20 đề ôn luyện thi thpt quốc gia môn Lịch Sử cực hay có đáp án
Đề thi thử 2019 - Đề số 10
-
1929 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
40 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
23/07/2024Ý nào không phản ánh đúng tình hình nước Nga Xô viết khi bước vào thời kì hòa bình xây dựng đất nước (1921 – 1941)?
Đáp án D
Theo SGK Lịch sử 11 trang 53, năm 1921, nước Nga Xô viết bước vào thời kì hòa bình, xây dựng đất nước trong hoàn cảnh cực kì khó khăn. Nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng, tình hình chính trị không ổn định, các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá, gây bạo loạn ở nhiều nơi. Trong giai đoạn này, Nga Xô viết mà sau này là Liên Xô luôn bị các nước đế quốc gây khó khăn, chưa từng nhận được sự giúp đỡ nên đáp án của câu hỏi là chính quyền Xô viết nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của nước ngoài.
Câu 2:
07/07/2024Đâu không phải là nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc ?
Đáp án D
Để thực hiện mục đích hoạt động của Liên hợp quốc, tổ chức hoạt động theo nguyên tắc sau : Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc; Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước; Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì quốc gia nào; Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình; Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc). Như vậy, tiêu diệt tận gốc phát xít Đức và quân phiệt Nhật Bản không phải nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc.
Câu 3:
21/07/2024Trong đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội, Liên Xô đã mắc những thiếu sót sai lầm chủ yếu nào?
Đáp án A
Ngày 19 - 8 -1991, một cuộc đảo chính đã nổ ra ở Liên xô kéo theo hàng loạt những biến động về chính trị của Liên bang Xô viết. Chỉ 4 tháng sau, vào ngày 25 - 12 - 1991, khi lá cờ đỏ búa liềm trên nóc điện Kremli bị hạ xuống, tổng thống Gooc ba chốp tuyên bố từ chức đã đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa xã hội ở Liên xô sau 74 năm tồn tại. Lí giải cho sự kiện này các nhà sử học đã phân tích rằng sự sụp đổ của Liên bang Xô viết xuất phát từ những sai lầm trong đường lối lãnh đạo của những người cầm quyền toàn liên bang mà điển hình là đã thiếu công bằng xã hội, chủ quan nóng vội đốt cháy giai đoạn. Sai lầm này đã tồn tại từ lâu và đến khi Gooc ba chốp tiến hành cải tổ thì nó đã trở thành một nguyên nhân quan trọng dẫn tới sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội.
Câu 4:
18/07/2024Đâu là điểm chung của các nước Đông Bắc Á trước Chiến tranh thế giới thứ hai?
Đáp án A
Đông Bắc Á là khu vực rộng lớn, đông dân nhất thế giới. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Bắc Á (trừ Nhật Bản) đều bị chủ nghĩa thực dân nô dịch.
Câu 5:
17/07/2024Biến đổi lớn nhất của các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
Đáp án B
Trước chiến tranh thế giới hai, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á (trừ Thái Lan) đều trở thành thuộc địa của các nước đế quốc Âu - Mĩ. Khi chiến tranh Châu Á - Thái Bình Dương bùng nổ, Nhật Bản đã thôn tính toàn bộ khu vực này và thiết lập trật tự phát xít. Nhân dân Đông Nam Á chuyển từ đấu tranh chống đế quốc Âu - Mĩ sang chống Nhật giải phóng đất nước. Khi Nhật tuyên bố đầu hàng đồng minh không điều kiện thì các nước Đông Nam Á lần lượt đều giành được độc lập và sau đó đã tiến hành kháng chiến chống lại hành động quay trở lại xâm lược của các nước thực dân giành độc lập hoàn toàn. Đây là điều kiện cơ bản để các nước tiến lên phát triển kinh tế và là tiền đề cho các biến đổi sau. Cho nên đó là biến đổi lớn nhất.
Câu 6:
21/07/2024Trong phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khu vực nào được mệnh danh là "Lục địa bùng cháy"
Đáp án C
Thắng lợi của cách mạng Cu Ba (1959) đã đánh dấu bước phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ latinh – các nước Mĩ latinh thấy ở cách mạng Cuba tấm gương sáng về một dân tộc dù bé nhỏ nhưng vẫn có thể đánh thắng một đế quốc đầu sỏ nằm ngay sát cạnh để giải phóng dân tộc, về những phương thức đấu tranh cách mạng để đánh đổ kẻ thù v.v… Cũng từ đó, cơn bão tạp cách mạng (mà hình thức chủ yếu là đấu tranh vũ trang) đã bùng nổ ở Mĩ latinh và khu vực Mĩ latinh trở thành “lục địa bùng cháy”
Câu 7:
07/07/2024Kẻ thù chủ yếu trong cuộc cách mạng nhân quyền của người da đen ở Nam Phi là
Đáp án B
Chế độ phân biệt chủng tộc (Apácthai) đã đẩy những người da đen ở Nam Phi vào cuộc sống cùng cực. Họ bị phân biệt đối xử với người da trắng. Sau khi thoát khỏi sự thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ, người da đen Nam Phi dưới chế độ Apácthai hầu như không có nhân quyền. Vì vậy, kẻ thù chủ yếu của người da đen Nam Phi trong cuộc cách mạng nhân quyền là chủ nghĩa Apácthai.
Câu 8:
20/07/2024Thời kì " Phi thực dân hóa" trên phạm vi toàn thế giới được đánh dấu bằng việc:
Đáp án B
Sau chiến tranh thế giới hai, trong khuôn khổ chiến tranh lạnh và trật tự hai cực Ianta các nước tư bản Tây Âu nhờ nguồn viện trợ kinh tế của Mĩ thông qua kế hoạch Mác - san đã vươn lên phát triển trở thành một trung tâm kinh tế tài chính. Một mặt, các nước này vẫn giữ mối quan hệ đồng minh thân thiết với Mĩ nhưng mặt khác cố gắng phát triển quan hệ đối ngoại với các nước trên thế giới. Từ thái độ ủng hộ cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa của các nước lớn, các nước Tây Âu đã dần chuyển sang ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc của các nước trên thế giới. Trong giai đoạn 1950 -1973, nhiều thuộc địa của Anh, Pháp và Hà Lan đã được trao trả độc lập, đánh dấu thời kì "phi thực dân hóa" trên toàn thế giới.
Câu 9:
21/07/2024Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự liên kết kinh tế giữa các nước Tây Âu là
Đáp án B
Các nước Tây Âu có xu hướng liên kết kinh tế với nhau từ năm 1951 thông qua việc thành lập Cộng đồng than – thép châu Âu. Vào thời điểm này, kế hoạch Phục hưng châu Âu ở Mĩ mới được triển khai nên Tây Âu chưa muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ lúc này. Việc cạnh tranh với các nước ngoài khu vực và khẳng định sức mạnh kinh tế của mình cũng không cần thiết. Vì vậy, nguyên nhân chủ yếu là muốn liên kết kinh tế, thành lập nhà nước chung châu Âu, minh chứng là càng về sau sự liên kết của các nước Tây Âu không chỉ dừng lại ở liên kết kinh tế mà còn tiến tới liên kết về chính trị, đối ngoại và an ninh chung. Như vậy, đáp án của câu hỏi là : muốn liên kết kinh tế, thành lập nhà nước chung châu Âu.
Câu 10:
08/07/2024Kế hoạch Mác san được ra đời vào thời gian nào?
Đáp án D
Một trong ba sự kiện được xem là khởi đầu của cuộc chiến tranh lạnh đó là sự ra đời của "Kế hoạch Macsan" (6 - 1947). Với sự viện trợ khoảng 17 tỉ USD, Mĩ đã giúp các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế bị tàn phá sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Mặt khác qua kế hoạch này, Mĩ còn nhằm tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Đông Âu.
Câu 11:
07/07/2024Ý nào không phải nguyên nhân dẫn đến những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến xảy ra ở nhiều khu vực trên thế giới vào đầu những năm 90, của thế kỉ XX ?
Đáp án A
Một trong ba sự kiện được xem là khởi đầu của cuộc chiến tranh lạnh đó là sự ra đời của "Kế hoạch Macsan" (6 - 1947). Với sự viện trợ khoảng 17 tỉ USD, Mĩ đã giúp các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế bị tàn phá sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Mặt khác qua kế hoạch này, Mĩ còn nhằm tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Đông Âu.
Câu 12:
17/07/2024Tác động quan trọng nhất của việc chấm dứt chiến tranh lạnh so với tình hình thế giới là gì?
Đáp án D
Việc Chiến tranh lạnh chấm dứt đã có tác động to lớn đến tình hình thế giới. Cụ thể là: Quan hệ Mĩ – Liên Xô được cải thiện dẫn đến những chuyển biến quan trọng trong các mối quan hệ và cục diện thế giới. Quan hệ giữa 5 nhóm nước: Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc đã có những chuyển biến tích cực từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác, thương lượng. Các khối quân sư đều không còn tồn tại, các vụ tranh chấp đều được giải quyết bằng phương pháp hòa bình, xu thế hòa bình, hợp tác ngày càng lan rộng. Như vậy, tác động to lớn nhất, sâu xa nhất của chấm dứt Chiến tranh lạnh chính là xu thế hòa bình, đối thoại và hợp tác được lan rộng.
Câu 13:
15/07/2024Ngày 19-11-1873, Gác-ni-ê gửi tối hậu thư cho Tổng đốc Nguyễn Tri Phương yêu cầu
Đáp án A
Tháng 11/1873, Gác-ni-ê đem quân tới Hà Nội. Ngày 19/11/1873, Gác-ni-ê gửi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương – Tổng đốc thành Hà Nội, yêu cầu giải tán quân đội, nộp vũ khí và cho Pháp đóng quân trong nội thành. Không đợi trả lời, ngày 20/11/1873, Pháp chiếm thành; sau đó mở rộng đánh chiếm Hưng Yên, Phủ Lí, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định.
Câu 14:
08/07/2024Nguyễn Phúc Ưng Lịch là tên thật của vị vua nào thời Nguyễn?
Đáp án B
Hàm Nghi tên thật Nguyễn Phúc Ưng Lịch là vị Hoàng đế thứ tám của nhà Nguyễn. Năm 1884 Hàm Nghi được các phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đưa lên ngôi ở tuổi 13. Sau khi cuộc phản công tại kinh thành Huế thất bại năm 1885, Tôn Thất Thuyết đưa ông ra ngoài và phát chiếu Cần Vương chống thực dân Pháp. Nhân danh ông, Tôn Thất Thuyết đã phát động phong trào Cần Vương, kêu gọi văn thân, nghĩa sĩ giúp vua, giúp nước. Phong trào này kéo dài đến năm 1888 thì Hàm Nghi bị bắt. Sau đó, ông bị đem an trí ở Alger (thủ đô xứ Algérie) và qua đời tại đây năm 1943. Ngày nay, lịch sử Việt Nam xem ông cùng với các vua chống Pháp gồm Thành Thái, Duy Tân là ba vị vua yêu nước trong thời kỳ Pháp thuộc.
Câu 15:
15/07/2024Hoạt động của Việt Nam Quang phục hội; cuộc vận động khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân; cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên có điểm chung là
Đáp án A
Hoạt động của Việt Nam Quang phục hội; cuộc vận động khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân; cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên có điểm chung là đều là các cuộc khởi nghĩa vũ trang. Họ chủ trương dùng phương pháp bạo động, tấn công vào các trại lính, phá nhà lao, gây ra những tổn thất đáng kể cho Pháp.
Câu 16:
21/07/2024Bối cảnh lịch sử quyết định việc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước?
Đáp án C
Ngày 5 – 6 – 1911 Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Thời điểm đó thực dân Pháp đã đặt xong ách thống trị ở đất nước ta, đang tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Phong trào chống Pháp của nhân dân ta vẫn không ngừng nổ ra. Tư tưởng cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ảnh hưởng sâu rộng đến nước ta. Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, Nguyễn Tất Thành tuy khâm phục tinh thần yêu nước của các chí sĩ yêu nước nhưng không tán thành con đường cứu nước của họ và nhận thấy tương lai bế tắc của những con đường cứu nước dù theo ngọn cờ phong kiến hay dân chủ tư sản thì đều không phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam, con đường này chưa có lối thoát. Bối cảnh này đã quyết định việc Nguyễn Tất Thành ra nước ngoài tìm con đường phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam.
Câu 17:
08/07/2024Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên được thành lập vào tháng, năm nào? Ở đâu?
Đáp án D
Từ năm 1919 - cuối năm 1924 là thời gian Nguyễn Ái Quốc ở Pháp và Liên Xô và tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho nhân dân Việt Nam. Ngay sau đó, Nguyễn Ái Quốc nhận thức được rằng cần phải truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin về nước, đưa nó ăn sâu vào phong trào cách mạng Việt Nam, chuẩn bị mọi điều kiện tư tưởng , chính trị và tổ chức cho việc thành lập Đảng. Vì vây, ngày 1/11/1924, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô tới Quảng Châu, lấy tên là Lý Thụy, làm phiên dịch trong phái đoàn cố vấn của chính phủ Liên Xô bên cạnh Chính phủ Trung Hoa Dân quốc, do Mikhail Markovich Borodin làm trưởng đoàn. Tại đây, Nguyễn Ái Quốc lựa chọn một số thanh niên tích cực trong Tâm tâm xã để tổ chức thành nhóm Cộng sản đoàn và phát triển thành Hội Việt Nam cách mạng thanh niên vào tháng 6 - 1925.
Câu 18:
08/07/2024Các yếu nhân trong tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng gồm:
Đáp án D
Khởi nghĩa Yên Bái là một cuộc khởi nghĩa do những binh lính người Việt trong quân đội Pháp đồn trú ở Yên Bái tiến hành , diễn ra vào đêm mùng 9 - 2 - 1930 với sự chỉ đạo của Việt Nam Quốc Dân Đảng với tinh thần "không thành công thì cũng thành nhân". Cuộc khởi nghĩa nổ ra nhanh chóng và sau 24 giờ thì thất bại và bị thực dân Pháp đàn áp do tương quan lực lượng quá chênh lệch cũng như những hạn chế trong nội bộ tổ chức đảng. Chính quyền thực dân Pháp đã lập tức đàn áp những người tham gia khởi nghĩa. Các lãnh đạo chính của Quốc Dân Đảng bị bắt bớ, xét xử và hành quyết trong đó có những người giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt như : Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính. Sau đó Pháp tiếp tục xử tử, bỏ tù khổ sai và lưu đầy biệt xứ nhiều đảng viên khác
Câu 19:
21/07/2024Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương, lĩnh vực nào không được Pháp chú trọng đầu tư?
Đáp án D
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương, Pháp chú trọng đầu tư vào các ngành như nông nghiệp, công nghiệp chế biến, ngoại thương và giao thông vận tải. Công nghiệp nặng là ngành cần vốn đầu tư nhiều, thu lãi chậm, và là những ngành phục vụ cho phát triển lâu dài. Vì vậy, Pháp sẽ không đầu tư phát triển công nghiệp nặng ở nước thuộc địa.
Câu 20:
11/07/2024Sự kiện nào đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam đã bước đầu chuyển sang đấu tranh tự giác?
Đáp án B
Phong trào Bãi công Ba Son (8 - 1925) đã đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam vì đây là lần đầu tiên công nhân đấu tranh không chỉ vì quyền lợi kinh tế mà còn vì tình đoàn kết quốc tế với các dân tộc bị áp bức. Như vậy, với sự kiện này, phong trào công nhân Việt Nam đã chuyển từ tự phát lên tự giác - là bước tiến mới của phong trào
Câu 21:
07/07/2024Chính quyền Xô viết Nghệ Tĩnh tồn tại trong khoảng thời gian bao lâu?
Đáp án D
Trước tình hình chính quyền thực dân, phong kiến tan rã ở nhiều huyện, xã thuộc vùng nông thôn Nghệ - Tĩnh nhất là trong tháng 9 - 1930, các chi bộ Đảng và tổ chức Nông hội đỏ đã đứng ra quản lí và điều hành mọi hoạt động trong làng xã với tên gọi là chính quyền Xô Viết - Nghệ Tĩnh. Thực chất đây là chính quyền sơ khai do giai cấp công nhân lãnh đạo. Tuy nhiên, trong quá trình điều hành công việc, Xô Viết đã mắc phải một số sai lầm nhất định, cộng thêm sự chống phá quyết liệt của thực dân Pháp nên phong trào dần đi xuống. Về cơ bản, chính quyền Xô viết Nghệ Tĩnh chỉ tồn tại trong khoảng thời gian từ 4 đến 5 tháng, đến cuối năm 1931, phong trào cách mạng tạm lắng và kết thúc.
Câu 22:
20/07/2024Sau khi Nhật đảo chính Pháp, kẻ thù cụ thể trước mắt và duy nhất của nhân dân Đông Dương lúc này là
Đáp án B
Trong khi ở châu Âu, quân Đức đang lăm le tấn công Liên Xô thì ở mặt trận châu Á - Thái Bình Dương, Nhật cũng đẩy mạnh chính sách Đại Đông Á và đưa quân vào Đông Dương. Quân Pháp ở Đông Dương đã nhanh chóng dâng Đông Dương cho Nhật và câu kết với Nhật cùng cai trị khu vực này. Cho đến đầu những năm 1945, nguy cơ thất bại của phe phát xít đang đến gần, quân Pháp ở Đông Dương chỉ đợi thời cơ quân Đồng minh tiến vào là nổi dậy hất cẳng Nhật và giành lại quyền độc chiếm Đông Dương. Tuy nhiên, Nhật đã sớm biết âm mưu đó của Pháp nên đã nhanh tay hành động trước. Đêm 9 - 3 - 1945, Nhật nổ súng tiến hành cuộc đảo chính lật đổ Pháp, quân Pháp chống cự yếu ớt và nhanh chóng đầu hàng. Như vậy, thực tế trên lãnh thổ Việt Nam lúc này chỉ còn một kẻ thù duy nhất là phát xít Nhật. Vì vậy, Ban thường vụ Trung ương Đảng đã nhanh chóng ra chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" nhằm chuẩn bị tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
Câu 23:
17/07/2024Ở Bắc Kì và Bắc Trung Kì, khẩu hiệu "Phá kho thóc, giải quyết nạn đói" được Đảng ta đề ra trong
Đáp án A
Theo SGK Lịch sử 12, trong Khởi nghĩa từng phần ta đã đề ra khẩu hiệu "Phá kho thóc, giải quyết nạn đói"
Câu 24:
26/08/2024Mục tiêu đấu tranh trong phong trào cách mạng 1930 -1931 là gì?
Đáp án đúng là: C
Phong trào cách mạng 1930 - 1931 là phong trào thử nghiệm cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, trong cương lĩnh đã nêu rõ nhiệm vụ chiến lược của cách mạng nước ta là chống đế quốc và chống phong kiến. Nhiệm vụ chiến lược đó được đề ra để thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày.
C đúng
- A sai vì phong trào chủ yếu tập trung vào việc đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của quần chúng, như độc lập dân tộc và ruộng đất cho nông dân, hơn là chiến lược đối phó lâu dài với chủ nghĩa đế quốc.
- B sai vì phong trào này tập trung chủ yếu vào việc chống lại sự áp bức và khai thác của thực dân Pháp và phong kiến, cùng với việc giải quyết các vấn đề cơ bản về quyền lợi của các tầng lớp nhân dân.
- D sai vì phong trào này chủ yếu tập trung vào các vấn đề cụ thể như chống áp bức và khai thác, cải cách xã hội ngay trong giai đoạn đó, trong khi độc lập dân tộc trở thành mục tiêu nổi bật hơn trong các giai đoạn sau.
Mục tiêu đấu tranh trong phong trào cách mạng 1930-1931 là độc lập cho dân tộc và ruộng đất cho dân cày nhằm đáp ứng những yêu cầu cơ bản và bức thiết của quần chúng nhân dân, đặc biệt là nông dân. Trong bối cảnh xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, nông dân chiếm đa số và bị áp bức nặng nề bởi chế độ thực dân và phong kiến, vì vậy họ khao khát có được ruộng đất để canh tác. Đồng thời, giành độc lập dân tộc là yêu cầu sống còn trước sự xâm lược và áp bức của thực dân Pháp, qua đó xây dựng một xã hội tự do, công bằng hơn.
Câu 25:
14/07/2024Thắng lợi nào đã đưa nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước?
Đáp án C
Cách mạng tháng 8/1945 thành công đã đưa Việt Nam từ một nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành một nước độc lập tự do và dân chủ.
Từ những thành quả của Cách mạng tháng 8, Việt Nam vững bước vào kỷ nguyên mới, giành được những thắng lợi to lớn trong sự nghiệp bảo vệ, đổi mới và xây dựng đất nước ngày càng phát triển giàu mạnh.
Câu 26:
08/07/2024Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến vào thời gian nào?
Đáp án D
Trước khi kháng chiến chống Pháp nổ ra, chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà đã tìm mọi cách cứu vãn hòa bình, chí ít cũng làm chậm lại chiến tranh để chuẩn bị đối phó, đồng thời khéo léo tìm được thế bắt đầu chiến tranh tốt nhất có thể bằng việc kí Hiệp định sơ bộ Việt-Pháp 6/3/1946 rồi Tạm ước Việt–Pháp 14/9/1946 nhưng vẫn không ngăn cản được dã tâm quay trở lại xâm lược nước ta lần nữa của thực dân Pháp. Chúng quyết gây chiến tranh, liên tiếp gây ra các cuộc thảm sát ở Hải Phòng và Hà Nội. Sau đó Pháp đòi tước vũ khí của Việt Minh. Chiến tranh xảy ra trên toàn quốc đêm 19/12/1946 bởi trận đánh Hà Nội 1946. Tối ngày 19/12/1946, chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
Câu 27:
14/07/2024Trong năm 1950, Pháp đã thiết lập hệ thống phòng ngự ở những nơi nào?
Đáp án A
Theo kế hoạch Rơ-ve, quân đội Pháp ở Đông Dương thực hiện chủ trương xem Bắc Bộ là chiến trường chính, chiếm rộng đồng bằng, củng cố biên giới, đồng thời ra sức tǎng viện, ra sức tổ chức quân đội quốc gia bản xứ để làm giảm ảnh hưởng và thu hẹp khả năng kiểm soát của lực lượng Việt Minh; cụ thể hóa bằng cách tǎng cường lực lượng trên chiến trường đồng bằng Bắc Bộ, tổ chức một hệ thống phòng ngự mới dựa vào những cứ điểm lớn và những binh đoàn ứng chiến lớn, tǎng cường phi cơ và trọng pháo để chống lại các cuộc tấn công của quân Việt Minh. Trong lúc đó, mở những cuộc càn quét liên tiếp dữ dội ở trong vùng địch hậu, nhất là ở Nam Bộ để củng cố chỗ đứng chân. Để lấy lại thế chủ động, Pháp thực hiện tăng cường hệ thống phòng ngự đường số 4, khoá biên giới Việt-Trung: cô lập căn cứ địa Việt Minh với bên ngoài, thiết lập hành lang Đông-Tây, cô lập Việt Bắc với đồng bằng Bắc bộ, chuẩn bị lực lượng để tấn công Việt Bắc lần 2 để tiêu diệt đầu não Việt Minh. Do đó, đáp án của câu hỏi phải là "Tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4 và thiết lập "hành lang Đông Tây".
Câu 28:
21/07/2024Đâu không phải nguyên nhân việc Đảng ta thực hiện đường lối kháng chiến lâu dài trong cuộc kháng chiến chống Pháp ?
Đáp án C
Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ được đề ra ngay từ đâu cuộc kháng chiến và được phát triển bổ sung hoàn chỉnh trong quá trình tiến hành kháng chiến. Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp được thể hiện qua các văn kiện quan trọng của Đảng là "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến", chỉ thị "toàn dân kháng chiến" và tác phẩm "Kháng chiến nhất định thắng lợi" của Trường Chinh vào cuối năm 1947. Trong đó có nói rằng cuộc kháng chiến của ta là kháng chiến lâu dài. Đây cũng chính là quy luật tất yếu của chiến tranh nhân dân do điều kiện so sánh lực lượng giữa ta và địch quy định. Đảng ta chỉ rõ: chỗ mạnh của địch là quân sự, chỗ yếu của địch là chính trị. "Địch mạnh về ngọn, ta mạnh về gốc". Chiến lược của địch là đánh nhanh, thắng nhanh. Ta dùng chiến lược đánh lâu dài để tiêu diệt địch. Do đó, đáp án đúng của câu hỏi phải ta chưa khôi phục được lực lượng sau Cách mạng tháng Tám.
Câu 29:
22/07/2024Nội dung nào dưới đây không nằm trong kế hoạch Đờ-lat-đờ-tát-xi-nhi ?
Đáp án C
Bước sang những năm 1950, cuộc kháng chiến của nhân dân ta ngày càng phát triển, thực dân Pháp ngày càng sa lầy trên chiến trường Việt Nam. Tuy nhiên, nhận được sự viện trợ của Mĩ, Pháp đã kéo dài cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương, tập trung lực lượng phòng ngự và bình định vùng tạm chiếm nhất là ở vùng đồng bằng bắc bộ, chuẩn bị mở cuộc phản công với hi vọng giành lại quyền chủ động chiến lược đã bị mất trên chiến trường chính Bắc bộ. Ngày 6/12/1950, Đờ-lát-đờ-tát-xi-nhi là Tư lệnh khối lục quân ở châu Âu sang làm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh, kiêm cao ủy Pháp ở Đông Dương và ông ta nhanh chóng vạch ra kế hoạch mang tên mình bao gồm những nội dung cơ bản sau: Xây dựng lực lượng cơ động mạnh gồm quân Pháp và ngụy quân, lập tuyến phòng thủ "boong ke" và một vành đai trắng bao quanh đồng bằng Bắc Bộ, tiến hành chiến tranh tổng lực và bình định vùng tạm chiếm, chuẩn bị tấn công vào hậu phương của ta, đánh phá hậu phương của ta bằng biệt kích, thổ phỉ, gián điệp; kết hợp oanh tạc bằng phi pháo với chiến tranh tâm lí và chiến tranh kinh tế. Vậy, nội dung không thuộc kế hoạch này chính là :phòng thủ chiến lược ở Bắc Bộ, tiến công chiến lược để bình định Trung Bộ và Nam Trung Bộ.
Câu 30:
11/07/2024Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, quân đội các nước Đồng minh nào đã có mặt trên lãnh thổ nước ta ?
Đáp án C
Theo thỏa thuận của hội nghị Pốtxđam, việc giải giáp quân Nhật ở các nước Đông Dương trong đó có Việt Nam được giao cho quân đội Anh ở nam vĩ tuyến 16, quân đội Trung Hoa Dân quốc ở bắc vĩ tuyến 16. Ngoài ra, Anh còn mở đường cho quân đội Pháp tiến vào xâm lược nước ta lần thứ hai. Như vậy, cuối tháng 8 trên lãnh thổ nước ta có quân đội của các nước Đồng minh là : Anh, Pháp, Trung Quốc.
Câu 31:
18/07/2024Điểm khác nhau cơ bản giữa Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946) với Hiệp định Giơnevơ ?
Đáp án A
Trong lúc kí Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946) lực lượng của ta còn yếu hơn Pháp nên phải nhượng bộ, chấp nhận những điều khoản bất lợi cho ta. Tuy nhiên, khi kí Hiệp định Giơnevơ, ta đã giành được những thắng lợi quân sự có tính chất quyết định nên nội dung Hiệp định Giơnevơ cũng thể hiện sự tiến bộ vượt bậc, đó là việc Pháp và các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương.
Câu 32:
19/07/2024Vì sao trong thư gửi đồng bào Nam Bộ trước ngày đi Pháp dự cuộc Hội nghị Phông-ten-nơ-blô, Bác Hồ viết : "Đồng bào cả nước phải nhớ ơn đồng bào Nam Bộ"?
Đáp án D
Trong "Thư gửi đồng bào Nam bộ" ngày 1-6-1946, Bác Hồ viết: "Đồng bào Nam bộ đã hy sinh tranh đấu mấy tháng trường để gìn giữ non sông cho toàn Việt Nam. Cho nên đồng bào cả nước phải nhớ ơn đồng bào Nam bộ. Đồng bào Nam bộ là dân nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi".
"Đồng bào cả nước phải nhớ ơn đồng bào Nam Bộ" vì cuộc chiến đấu của đồng bào Nam bộ đã làm chậm kế hoạch xâm lược của Pháp, tạo tiền đề cho kháng chiến lâu dài.
Câu 33:
07/07/2024Từ năm 1954 - 1975, cách mạng Việt Nam diễn ra theo hình thái độc đáo nào ?
Đáp án D
Sau kháng chiến chống Pháp, đất nước ta tạm thời chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau: miền Bắc được giải phóng và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam chưa có hòa bình và phải tiếp tục hoàn thành CMDTDCND tiến tới thống nhất nước nhà. Tình thế cách mạng sau Hiệp định Giơ-ne-vơ đã khiến Đảng phải đề ra đường lối cách mạng trong thời kì mới là tiến hành đồng thời cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc trong đó mỗi miền có vị trí và nhiệm vụ riêng trong tiến trình cách mạng chung của cả nước. Đường lối này thể hiện sự sáng tạo trong đường lối cách mạng của Đảng.
Câu 34:
16/07/2024Mỹ ồ ạt đưa quân viễn chinh xâm lược Việt Nam vào năm nào?
Đáp án B
Sau kháng chiến chống Pháp, đất nước ta tạm thời chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau: miền Bắc được giải phóng và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam chưa có hòa bình và phải tiếp tục hoàn thành CMDTDCND tiến tới thống nhất nước nhà. Tình thế cách mạng sau Hiệp định Giơ-ne-vơ đã khiến Đảng phải đề ra đường lối cách mạng trong thời kì mới là tiến hành đồng thời cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc trong đó mỗi miền có vị trí và nhiệm vụ riêng trong tiến trình cách mạng chung của cả nước. Đường lối này thể hiện sự sáng tạo trong đường lối cách mạng của Đảng.
Câu 35:
15/07/2024Tinh thần "đi nhanh đến, đánh nhanh thắng’’ với khí thế "thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng’’ là của chiến dịch nào trong năm 1975?
Đáp án D
Đầu tháng 4-1975 - thời điểm hội tụ đầy đủ các yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hòa". Sau thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Huế - Đà Nẵng, Đảng quyết định tiến hành chiến dịch giải phóng phóng Sài Gòn – chiến dịch Hồ Chí Minh. Dân tộc ta đang sống trong giờ phút sôi động và hào hùng nhất, cả dân tộc ra quân trong mùa xuân lịch sử với tinh thần "đi nhanh đến, đánh nhanh thắng" với khí thế "thần tốc, táo bạo, bất ngờ, và chắc thắng". Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ đạo "thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa; tranh thủ từng giờ, từng phút, xốc tới giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước".
Câu 36:
18/07/2024Với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, chúng ta đã hoàn thành nhiệm vụ nào trên cả nước?
Đáp án D
Với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, ta đã quét sạch kẻ thù dân tộc là đế quốc Mĩ, giải phóng giai cấp áp bức bóc lột. Như vậy, chúng ta đã hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước.
Câu 37:
19/07/2024Từ sau năm 1960 đến trước năm 1969, cách mạng miền Nam dưới sự lãnh đạo của tổ chức nào?
Đáp án D
Từ trong thắng lợi của phong trào "Đồng khởi", Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đã ra đời (20 - 12 - 1960). Mặt trận chủ trương đoàn kết toàn dân, đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược và chính quyền Ngô Đình Diệm. Ngày 6 - 6 - 1969, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền nam Việt Nam được thành lập. Đó là chính phủ hợp pháp của nhân dân miền Nam, thay thế Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam trong vai trò lãnh đạo Việt Nam.
Câu 38:
21/07/2024Trước khi bắt đầu chiến dịch giải phóng Sài Gòn, ta phải tấn công những căn cứ trọng yếu nào của địch?
Đáp án A
Xuân Lộc và Phan Rang là những căn cứ phòng thủ trọng yếu của địch để bảo vệ Sài Gòn từ phía Đông. Muốn tấn công vào giải phóng Sài Gòn trước tiên ta phải tấn công địch, chọc thủng hai phòng tuyến này.
Câu 39:
12/07/2024Mối quan hệ của cách mạng 2 miền Nam Bắc sau khi Hiệp định Giơnevơ được kí kết là
Đáp án A
Theo SGK Lịch sử 12 trang 165, cách mạng hai miền có quan hệ mật thiết, gắn bó và tác động qua lại lẫn nhau nhằm hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hòa bình, thống nhất đất nước.
Câu 40:
15/07/2024Đâu không phải là ý nghĩa của việc thống nhất đất nước về mặt Nhà nước (1975 -1976)?
Đáp án C
Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước (1975 – 1976) có ý nghĩa to lớn: Tạo điều kiện thuận lợi để cả nước cùng nhau xây dựng và bảo vệ tổ quốc tiến lên chủ nghĩa xã hội, tạo điều kiện cho sự thống nhất dân tộc ở các lĩnh vực khác, đáp ứng nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân. Đánh dấu sự hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân không phải ý nghĩa của sự kiện này vì cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã hoàn thành từ khi ta giải phóng miền Nam.
Bài thi liên quan
-
Đề thi thử 2019 - Đề số 2
-
40 câu hỏi
-
40 phút
-
-
Đề thi thử 2019 - Đề số 3
-
40 câu hỏi
-
40 phút
-
-
Đề thi thử 2019 - Đề số 4
-
40 câu hỏi
-
40 phút
-
-
Đề thi thử 2019 - Đề số 5
-
40 câu hỏi
-
40 phút
-
-
Đề thi thử 2019 - Đề số 6
-
40 câu hỏi
-
40 phút
-
-
Đề thi thử 2019 - Đề số 7
-
40 câu hỏi
-
40 phút
-
-
Đề thi thử 2019 - Đề số 8
-
40 câu hỏi
-
40 phút
-
-
Đề thi thử 2019 - Đề số 9
-
40 câu hỏi
-
40 phút
-
-
Đề thi thử 2019 - Đề số 11
-
40 câu hỏi
-
40 phút
-
-
Đề thi thử 2019 - Đề số 12
-
40 câu hỏi
-
40 phút
-