(2023) Đề thi thử Hóa Bộ giáo dục và đào tạo (Lần 1) có đáp án
(2023) Đề thi thử Hóa Bộ giáo dục và đào tạo (Lần 1) có đáp án
-
203 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
20/07/2024Natri phản ứng với clo sinh ra sản phẩm nào sau đây?
Natri phản ứng với clo sinh ra sản phẩm NaCl:
2Na + Cl2 —> 2NaCl
Chọn B
Câu 2:
21/07/2024Dung dịch chất nào sau đây không hòa tan được Al(OH)3?
A. KOH + Al(OH)3 —> KAlO2 + 2H2O
B. 3HCl + Al(OH)3 —> AlCl3 + 3H2O
C. Không phản ứng
D. 3HNO3 + Al(OH)3 —> Al(NO3)3 + 3H2O
Chọn C
Câu 3:
20/07/2024Ở điều kiện thường, chất nào sau đây là chất rắn?
Ở điều kiện thường, glyxin (H2NCH2COOH) là chất rắn.
Glyxin tồn tại ở dạng ion lưỡng cực nên có một số tính chất vật lí giống hợp chất ion như trạng thái rắn điều kiện thường, nhiệt độ nóng chảy cao, tan tốt…
Chọn C
Câu 4:
20/07/2024Cho thanh kim loại Zn vào dung dịch chất nào sau đây sẽ xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa học?
Cho thanh kim loại Zn vào dung dịch CuSO4 sẽ xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa học.
Zn + CuSO4 —> Cu + ZnSO4
Cu sinh ra bám vào thanh Zn tạo cặp điện cực Zn-Cu tiếp xúc với nhau và cùng tiếp xúc với môi trường điện li nên xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa học.
Chọn C
Câu 5:
20/07/2024Nước cứng vĩnh cửu tác dụng với chất nào sau đây thu được kết tủa?
Nước cứng vĩnh cửu (chứa Mg2+, Ca2+, Cl-, SO42-) tác dụng với Na2CO3 thu được kết tủa:
Mg2+ + CO32- —> MgCO3
Ca2+ + CO32- —> CaCO3
Chọn B
Câu 6:
23/07/2024Trong điều kiện không có oxi, sắt phản ứng với lượng dư dung dịch nào sau đây sinh ra muối sắt (III)?
Trong điều kiện không có oxi, sắt phản ứng với lượng dư dung dịch H2SO4 đặc nóng sinh ra muối sắt (III):
2Fe + 6H2SO4 đặc nóng, dư —> Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
Fe thụ động trong HNO3 đặc nguội. Với CuSO4, HCl thì Fe chỉ tạo muối sắt (II).
Chọn A
Câu 7:
21/07/2024Trong phản ứng của kim loại Mg với khí O2, một nguyên tử Mg nhường bao nhiêu electron?
Trong phản ứng của kim loại Mg với khí O2, một nguyên tử Mg nhường 2 electron:
Mg —> Mg+2 + 2e
Chọn D
Câu 8:
20/07/2024Công thức của etyl axetat là
Công thức của etyl axetat là CH3COOC2H5.
Chọn B
Câu 9:
23/07/2024Điện phân nóng chảy NaCl, ở catot thu được chất nào sau đây?
Điện phân nóng chảy NaCl, ở catot thu được Na:
2NaCl (đpnc) —> 2Na (catot) + Cl2 (anot)
Chọn C
Câu 10:
21/07/2024Trùng hợp vinyl clorua tạo thành polime nào sau đây?
Trùng hợp vinyl clorua tạo thành Poli(vinyl clorua):
nCH2=CH-Cl —> (-CH2-CHCl-)n
Chọn C
Câu 11:
22/07/2024Chất nào sau đây là muối axit?
NaHCO3 là muối axit vì gốc axit có khả năng nhường H+.
Chọn A
Câu 12:
20/07/2024Trong công nghiệp, nhôm được sản xuất bằng phương pháp điện phân nóng chảy chất nào sau đây?
Trong công nghiệp, nhôm được sản xuất bằng phương pháp điện phân nóng chảy Al2O3:
2Al2O3 (đpnc) —> 4Al (catot) + 3O2 (anot)
Chọn B
Câu 13:
20/07/2024Tác nhân chủ yếu gây “hiệu ứng nhà kính” là do sự tăng nồng độ trong khí quyển của chất nào sau đây?
Tác nhân chủ yếu gây “hiệu ứng nhà kính” là do sự tăng nồng độ trong khí quyển của CO2.
Khí CO2 ngăn cản các tia bức xạ nhiệt từ trái đất ra ngoài không gian làm trái đất giữ lại nhiệt nhiều hơn và nóng lên.
Chọn A
Câu 14:
20/07/2024Chất nào sau đây là chất béo?
Tristearin (C17H35COO)3C3H5 là chất béo.
Chọn D
Câu 15:
20/07/2024Kim loại nào sau đây có khối lượng riêng nhỏ nhất?
Kim loại Li có khối lượng riêng nhỏ nhất.
Chọn B
Câu 16:
20/07/2024Chất nào sau đây có 2 nguyên tử cacbon trong phân tử?
A. Ancol propylic (C2H5CH2OH).
B. Ancol metylic (CH3OH).
C. Ancol etylic (C2H5OH).
D. Ancol butylic (C2H5CH2CH2OH).
Chọn C
Câu 17:
20/07/2024Chất nào sau đây là amin bậc một?
Khi thay thế 1H trong NH3 bằng 1 gốc hiđrocacbon ta được amin bậc 1 —> C6H5NH2 là amin bậc 1.
Chọn D
Câu 18:
20/07/2024Crom(III) oxit là chất rắn màu lục thẫm, được dùng tạo màu lục cho đồ sứ, đồ thủy tinh. Công thức của crom(III) oxit là
Công thức của crom(III) oxit là Cr2O3.
Chọn C
Câu 19:
21/07/2024Kim loại nào sau đây tác dụng với H2O (dư) tạo thành dung dịch kiềm?
Kim loại K tác dụng với H2O (dư) tạo thành dung dịch kiềm:
2K + 2H2O —> 2KOH + H2
Chọn C
Câu 20:
20/07/2024Chất nào sau đây có phản ứng tráng bạc?
Glucozơ (CH2OH(CHOH)4CHO) có phản ứng tráng bạc.
Chọn D
Câu 21:
20/07/2024Hòa tan hết 2,02 gam hỗn hợp gồm MgO và ZnO cần vừa đủ 60 ml dung dịch HCl 1M, sau phản ứng thu được dung dịch chứa m gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là
nHCl = 0,06 —> nH2O = 0,03
Bảo toàn khối lượng:
m oxit + mHCl = m muối + mH2O —> m muối = 3,67 gam
Chọn A
Câu 22:
20/07/2024Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đúng: nCH2=CH-CH=CH2 —> (-CH2-CH=CH-CH2-)n
B. Sai, amilopectin có cấu trúc mạch polime phân nhánh.
C. Sai, tơ xenlulozơ axetat và tơ visco đều là tơ bán tổng hợp (nhân tạo).
D. Sai, polistiren được điều chế bằng phản ứng trùng hợp stiren:
nC6H5-CH=CH2 —> (-CH(C6H5)-CH2-)n
Chọn A
Câu 23:
21/07/2024Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng?
A. HCl + NaHCO3 —> NaCl + CO2 + H2O
B. KHSO4 + BaCl2 —> BaSO4 + KCl + HCl
C. Không phản ứng.
D. Al + H2SO4 loãng —> Al2(SO4)3 + H2
Chọn C
Câu 24:
20/07/2024Trong công nghiệp, saccarozơ là nguyên liệu để thủy phân thành glucozơ và fructozơ dùng trong kĩ thuật tráng gương, ruột phích. Để thu được 27 kg glucozơ cần thủy phân m kg saccarozơ với hiệu suất phản ứng là 60%. Giá trị của m là
Saccarozơ + H2O —> Glucozơ + Fructozơ
342……………………..180
m………………………27
H = 60% —> m = 27.342/(180.60%) = 85,5 kg
Chọn B
Câu 25:
20/07/2024Để phản ứng vừa đủ với 1,24 gam amin X (no, đơn chức, mạch hở) cần 400 ml dung dịch HCl 0,1M. Công thức phân tử của X là
nX = nHCl = 0,04 —> MX = 1,24/0,04 = 31
—> X là CH5N
Chọn A
Câu 26:
20/07/2024Chất X được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp. Thủy phân hoàn toàn X (xúc tác axit) thu được chất Y. Chất Y có nhiều trong quả nho chín nên còn được gọi là đường nho. Hai chất X và Y lần lượt là
Chất X được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp —> X là tinh bột:
6nCO2 + 5nH2O —> (C6H10O5)n + 6nO2
Thủy phân hoàn toàn X (xúc tác axit) thu được chất Y —> Y là glucozơ:
(C6H10O5)n + nH2O —> nC6H12O6
Chọn A
Câu 27:
21/07/2024Đốt cháy 5,4 gam kim loại M (có hóa trị không đổi) trong 1,4 lít khí O2 đến phản ứng hoàn toàn được chất rắn X. Hòa tan hết X trong dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít khí H2. Kim loại M là
nO2 = 0,0625; nH2 = 0,1
Kim loại M hóa trị x, bảo toàn electron:
5,4x/M = 4nO2 + 2nH2 —> M = 12x
—> Chọn x = 2, M = 24: M là Mg
Chọn D
Câu 28:
22/07/2024Xà phòng hóa este X có công thức phân tử C4H8O2 bằng dung dịch NaOH dư thu được muối Y và ancol Z (bậc II). Công thức cấu tạo thu gọn của X là
Z bậc 2 là CH3-CHOH-CH3
—> X là HCOOCH(CH3)2.
Chọn A
Câu 29:
20/07/2024Cho 4 dung dịch riêng biệt: CuSO4, FeCl3, HCl và NaOH. Số dung dịch có khả năng phản ứng được với kim loại Fe là
Có 3 dung dịch có khả năng phản ứng được với kim loại Fe là: CuSO4, FeCl3, HCl
CuSO4 + Fe —> Cu + FeSO4
FeCl3 + Fe —> FeCl2
HCl + Fe —> FeCl2 + H2
Chọn A
Câu 30:
21/07/2024Thủy phân hoàn toàn 14,8 gam este đơn chức X bằng dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 16,4 gam muối Y và m gam ancol Z. Giá trị của m là
mRCOOR’ < mRCOONa —> R’ < Na = 23
—> R’ = 15: -CH3
nCH3OH = (16,4 – 14,8)/(23 – 15) = 0,2
—> mCH3OH = 6,4 gam
Chọn A
Câu 31:
22/07/2024Cho các phát biểu sau:
(a) Isoamyl axetat có mùi thơm của chuối chín.
(b) Lưu hóa cao su buna thu được cao su buna-S.
(c) Đun nóng mỡ lợn với dung dịch NaOH đặc, thu được xà phòng.
(d) Nhỏ vài giọt dung dịch I2 vào lát cắt của củ khoai lang xuất hiện màu xanh tím.
(đ) Nhỏ dung dịch Gly-Val vào ống nghiệm chứa Cu(OH)2 xuất hiện hợp chất màu tím.
Số phát biểu đúng là
(a) Đúng
(b) Sai, lưu hóa cao su buna thu được cao su lưu hóa. Cao su Buna-S điều chế từ đồng trùng hợp CH2=CH-CH=CH2 và CH2=CH-C6H5
(c) Đúng, mỡ lợn chứa thành phần chính là chất béo, khi bị xà phòng hóa sẽ thu được xà phòng.
(d) Đúng, khoai lang chứa nhiều tinh bột, khi gặp I2 sẽ tạo màu xanh tím.
(đ) Sai, đipeptit không có phản ứng màu biure.
Chọn D
Câu 32:
21/07/2024Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4.
(b) Cho kim loại Al vào dung dịch KOH dư.
(c) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl.
(d) Cho NH4Cl vào dung dịch Ba(OH)2 đun nóng.
(đ) Cho dung dịch H2SO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm vừa thu được kết tủa vừa thu được chất khí là
(a) Na + H2O —> NaOH + H2
NaOH + CuSO4 —> Cu(OH)2 + Na2SO4
(b) Al + H2O + KOH —> KAlO2 + H2
(c) AgNO3 + HCl —> AgCl + HNO3
(d) NH4Cl + Ba(OH)2 —> BaCl2 + NH3 + H2O
(đ) H2SO4 + Ba(HCO3)2 —> BaSO4 + CO2 + H2O
Chọn C
Câu 33:
20/07/2024Một loại phân NPK có độ dinh dưỡng được ghi trên bao bì như ở hình bên.
Để cung cấp 17,2 kg nitơ, 3,5 kg photpho và 8,3 kg kali cho một thửa ruộng, người ta sử dụng đồng thời x kg phân NPK (ở trên), y kg đạm urê (độ dinh dưỡng là 46%) và z kg phân kali (độ dinh dưỡng là 60%). Tổng giá trị (x + y + z) là
Theo thông tin từ bao bì thì phân NPK có %N = 16%, %P2O5 = 16% và %K2O = 8%
mN = 16%x + 46%y = 17,2
mP = 16%x.31.2/142 = 3,5
mK = 8%x.39.2/94 + 60%.z.39.2/94 = 8,3
—> x = 50; y = 20; z = 10
—> x + y + z = 80
Chọn C
Câu 34:
20/07/2024Chất béo X gồm các triglixerit. Phần trăm khối lượng của cacbon và hiđro trong X lần lượt là 77,25% và 11,75%. Xà phòng hóa hoàn toàn m gam X bằng dung dịch KOH dư, đun nóng thu được a gam muối. Mặt khác, cứ 0,1m gam X phản ứng tối đa với 5,12 gam Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
%O = 100% – 77,25% – 11,75% = 11%
nCO2 = nC = 77,25%m/12
nH2O = nH/2 = 11,75%m/2
nX = nO/6 = 11%m/(16.6)
m gam X phản ứng tối đa nBr2 = 51,2/160 = 0,32
nX = [nCO2 – (nH2O + nBr2)]/2
⇔ 11%m/(16.6) = [77,25%m/12 – (11,75%m/2 + 0,32)]/2
—> m = 96
—> nX = 0,11 —> nKOH phản ứng = 0,33 và nC3H5(OH)3 = 0,11
Bảo toàn khối lượng:
m + mKOH = a + mC3H5(OH)3 —> a = 104,36 gam
Chọn B
Câu 35:
20/07/2024Bình “ga” loại 12 cân sử dụng trong hộ gia đình Y có chứa 12 kg khí hóa lỏng (LPG) gồm propan và butan với tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 3. Khi được đốt cháy hoàn toàn, 1 mol propan tỏa ra lượng nhiệt là 2220 kJ và 1 mol butan tỏa ra lượng nhiệt là 2850 kJ. Trung bình, lượng nhiệt tiêu thụ từ đốt khí “ga” của hộ gia đình Y là 10.000 kJ/ngày và hiệu suất sử dụng nhiệt là 67,3%. Sau bao nhiêu ngày hộ gia đình Y sử dụng hết bình ga trên?
nC3H8 = 2x, nC4H10 = 3x
—> m = 44.2x + 58.3x = 12000 —> x = 45,8015 mol
Tổng lượng nhiệt có ích thu được khi đốt hết bình ga trên:
Q có ích = 67,3%(2220.2x + 2850.3x) = 400409 kJ
—> Số ngày sử dụng = 400409/10000 = 40 ngày
Chọn C
Câu 36:
22/07/2024Hỗn hợp E gồm Fe, Fe3O4, Fe2O3 và FeCO3. Nung 42,8 gam E trong bình kín chứa 0,05 mol khí O2 thu được chất rắn X (chỉ gồm Fe và các oxit) và 0,1 mol khí CO2. Hòa tan hết X trong dung dịch HCl nồng độ 7,3% thu được 6,72 lít khí H2 và dung dịch Y chỉ chứa muối. Cho tiếp dung dịch AgNO3 dư vào Y thu được 244,1 gam kết tủa gồm Ag và AgCl. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nồng độ phần trăm của FeCl2 trong Y gần nhất với giá trị nào sau đây?
Bảo toàn khối lượng:
mE + mO2 = mX + mCO2 —> mX = 40
Quy đổi X thành Fe (a) và O (b) —> 56a + 16b = 40 (1)
nH2O = nO = b; nH2 = 0,3
Bảo toàn H —> nHCl = 2b + 0,6
Bảo toàn electron: 3a = 2b + 2nH2 + nAg
—> nAg = 3a – 2b – 0,6
—> m↓ = 143,5(2b + 0,6) + 108(3a – 2b – 0,6) = 244,1 (2)
(1)(2) —> a = 0,6; b = 0,4
nHCl = 2b + 0,6 = 1,4
—> mddY = mX + mddHCl – mH2 = 739,4
nFe2+ = nAg = 3a – 2b – 0,6 = 0,4
—> C%FeCl2 = 0,4.127/739,4 = 6,87%
Chọn B
Câu 37:
18/07/2024Hỗn hợp E gồm axit cacboxylic đơn chức X, ancol no đa chức Y và chất Z là sản phẩm của phản ứng este hóa giữa X với Y. Trong E, số mol của X lớn hơn số mol của Y. Tiến hành các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho 0,5 mol E phản ứng với dung dịch NaHCO3 dư thu được 3,36 lít khí CO2.
Thí nghiệm 2: Cho 0,5 mol E vào dung dịch NaOH dư, đun nóng thì có 0,65 mol NaOH phản ứng và thu được 32,2 gam ancol Y.
Thí nghiệm 3: Đốt cháy 0,5 mol E bằng O2 dư thu được 3,65 mol CO2 và 2,85 mol H2O.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Z trong E là
TN1 —> nX = nCO2 = 0,15
Quy đổi E thành axit, ancol và H2O.
nAncol = nE – nX = 0,35 —> M ancol = 32,2/0,35 = 92: Ancol là C3H5(OH)3
Bảo toàn C —> nC của axit = 3,65 – 0,35.3 = 2,6
—> Số C của axit = 2,6/0,65 = 4
Vậy sau quy đổi E gồm C4HyO2 (0,65), C3H5(OH)3 (0,35) và H2O
—> nH2O = 0,5 – 0,65 – 0,35 = -0,5
nH2O đốt E = 0,65y/2 + 0,35.4 – 0,5 = 2,85
—> y = 6: Axit là C3H5COOH
Z có dạng (C3H5COO)xC3H5(OH)3-x (0,5/x mol)
E ban đầu gồm:
C3H5COOH (0,15)
C3H5(OH)3 (0,35 – 0,5/x)
(C3H5COO)xC3H5(OH)3-x (0,5/x mol)
nX > nY ⇔ 0,15 > 0,35 – 0,5/x —> x < 2,5
nY = 0,35 – 0,5/x > 0 —> x > 1,4
—> x = 2 là nghiệm duy nhất
—> %(C3H5COO)2C3H5(OH) = 72,06%
Chọn C
Câu 38:
20/07/2024Dung dịch X gồm CuSO4 và NaCl. Tiến hành điện phân dung dịch X với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện 0,5A, hiệu suất điện phân là 100%. Lượng khí sinh ra từ bình điện phân và lượng kim loại Cu sinh ra ở catot theo thời gian điện phân được cho ở bảng sau:
Thời gian điện phân (giây) |
t |
t + 17370 |
3t |
Lượng khí sinh ra từ bình điện phân (mol) |
a |
a + 0,075 |
4,5a |
Lượng kim loại Cu sinh ra ở catot (mol) |
0,06 |
0,075 |
0,075 |
Số mol NaCl trong X là
Trong khoảng thời gian 17370s (tính từ t đến t + 17370) thì ne = 0,5.17370/96500 = 0,09:
nCu tăng = 0,075 – 0,06 = 0,015 nên Cu2+ đã hết và catot có (0,09 – 0,015.2)/2 = 0,03 mol H2
n khí tại anot tăng 0,075 – 0,03 = 0,045 = ne/2 nên vẫn chưa thoát khí O2.
—> Lúc t giây anot chỉ có Cl2 và nCl2 = a = 0,06
ne trong t giây = 0,06.2 = 0,12
—> ne trong 3t giây = 0,12.3 = 0,36
Catot: nCu = 0,075 —> nH2 = 0,105
Anot: nCl2 = x và nO2 = y
—> 2x + 4y = 0,36 và x + y + 0,105 = 4,5a
—> x = 0,15; y = 0,015
—> nNaCl = 2x = 0,3 mol
Chọn D
Câu 39:
20/07/2024Cho sơ đồ các phản ứng sau:
(1) NaAlO2 + CO2 + H2O → X + NaHCO3
(2) X + Y → AlCl3 + H2O
(3) NaHCO3 + Y → Z + H2O + CO2
Các chất X, Z thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là
Các chất X, Z thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là Al(OH)3, NaCl.
(1) NaAlO2 + CO2 + H2O → Al(OH)3 + NaHCO3
(2) Al(OH)3 + HCl → AlCl3 + H2O
(3) NaHCO3 + HCl → NaCl + H2O + CO2
Chọn B
Câu 40:
20/07/2024Cho E (C3H6O3) và F (C4H6O5) là các chất hữu cơ mạch hở. Trong phân tử chất F chứa đồng thời các nhóm -OH, -COO- và -COOH. Cho các chuyển hóa sau:
(1) E + NaOH (t°) → X + Y
(2) F + NaOH (t°) → X + H2O
(3) X + HCl → Z + NaCl
Biết X, Y, Z là các hợp chất hữu cơ. Cho các phát biểu sau:
(a) Chất X có số nguyên tử oxi bằng số nguyên tử hiđro.
(b) Phân tử chất E chứa đồng thời nhóm -OH và nhóm -COOH.
(c) Trong công nghiệp, chất Y được điều chế trực tiếp từ etilen.
(d) Nhiệt độ sôi của chất Y nhỏ hơn nhiệt độ sôi của ancol etylic.
(đ) 1 mol chất Z tác dụng với Na dư thu được tối đa 1 mol khí H2.
Số phát biểu đúng là
F (C4H6O5) chứa đồng thời các nhóm -OH, -COO- và -COOH, mặt khác thủy phân F chỉ tạo 1 muối hữu cơ nên F có cấu tạo:
HO-CH2-COO-CH2-COOH
—> X là HO-CH2-COONa
—> E là HO-CH2-COOCH3 và Y là CH3OH
Z là HO-CH2-COOH
(a) Đúng, X có công thức phân tử C2H3O3Na.
(b) Sai, E chứa -OH và -COO-.
(c) Sai, CH3OH không điều chế trực tiếp từ C2H4 được.
(d) Đúng, Y và C2H5OH cùng dãy đồng đẳng, Y ít C hơn nên nhiệt độ sôi của chất Y nhỏ hơn nhiệt độ sôi của ancol etylic.
(đ) Đúng: Z + 2Na —> NaO-CH2-COONa + H2
Chọn B
Có thể bạn quan tâm
- (2023) Đề thi thử Hóa THPT Hàm Long, Bắc Ninh (Lần 1) có đáp án (372 lượt thi)
- (2023) Đề thi thử Hóa THPT Kiến An, Hải Phòng (Lần 1) có đáp án (497 lượt thi)
- (2023) Đề thi thử Hóa THPT Ninh Giang, Hải Dương (Lần 1) có đáp án (617 lượt thi)
- (2023) Đề thi thử Hóa Sở GD Bắc Ninh (Lần 1) có đáp án (427 lượt thi)
- (2023) Đề thi thử Hóa THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh (Lần 1) có đáp án (379 lượt thi)
- (2023) Đề thi thử Hóa THPT Ngô Gia Tự, Hà Nội (Lần 1) có đáp án (308 lượt thi)
- (2023) Đề thi thử Hóa THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh (Lần 1) có đáp án (314 lượt thi)
- (2023) Đề thi thử Hóa THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh (Lần 2) có đáp án (290 lượt thi)
- (2023) Đề thi thử Hóa THPT Nguyễn Khuyến, Hồ Chí Minh (Lần 1) có đáp án (508 lượt thi)
- (2023) Đề thi thử Hóa Sở GD Nam Định (Lần 1) có đáp án (455 lượt thi)