và NaCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp, hiệu suất điện phân 100%) với cường độ dòng điện không đổi 4A. Kết quả điện phân được ghi trong bảng sau:

Thời gian điện phân (giây)

t

t + 2895

2t

Tổng số mol khí ở 2 điện cực

a

a + 0,08

85a/36

Số mol Cu ở catot

b

b + 0,03

b + 0,03

Giá trị của t là

Xem đáp án

Trong t giây đầu chỉ thoát Cu và Cl2 nên a = b

Trong khoảng thời gian từ t đến t + 2895 giây:

ne = 4.2895/96500 = 0,12

Catot: nCu = 0,03 —> nH2 = 0,03

Anot: nCl2 = u và nO2 = v

—> u + v + 0,03 = 0,08

ne = 2u + 4v = 0,12

—> u = 0,04; v = 0,01

ne trong t giây = 2a —> ne trong 2t giây = 4a

Sau 2t giây:

Catot: nCu = a + 0,03 —> nH2 = a – 0,03

Anot: nCl2 = a + 0,04 —> nO2 = 0,5a – 0,02

n khí tổng = (a – 0,03) + (a + 0,04) + (0,5a – 0,02) = 85a/36

—> a = 0,072

—> ne trong t giây = 2a = It/F —> t = 3474s

Chọn D


Bắt đầu thi ngay