Giáo án Vật lí 12 Bài 2 (Cánh diều): Định luật 1 của nhiệt động lực học

Với Giáo án Bài 2: Định luật 1 của nhiệt động lực học Vật lí lớp 12 sách Cánh diều sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Vật lí 12 Bài 2.

1 193 31/05/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Vật lí 12 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Vật lí 12 Bài 2 (Cánh diều): Định luật 1 của nhiệt động lực học

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

• Thực hiện thí nghiệm, nêu được: Mối liên hệ nội năng của vật với năng lượng của các phân tử tạo nên vật, định luật 1 của nhiệt động lực học.

• Vận dụng được định luật 1 của nhiệt động lực học trong một số trường hợp đơn giản.

2. Năng lực

2.1. Năng lực chung:

• Năng lực tự học: Chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua việc tham gia đóng góp ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời các yêu cầu của GV đưa ra.

• Năng lực giao tiếp hợp tác: Thảo luận nhóm, tiếp thu sự góp ý và hỗ trợ thành viên trong nhóm khi tiến hành các thí nghiệm tìm hiểu các cách làm thay đổi nội năng.

• Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định và tìm hiểu về khái niệm nội năng, biết các cách làm thay đổi nội năng và nội dung của định luật 1 nhiệt động lực học.

2.2. Năng lực vật lí:

• Nêu được khái niệm nội năng

• Biết lấy các ví dụ về các cách làm thay đổi nội năng

• Vận dụng định luật 1 của nhiệt động lực học để giải các bài toán liên quan

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Các phiếu học tập:

+ Phiếu học tập 1, 2 (in trên giấy A4)

PHIẾU HỌC TẬP 1

Câu 1: Tìm phát biểu sai.

A. Nội năng là một dạng năng lượng nên có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác

B. Nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật.

C. Nội năng chính là nhiệt lượng của vật.

D. Nội năng của vật có thể tăng hoặc giảm.

Câu 2: Cách nào sau đây không làm thay đổi nội năng của vật?

A. Cọ xát vật lên mặt bàn.

B. Đốt nóng vật.

C. Làm lạnh vật.

D. Đưa vật lên cao.

Câu 3: Tìm phát biểu sai.

A. Tác động lên hệ một công có thể làm thay đổi cả tổng động năng chuyển động nhiệt của các hạt tạo nên vật và thế năng tương tác giữa chúng.

B. Nội năng của một hệ nhất định phải có thế năng tương tác giữa các hạt tạo nên hệ.

C. Độ biến thiên nội năng của một vật bằng tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được.

D. Trong quá trình đẳng nhiệt, độ tăng nội năng của hệ bằng nhiệt lượng mà hệ nhận được.

Câu 4: Trường hợp làm biến đổi nội năng không do thực hiện công là?

A. Đun nóng nước bằng bếp.

B. Một viên bi bằng thép rơi xuống đất mềm.

C. Nén khí trong xilanh.

D. Cọ xát hai vật vào nhau.

Câu 5: Một quả bóng khối lượng 200 g rơi từ độ cao 15 m xuống sân và nảy lên được 10 m. Độ biến thiên nội năng của quả bóng bằng (lấy g = 10 m/s2).

A. 10 J.

B. 20 J.

C. 15 J.

D. 25 J.

Câu 6: Một lượng không khí nóng được chứa trong một xilanh cách nhiệt đặt nằm ngang có pit-tông có thể dịch chuyển được. Không khí nóng dãn nở đẩy pit-tông dịch chuyển. Nếu không khí nóng thực hiện một công có độ lớn là 2000 J thì nội năng của nó biến đổi một lượng bằng

A. 2000 J.

B. – 2000 J.

C. 1000 J.

D. – 1000 J.

PHIẾU HỌC TẬP 2

Câu 1: Công thức mô tả đúng nguyên lí I của nhiệt động lực học là

A. ΔU = A + Q.

B. Q = ΔU + A

C. ΔU = A – Q.

D. Q = A - ΔU.

Câu 2: Trường hợp nội năng của vật bị biến đổi không phải do truyền nhiệt là

A. Chậu nước để ngoài nắng một lúc thì nóng lên.

B. Gió mùa đông bắc tràn về làm cho không khí lạnh đi.

C. Khi trời lạnh, ta xoa hai bàn tay vào nhau cho ấm lên.

D. Cho cơm nóng vào bát thì bưng bát cũng thấy nóng.

Câu 3: Phát biểu không đúng với nguyên lí I nhiệt động lực học là

A. Nhiệt lượng mà hệ nhận được sẽ chuyển hóa thành độ biến thiên nội năng của hệ và công mà hệ sinh ra.

B. Công mà hệ nhận được bằng tổng đại số của độ biến thiên nội năng của hệ với nhiệt lượng mà hệ truyền cho môi trường xung quanh.

C. Độ biến thiên nội năng của hệ bằng tổng đại số nhiệt lượng và công mà hệ nhận được.

D. Nhiệt lượng mà hệ truyền cho môi trường xung quanh bằng tổng của công mà hệ sinh ra và độ biến thiên nội năng của hệ.

Câu 4: Biểu thức diễn tả đúng quá trình chất khí vừa nhận nhiệt vừa nhận công là:

A. ΔU = Q + A; Q > 0; A < 0

B. ΔU = Q; Q > 0.

C. ΔU = Q + A; Q < 0; A > 0.

D. ΔU = Q + A; Q > 0; A > 0.

Câu 5: Công A và nhiệt lượng Q trái dấu với nhau trong trường hợp hệ

A. Tỏa nhiệt và nhận công.

B. Tỏa nhiệt và sinh công.

C. Nhận nhiệt và nhận công.

D. Nhận công và biến đổi đoạn nhiệt.

III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

1. Hoạt động 1: Mở đầu

a) Mục tiêu

- Xác định được vấn đề của bài học.

................................

................................

................................

1 193 31/05/2024
Mua tài liệu