Câu hỏi:
22/07/2024 120Nội dung nào dưới đây không nằm trong kế hoạch Đờ-lat-đờ-tát-xi-nhi ?
A. Xây dựng lực lượng cơ động mạnh gồm quân Pháp và ngụy quân.
B. Lập tuyến phòng thủ "boong ke" và một vành đai trắng bao quanh đồng bằng Bắc Bộ.
C. Phòng thủ chiến lược ở Bắc Bộ, tiến công chiến lược để bình định Trung Bộ và Nam Trung Bộ.
D. Tiến hành chiến tranh tổng lực và bình định vùng tạm chiếm, chuẩn bị tấn công vào hậu phương của ta.
Trả lời:
Đáp án C
Bước sang những năm 1950, cuộc kháng chiến của nhân dân ta ngày càng phát triển, thực dân Pháp ngày càng sa lầy trên chiến trường Việt Nam. Tuy nhiên, nhận được sự viện trợ của Mĩ, Pháp đã kéo dài cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương, tập trung lực lượng phòng ngự và bình định vùng tạm chiếm nhất là ở vùng đồng bằng bắc bộ, chuẩn bị mở cuộc phản công với hi vọng giành lại quyền chủ động chiến lược đã bị mất trên chiến trường chính Bắc bộ. Ngày 6/12/1950, Đờ-lát-đờ-tát-xi-nhi là Tư lệnh khối lục quân ở châu Âu sang làm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh, kiêm cao ủy Pháp ở Đông Dương và ông ta nhanh chóng vạch ra kế hoạch mang tên mình bao gồm những nội dung cơ bản sau: Xây dựng lực lượng cơ động mạnh gồm quân Pháp và ngụy quân, lập tuyến phòng thủ "boong ke" và một vành đai trắng bao quanh đồng bằng Bắc Bộ, tiến hành chiến tranh tổng lực và bình định vùng tạm chiếm, chuẩn bị tấn công vào hậu phương của ta, đánh phá hậu phương của ta bằng biệt kích, thổ phỉ, gián điệp; kết hợp oanh tạc bằng phi pháo với chiến tranh tâm lí và chiến tranh kinh tế. Vậy, nội dung không thuộc kế hoạch này chính là :phòng thủ chiến lược ở Bắc Bộ, tiến công chiến lược để bình định Trung Bộ và Nam Trung Bộ.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Ngày 19-11-1873, Gác-ni-ê gửi tối hậu thư cho Tổng đốc Nguyễn Tri Phương yêu cầu
Câu 2:
Trong năm 1950, Pháp đã thiết lập hệ thống phòng ngự ở những nơi nào?
Câu 3:
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương, lĩnh vực nào không được Pháp chú trọng đầu tư?
Câu 4:
Thời kì " Phi thực dân hóa" trên phạm vi toàn thế giới được đánh dấu bằng việc:
Câu 5:
Đâu là điểm chung của các nước Đông Bắc Á trước Chiến tranh thế giới thứ hai?
Câu 6:
Chính quyền Xô viết Nghệ Tĩnh tồn tại trong khoảng thời gian bao lâu?
Câu 7:
Biến đổi lớn nhất của các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
Câu 8:
Bối cảnh lịch sử quyết định việc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước?
Câu 9:
Từ năm 1954 - 1975, cách mạng Việt Nam diễn ra theo hình thái độc đáo nào ?
Câu 13:
Ý nào không phải nguyên nhân dẫn đến những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến xảy ra ở nhiều khu vực trên thế giới vào đầu những năm 90, của thế kỉ XX ?
Câu 14:
Kẻ thù chủ yếu trong cuộc cách mạng nhân quyền của người da đen ở Nam Phi là