(2023) Đề thi thử Hóa THPT Kim Sơn A, Ninh Bình (Lần 2) có đáp án
(2023) Đề thi thử Hóa THPT Kim Sơn A, Ninh Bình (Lần 2) có đáp án
-
247 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 2:
18/07/2024Đun nóng este CH2=CHCOOCH3 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là
CH2=CHCOOCH3 + NaOH —> CH2=CHCOONa + CH3OH
Chọn A
Câu 3:
22/07/2024Chất béo X là trieste của glixerol với axit cacboxylic Y. Axit Y có thể là
Chất béo là trieste của glixerol với axit béo —> Y là C15H31COOH.
Chọn C
Câu 6:
22/07/2024Xenlulozơ có cấu tạo mạch không phân nhánh, mỗi gốc C6H10O5 có 3 nhóm OH, nên có thể viết là
Chọn A
Câu 7:
23/07/2024Trong các amin sau, amin nào có lực bazơ yếu nhất?
Gốc thơm làm giảm tính bazơ của amin so với NH3. Gốc no làm tăng tính bazơ của amin so với NH3.
—> Phenylamin (C6H5NH2) có lực bazơ yếu nhất.
Chọn D
Câu 10:
15/07/2024Đồng trùng hợp buta-1,3-đien với stiren thu được polime dùng sản xuất cao su buna-S:
CH2=CH-CH=CH2 + C6H5-CH=CH2 —> (-CH2-CH=CH-CH2-CH(C6H5)-CH2-)n
Chọn D
Câu 13:
21/07/2024Chất nào sau đây có thể oxi hoá Al thành Al3+?
Cu2+ có thể oxi hoá Al thành Al3+:
Cu2+ + Al —> Cu + Al3+
Chọn C
Câu 14:
22/07/2024Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây không phản ứng với nước?
Chọn D
Câu 15:
22/07/2024Kim loại Fe không phản ứng với chất nào sau đây trong dung dịch?
A. Fe + CuSO4 —> FeSO4 + Cu
B. Không phản ứng
C. Fe + FeCl3 —> FeCl2
D. Fe + AgNO3 —> Fe(NO3)2 + Ag
Chọn B
Câu 16:
22/07/2024Kim loại có thể vừa phản ứng với dung dịch HCl vừa phản ứng với Al2(SO4)3 là
Kim loại có thể vừa phản ứng với dung dịch HCl vừa phản ứng với Al2(SO4)3 là Na:
Na + HCl —> NaCl + H2
Na + H2O —> NaOH + H2
NaOH + Al2(SO4)3 —> Al(OH)3 + Na2SO4
Chọn B
Câu 17:
23/07/2024Thủy phân hoàn toàn 8,8 gam etyl axetat trong 130 ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
CH3COOC2H5 + KOH —> CH3COOK + C2H5OH
nCH3COOC2H5 = 0,1; nKOH = 0,13
—> Chất rắn gồm CH3COOK (0,1) và KOH dư (0,03)
—> m rắn = 11,48 gam
Chọn A
Câu 18:
23/07/2024Cho 13,00 gam glucozơ tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng (hiệu suất phản ứng tráng bạc đạt 80%), khối lượng kết tủa bạc (gam) thu được là
Tỉ lệ: 180 gam glucozơ (H = 100%) tạo 216 gam Ag
—> 13 gam glucozơ (H = 80%) tạo:
mAg = 80%.13.216/180 = 12,48 gam
Chọn D
Câu 19:
22/07/2024Phát biểu nào về cacbohiđrat là không đúng?
A. Sai, saccarozơ + H2O —> Glucozơ + Fructozơ
B, C, D. Đúng
Chọn A
Câu 21:
22/07/2024Cho 17,64 gam axit glutamic (H2NC3H5(COOH)2) tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH dư, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
(H2NC3H5(COOH)2) + 2KOH —> (H2NC3H5(COOK)2 + 2H2O
nGluK2 = nGlu = 0,12 —> mGluK2 = 26,76 gam
Chọn D
Câu 22:
22/07/2024Trong những năm 30 của thế kỉ XX, các nhà hóa học của hãng Du Pont (Mỹ) đã thông báo phát minh ra một loại vật liệu ‘‘mỏng hơn tơ nhện, bền hơn thép và đẹp hơn lụa’’. Theo thời gian, vật liệu này đã có mặt trong cuộc sống hàng ngày của con người, phổ biến trong các sản phẩm như lốp xe, dù, quần áo, tất, … Một trong số vật liệu đó là tơ nilon–6. Công thức của tơ nilon–6 là
Chọn A
Câu 23:
22/07/2024Cho 20 gam hỗn hợp bột Mg, Al và Fe tác dụng hết với dung dịch H2SO4 thấy có 1 gam khí H2 bay ra. Lượng muối sunfat tạo ra trong dung dịch là bao nhiêu gam?
nSO42- (muối) = nH2 = 0,5
—> m muối = m kim loại + mSO42- = 68 gam
Chọn C
Câu 24:
22/07/2024Ngâm 1 thanh kim loại Cu có khối lượng 20 gam vào trong 250 gam dung dịch AgNO3 6,8% đến khi lấy thanh Cu ra thì khối lượng AgNO3 trong dung dịch là 12,75 gam. Khối lượng thanh Cu sau phản ứng là:
nAgNO3 ban đầu = 250.6,8%/170 = 0,1
nAgNO3 sau phản ứng = 12,75/170 = 0,075
—> nAgNO3 phản ứng = 0,1 – 0,075 = 0,025
—> nCu phản ứng = 0,0125
m thanh đồng = 20 – 0,0125.64 + 0,025.108 = 21,9 gam
Chọn C
Câu 25:
22/07/2024Phát biểu nào sau đây đúng
A. Đúng, dầu thực vật là chất béo chưa no, hidro hóa hoàn toàn sẽ thu được chất béo no (bơ).
B. Sai, thủy tinh hữu cơ được tổng hợp từ CH2=C(CH3)-COOCH3.
C. Sai, benzyl axetat có mùi thơm của hoa nhài.
D. Sai, xà phòng là muối Na hoặc K của axit béo. Các muối canxi của axit béo đều không tan.
Chọn A
Câu 26:
22/07/2024Khi nói về kim loại, phát biểu sai là:
C sai, kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag (Ag > Cu > Au > Al > Fe…)
Chọn C
Câu 27:
22/07/2024Trong thí nghiệm nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa?
A. Không có ăn mòn điện hóa do không có đủ 2 điện cực.
B. Không có ăn mòn điện hóa do không có môi trường điện li, thanh thép cũng đã được bảo vệ bề mặt bởi sơn.
C. Không có ăn mòn điện hóa do không có đủ 2 điện cực.
D. Có ăn mòn điện hóa do có đủ 2 điện cực (Fe và Cu, trong đó Cu tạo ra do Fe khử Cu2+), có môi trường điện li (dung dịch H2SO4) và chúng tiếp xúc nhau.
Chọn D
Câu 28:
22/07/2024Chất nào sau đây không tác dụng với NaOH trong dung dịch khi đun nóng?
A. C6H5NH3Cl + NaOH —> NaCl + C6H5NH2 + H2O
B. H2NCH2COOH + NaOH —> H2NCH2COONa + H2O
C. Không phản ứng
D. HCOOCH3 + NaOH —> HCOONa + CH3OH
Chọn C
Câu 29:
23/07/2024Khi thủy phân a gam một chất béo X thu được 0,92 gam glixerol, 3,02 gam natri linoleat C17H31COONa và m gam natri oleat C17H33COONa. Giá trị của m là
nC3H5(OH)3 = 0,01
nC17H31COONa = 0,01
Do nC3H5(OH)3 = nC17H31COONa nên X có 1 gốc C17H31COONa —> X có 2 gốc C17H33COONa.
—> X là (C17H33COO)2(C17H31COO)C3H5 (0,01)
nC17H33COONa = 0,02 —> m = 6,08
Chọn D
Câu 30:
22/07/2024Cho các dung dịch amino axit sau: alanin, lysin, axit glutamic, valin, glyxin. Số dung dịch làm đổi màu quỳ tím là
Các dung dịch làm đổi màu quỳ tím là lysin (quỳ tím hóa xanh), axit glutamic (quỳ tím hóa đỏ).
Chọn D
Câu 31:
20/07/2024Hỗn hợp X gồm bốn hợp chất hữu cơ đều có công thức phân tử là C3H9NO2. Cho hỗn hợp X phản ứng với dung dịch KOH vừa đủ thì thu được 1344 ml (đktc) hỗn hợp khí Y mùi khai có tỉ khối hơi so với hiđro là 17,25 và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
X gồm 4 đồng phân:
CH3-CH2-COONH4
CH3-COONH3-CH3
HCOONH3-CH2-CH3
HCOONH2(CH3)2
X + KOH —> Muối + Y + H2O
—> nX = nKOH = nH2O = nY = 0,06
Bảo toàn khối lượng:
m muối = mX + mKOH – mY – mH2O = 5,76 gam
Chọn A
Câu 32:
21/07/2024Tripeptit X có công thức cấu tạo sau: Lys-Gly-Ala. Tính khối lượng muối thu được khi thủy phân hoàn toàn 0,1 mol X trong trong dung dịch H2SO4 loãng. (Giả sử axit lấy vừa đủ để tạo muối trung hòa)?
Sản phẩm là các muối chứa:
HOOC-C5H9(NH3+)2 (0,1 mol)
HOOC-CH2-NH3+ (0,1 mol)
HOOC-CH(CH3)-NH3+ (0,1 mol)
Bảo toàn điện tích —> 2nSO42- = 0,1.2 + 0,1 + 0,1
—> nSO42- = 0,2
m muối = 50,6 gam
Chọn B
Câu 33:
22/07/2024Hòa tan kim loại M vào HNO3 thu được dung dịch X (không có khí thoát ra). Cho NaOH dư vào dung dịch X thu được 2,24 lít khí (đktc) và 23,2 gam kết tủa. Kim loại M là
nNH4+ = nNH3 = 0,1
Kim loại M hóa trị x, bảo toàn electron —> nM = 0,1.8/x = 0,8/x
—> nM(OH)x = 0,8/x
—> M + 17x = 23,2x/0,8
—> M = 12x
—> x = 2, M = 24: M là Mg
Chọn B
Câu 34:
22/07/2024Cho các phát biểu sau:
(a) Hỗn hợp Cu, Fe3O4 có số mol bằng nhau tan hết trong lượng nước dư.
(b) Cho bột Cu vào lượng dư dung dịch FeCl3, thu được dung dịch chứa hai muối.
(c) Cho FeCl2 vào dung dịch hỗn hợp KMnO4 và H2SO4 (loãng) thấy có khí bay ra.
(d) Cho Mg tác dụng với lượng dư dung dịch FeCl3 thu được kim loại Fe.
(e) Đốt lá sắt trong khí Cl2 xảy ra sự ăn mòn điện hóa.
(g) Đun nóng có thể làm mềm nước có tính cứng vĩnh cửu.
Số phát biểu đúng là
(a) Sai, không tan trong H2O
(b) Sai, thu được dung dịch chứa 3 muối: CuCl2, FeCl2, FeCl3 dư
(c) Đúng:
Cl- + H+ + MnO4- —> Cl2 + Mn2+ + H2O
Fe2+ + H+ + MnO4- —> Fe3+ + Mn2+ + H2O
(d) Sai: Mg + FeCl3 dư —> MgCl2 + FeCl2
(e) Sai, ăn mòn hóa học
(g) Sai, đun nóng chỉ làm mềm được nước cứng tạm thời.
Chọn B
Câu 35:
22/07/2024Cho các phát biểu sau:
(a) Các hợp chất hữu cơ nhất thiết phải chứa nguyên tố cacbon.
(b) Trong tự nhiên, các hợp chất hữu cơ đều là các hợp chất tạp chức.
(c) Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm là phản ứng một chiều.
(d) Lên men glucozơ thu được etanol và khí cacbon monooxit.
(e) Phân tử amin, amino axit, peptit và protein đều chứa nguyên tố nitơ.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(a) Đúng
(b) Sai, có cả đơn chức, đa chức
(c) Đúng
(d) Sai, thu được cacbon đioxit (CO2)
(e) Đúng
Chọn A
Câu 36:
22/07/2024Tiến hành thí nghiệm oxi hóa glucozơ bằng dung dịch AgNO3 trong NH3 (phản ứng tráng bạc) theo các bước sau:
Bước 1: Cho 1 ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch.
Bước 2: Nhỏ từ từ dung dịch NH3 cho đến khi kết tủa tan hết.
Bước 3: Thêm 3 – 5 giọt glucozơ vào ống nghiệm.
Bước 4: Đun nóng nhẹ hỗn hợp ở 60 – 70°C trong vài phút.
Cho các nhận định sau:
(a) Sau bước 2, dung dịch trong ống nghiệm chứa phức bạc amoniac (Ag(NH3)2]OH.
(b) Ở bước 4, glucozơ bị oxi hóa tạo thành muối amoni gluconat.
(c) Kết thúc thí nghiệm thấy thành ống nghiệm sáng bóng như gương.
(d) Ở thí nghiệm trên, nếu thay glucozơ bằng fructozơ hoặc saccarozơ thì đều thu được kết tủa tương tự.
(e) Thí nghiệm trên chứng tỏ glucozơ là hợp chất tạp chức, phân tử chứa nhiều nhóm OH và một nhóm CHO.
Số nhận định đúng là
(a) Đúng
(b) Đúng, tạo CH2OH-(CHOH)4-COONH4
(c) Đúng
(d) Sai, hiện tượng chỉ giống nhau khi thay glucozơ bằng fructozơ. Còn saccarozơ không tráng gương.
(e) Sai, thí nghiệm tráng gương chỉ chứng minh được glucozơ có nhóm chức anđehit.
Chọn C
Câu 37:
22/07/2024Cho Z là este tạo bởi rượu metylic và axit cacboxylic Y đơn chức, mạch hở, có mạch cacbon phân nhánh. Xà phòng hoá hoàn toàn 0,6 mol Z trong 300 ml dung dịch KOH 2,5M đun nóng, được dung dịch E. Cô cạn dung dịch E được chất rắn khan F. Đốt cháy hoàn toàn F bằng oxi dư, thu được 45,36 lít khí CO2 (đktc), 28,35 gam H2O và m gam K2CO3. Cho các phát biểu sau:
(1) Trong phân tử của Y có 8 nguyên tử hiđro.
(2) Y là axit no, đơn chức, mạch hở.
(3) Z có đồng phân hình học
(4) Số nguyên tử cacbon trong Z là 6.
(5) Z tham gia được phản ứng trùng hợp.
Số phát biểu đúng là
F gồm RCOOK (0,6) và KOH dư (0,15)
Bảo toàn K —> nK2CO3 = 0,375
Đốt F —> nCO2 = 2,025 và nH2O = 1,575
Bảo toàn C —> nC = 2,4 —> Số C = 4
Bảo toàn H —> nH(muối) = 3 —> Số H = 5
—> Muối là CH2=C(CH3)-COOK
Y là CH2=C(CH3)-COOH
Z là CH2=C(CH3)-COOCH3
(1) Sai, Y có 6H
(2)(3)(4) Sai.
(5) Đúng, tạo thủy tinh hữu cơ.
Chọn A
Câu 38:
22/07/2024Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,35 mol Mg, 0,1 mol Fe, MgCO3 và Mg(NO3)2 trong hỗn hợp dung dịch chứa 0,05 mol HNO3 và 1,49 mol NaHSO4. Sau khi phản ứng kết thúc, thu được dung dịch Y chỉ chứa 198,21 gam các muối trung hòa và 0,3 mol hỗn hợp khí Z gồm 4 khí không màu không hóa nâu trong không khí và có tỉ khối so với hidro là 539/30. Cho dung dịch NaOH cho đến dư vào dung dịch Y, sau đó lấy lượng kết tủa đun nóng trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 32 gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Số mol N2 trong hỗn hợp khí Z là
32 gam chất rắn gồm Fe2O3 (0,05) —> nMgO = 0,6
Khí Z gồm CO2 (a), N2O (b), N2 (c), H2 (d)
nZ = a + b + c + d = 0,3 (1)
mZ = 44a + 44b + 28c + 2d = 0,3.2.539/30 = 10,78 (2)
nMgCO3 = a, bảo toàn Mg —> nMg(NO3)2 = 0,25 – a
Bảo toàn N —> nNH4+ = 0,55 – 2a – 2b – 2c = 2d – 0,05 (Thế (1) vào)
nH+ = 1,49 + 0,05 = 2a + 10b + 12c + 2d + 10(2d – 0,05) (3)
Bảo toàn H —> nH2O = 0,87 – 5d
Bảo toàn khối lượng:
0,35.24 + 0,1.56 + 84a + 148(0,25 – a) + 0,05.63 + 1,49.120 = 198,21 + 10,78 + 18(0,87 – 5d) (4)
(1)(2)(3)(4) —> a = 0,2; b = 0,03; c = 0,02; d = 0,05
Chọn B
Câu 39:
23/07/2024Cho các thí nghiệm sau:
(1) Cho Mg vào lượng dư dung dịch Fe2(SO4)3
(2) Cho dung dịch KHSO4 dư vào dung dịch Ba(HCO3)2.
(3) Metyl metacrylat làm mất màu dung dịch nước Br2.
(4) Nước ép quả nho chín cho tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3, t°.
(5) Nhỏ dung dịch KOH dư vào dung dịch FeCl2.
(6) Nhỏ dung dịch Br2 vào ống nghiệm đựng anilin.
Sau phản ứng hòa toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là:
(1) Mg + Fe2(SO4)3 dư —> MgSO4 + FeSO4
(2) KHSO4 + Ba(HCO3)2 —> BaSO4↓ + K2SO4 + CO2 + H2O
(3) CH2=C(CH3)COOCH3 + Br2 —> CH2Br-CBr(CH3)COOCH3
(4) CH2OH-(CHOH)4-CHO + AgNO3 + NH3 + H2O —> CH2OH-(CHOH)4-COONH4 + Ag↓ + NH4NO3
(5) KOH + FeCl2 —> Fe(OH)2↓ + KCl
(6) Br2 + C6H5NH2 —> C6H2Br3-NH2↓ + HBr
Chọn C
Câu 40:
18/07/2024Hợp chất X có công thức C12H14O4. Từ X thực hiện các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol):
(a) X + 2NaOH → X1 + 2X2.
(b) X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4.
(c) nX3 + nX4 → poli(etylen terephtalat) + 2nH2O.
(d) X2 + X3 → X5 + H2O
Có các phát biểu:
(1) Khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol X1 cho 7 mol CO2.
(2) Các chất X1, X2, X3 đều tác dụng được với Na.
(3) Phân tử khối của X5 bằng 222.
(4) Các chất X3 và X4 đều là hợp chất đa chức.
(5) Phản ứng (c) thuộc loại phản ứng trùng hợp.
(6) Phân tử X5 có 3 liên kết π.
Số phát biểu đúng là
(b), (c) —> X1 là C6H4(COONa)2; X3 là C6H4(COOH)2, X4 là C2H4(OH)2
(a) —> X là C6H4(COOC2H5)2 và X2 là C2H5OH
—> X5 là HOOC-C6H4-COOC2H5
(1) Đúng:
C6H4(COONa)2 + 7,5O2 —> 7CO2 + Na2CO3 + 2H2O
(2) Sai, X1 không tác dụng Na
(3) Sai, MX5 = 194
(4) Đúng
(5) Sai, (c) là trùng ngưng
(6) Sai, X5 có 5 liên kết pi (3C=C trong vòng và 2C=O ở nhóm chức)
Chọn C
Có thể bạn quan tâm
- (2023) Đề thi thử Hóa THPT Hàm Long, Bắc Ninh (Lần 1) có đáp án (364 lượt thi)
- (2023) Đề thi thử Hóa THPT Kiến An, Hải Phòng (Lần 1) có đáp án (486 lượt thi)
- (2023) Đề thi thử Hóa THPT Ninh Giang, Hải Dương (Lần 1) có đáp án (583 lượt thi)
- (2023) Đề thi thử Hóa Sở GD Bắc Ninh (Lần 1) có đáp án (411 lượt thi)
- (2023) Đề thi thử Hóa THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh (Lần 1) có đáp án (369 lượt thi)
- (2023) Đề thi thử Hóa THPT Ngô Gia Tự, Hà Nội (Lần 1) có đáp án (299 lượt thi)
- (2023) Đề thi thử Hóa THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh (Lần 1) có đáp án (302 lượt thi)
- (2023) Đề thi thử Hóa THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh (Lần 2) có đáp án (279 lượt thi)
- (2023) Đề thi thử Hóa THPT Nguyễn Khuyến, Hồ Chí Minh (Lần 1) có đáp án (498 lượt thi)
- (2023) Đề thi thử Hóa Sở GD Nam Định (Lần 1) có đáp án (446 lượt thi)