Giáo án Sinh học 12 Bài 1 (Chân trời sáng tạo): Gene và cơ chế truyền thông tin di truyền
Với Giáo án Bài 1: Gene và cơ chế truyền thông tin di truyền Sinh học lớp 12 sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Sinh học 12 Bài 1.
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Giáo án Sinh học 12 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt:
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Sinh học 12 Bài 1 (Chân trời sáng tạo): Gene và cơ chế truyền thông tin di truyền
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài học, HS đạt được các yêu cầu sau:
1. Về năng lực
1.1. Năng lực Sinh học
- Dựa vào cấu trúc hóa học của phân tử DNA, trình bày được chức năng của DNA. Nêu được ý nghĩa của các kết cặp đặc hiệu A – T và G – C.
- Phân tích được cơ chế tái bản của DNA là một quá trình tự sao thông tin di truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con hay từ thế hệ này sang thế hệ sau.
- Nêu được khái niệm và cấu trúc của gene. Phân biệt được các loại gene dựa vào cấu trúc và chức năng.
- Phân biệt được các loại RNA. Phân tích được bản chất phiên mã thông tin di truyền là cơ chế tổng hợp RNA dựa trên DNA. Nêu được khái niệm phiên mã ngược và ý nghĩa.
- Nêu được khái niệm và các đặc điểm của mã di truyền.
- Trình bày được cơ chế tổng hợp protein từ bản sao là RNA có bản chất là quá trình dịch mã.
- Vẽ và giải thích được sơ đồ liên kết ba quá trình thể hiện cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử là quá trình truyền đạt thông tin di truyền.
1.2. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động đọc sách, tự trả lời câu hỏi, tích cực tìm kiếm tài liệu để tìm hiểu về gene và cơ chế truyền thông tin di truyền. Nhận ra và điều chỉnh những hạn chế của bản thân, chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của người khác khi gặp khó khăn trong học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phân công và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân, nhóm. Sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp với các loại phương tiện để trình bày những vấn đề khi tìm hiểu về tái bản DNA, phiên mã và dịch mã.
2. Về phẩm chất
- Chăm chỉ: Tìm hiểu bài trước ở nhà; tích cực tìm hiểu bài, thường xuyên theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
- Trách nhiệm: Chủ động, có ý thức cao trong nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khi được phân công.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án, powerpoint.
- Các hình ảnh trong SGK; sưu tầm các hình ảnh liên quan đến bài học.
- Giấy A0.
- Phiếu học tập số 1.
Phiếu học tập số 1 1. Chú thích các thành phần cấu trúc của một gene và chức năng của mỗi phần: 2. Quan sát hình 1.4 SGK, nêu điểm khác biệt cơ bản trong cấu trúc gene ở sinh vật nhân sơ với gene ở sinh vật nhân thực. ................................................................................................................................ ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... 3. Phân biệt gene cấu trúc và gene điều hòa. ................................................................................................................................ ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... 4. Phân biệt các loại RNA dựa vào bảng sau:
|
2. Học sinh
- SGK, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)
a) Mục tiêu:
- Tạo hứng thú cho học sinh tìm hiểu nội dung bài học.
- Tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho HS, khơi dậy mong muốn tìm hiểu kiến thức.
b) Nội dung:
- GV đặt vấn đề, yêu cầu học sinh thực hiện thảo luận cặp đôi, đưa ra câu trả lời cho vấn đề:
+ Kiểu hình của con có nhiều đặc điểm giống kiểu hình của bố và mẹ. Ví dụ: ở người, con có tóc xoăn, mắt nâu giống bố, có mũi cao, cằm nhọn giống mẹ. Bố, mẹ đã di truyền các đặc điểm đó cho con như thế nào và bằng cơ chế nào.
c) Sản phẩm:
- Các câu trả lời của HS (có thể đúng hoặc sai).
................................
................................
................................
Xem thêm các chương trình khác: