Giáo án Vật lí 12 Bài 1 (Kết nối tri thức): Cấu trúc của chất. Sự chuyển thể

Với Giáo án Bài 1: Cấu trúc của chất. Sự chuyển thể Vật lí lớp 12 sách Kết nối tri thức sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Vật lí 12 Bài 1.

1 324 31/05/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Vật lí 12 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Vật lí 12 Bài 1 (Kết nối tri thức): Cấu trúc của chất. Sự chuyển thể

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Hiểu được mô hình động học phân tử về cấu tạo chất:

- Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt là phân tử.

- Các phân tử chuyển động không ngừng. Nhiệt độ của vật càng cao thì tốc độ trung bình của các phân tử càng lớn.

- Giữa các phân tử có lực liên kết phân tử.

- Các chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.

2. Năng lực

2.1. Năng lực chung:

• Năng lực tự học: Chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua việc tham gia đóng góp ý tưởng, đặt câu hỏi, làm thí nghiệm và trả lời các yêu cầu của GV đưa ra.

• Năng lực giao tiếp hợp tác: Thảo luận nhóm, tiếp thu sự góp ý và hỗ trợ thành viên trong nhóm khi tìm hiểu về cấu tạo các chất, sự chuyển thể của các chất.

• Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định và tìm hiểu cấu tạo các chất; tiến hành thí nghiệm đơn giản trong cuộc sống để giải thích.

2.2. Năng lực vật lí:

• Nêu được mô hình động học phân tử

• Nêu được cấu tạo của các chất

• Dùng mô hình động học phân tử để giải thích được sự chuyển thể của các chất

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Các phiếu học tập:

+ Phiếu học tập 1 (in trên giấy A4):

PHIẾU HỌC TẬP 1

Câu 1: Trong các câu sau đây, câu nào sai?

A. Các chất được cấu tạo một cách gián đoạn.

B. Các nguyên tử, phân tử đứng sát nhau và giữa chúng không có khoảng cách.

C. Lực tương tác giữa các phân tử ở thể rắn lớn hơn lực tương tác giữa các phân tử ở thể lỏng và thể khí.

D. Các nguyên tử, phân tử chất lỏng dao động xung quanh các vị trí cân bằng không cố định.

Câu 2: Chuyển động nào sau đây là chuyển động của riêng các phân tử ở thể lỏng?

A. Chuyển động hỗn loạn không ngừng.

B. Dao động xung quanh các vị trí cân bằng cố định.

C. Chuyển động hoàn toàn tự do.

D. Dao động xung quanh các vị trí cân bằng không cố định.

Câu 3: Câu nào sau đây nói về lực tương tác phân tử là không đúng?

A. Lực tương tác phân tử đáng kể khi các phân tử ở rất gần nhau.

B. Lực hút phân tử có thể lớn hơn lực đẩy phân tử.

C. Lực hút phân tử không thể lớn hơn lực đẩy phân tử.

D. Lực hút phân tử có thể bằng lực đẩy phân tử.

Câu 4: Tính chất nào sau đây không phải là của phân tử của vật chất ở thể khí?

A. Chuyển động hỗn loạn.

B. Chuyển động hỗn loạn và không ngừng.

C. Chuyển động không ngừng.

D. Chuyển động hỗn loạn xung quanh các vị trí cân bằng cố định.

Câu 5: Câu nào sau đây nói về chuyển động của phân tử là không đúng?

A. Chuyển động của phân tử là do lực tương tác phân tử gây ra

B. Các phân tử chuyển động không ngừng.

C. Các phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ càng cao.

D. Các phân tử khí không dao động quanh vị trí cân bằng.

+ Phiếu học tập 2 (in trên giấy A4)

PHIẾU HỌC TẬP 2

Đặc điểm

Chất rắn

Chất lỏng

Chất khí

Khoảng cách giữa các phân tử

?

Xa hơn khoảng cách giữa các phân tử chất rắn

Rất lớn so với kích thước phân tử

Liên kết giữa các phân tử

Rất mạnh

?

Rất yếu

Chuyển động phân tử

?

Dao động quanh vị trí có thể dịch chuyển

?

Hình dạng

?

Phụ thuộc phần bình chứa nó

?

Thể tích

Xác định

?

Phụ thuộc bình chứa

III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

1. Hoạt động 1: Mở đầu

a) Mục tiêu

- Xác định được vấn đề của bài học.

b) Tiến trình thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Sản phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở phần mở đầu.

Giải thích:

- Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt là phân tử.

- Các phân tử chuyển động hỗn loạn không ngừng, nhiệt độ của vật càng cao thì tốc độ chuyển động của các phân tử cấu tạo lên vật càng lớn.

- Giữa các phân tử có lực liên kết phân tử.

Điều đó dẫn đến trong khi chuyển động hỗn loạn, các phân tử có thể va chạm vào nhau, truyền năng lượng cho nhau. Càng nhận được nhiều năng lượng thì phân tử chuyển động hỗn loạn càng nhanh, khoảng cách trung bình giữa chúng càng tăng, lực liên kết giữa chúng càng yếu. Khi động năng của phân tử nhận được đủ lớn để thắng lực liên kết của các phân tử thì xảy ra trạng thái chuyển thể, dẫn đến chúng có thể tồn tại ở các thể rắn, lỏng, khí tuỳ thuộc vào điều kiện môi trường xung quanh.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, nhớ lại kiến thức về nhiệt học đã học ở cấp THCS, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV gọi 02 HS trình bày câu trả lời.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét và ghi nhận ý kiến của HS.

- GV chưa chốt kiến thức mà dẫn dắt vào bài mới: Để có được câu trả lời đầy đủ và chính xác, chúng ta cùng tìm hiểu bài học mới.

................................

................................

................................

1 324 31/05/2024
Mua tài liệu