Giáo án môn Tự nhiên xã hội lớp 3 bộ Kết nối tri thức cả năm
VietJack trân trọng giới thiệu Bộ Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 3 - Kết nối tri thức với đầy đủ kiến thức Học kì 1 & Học kì 2 nhằm giúp các thầy/cô dễ dàng giảng dạy, biên soạn Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 3 theo phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Tự nhiên xã hội chuẩn của Bộ Giáo dục. Mời thầy cô và các bạn đón xem:
Giáo án môn Tự nhiên xã hội lớp 3 theo chương trình mới - Kết nối tri thức
TUẦN 1
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
CHỦ ĐỀ 1: GIA ĐÌNH
Bài 01: HỌ HÀNG VÀ NHỮNG NGÀY KỈ NIỆM CỦA GIA ĐÌNH (T1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:
- Nêu được mối quan hệ họ hàng, nội ngoại.
- Xưng hô đúng với các thành viên trong gia đình thuộc họ nội, họ ngoại.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có biểu hiện yêu quý những người trong gia đình, họ hàng, biết nhớ về những ngày lễ trọng đại của gia đình.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có trách nhiệm với tập thể khi tham gia hoạt động nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: |
|
- GV mở bài hát “Ba ngọn nến lung linh” để khởi động bài học. + GV nêu câu hỏi: trong bài hát nói về những ai?
+ Tác giả bài hát đã ví ba là gì, mẹ là gì và con là gì? - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới |
- HS lắng nghe bài hát.
+ Trả lời: Bài hát nói về ba, mẹ và con. + Trả lời: Tác giả bài hát ví ba là cây nến vàng, mẹ là cây nến xanh, con là cây nến hồng. - HS lắng nghe. |
2. Khám phá: - Mục tiêu: + Nêu được mối quan hệ họ hàng, nội ngoại. + Xưng hô đúng với các thành viên trong gia đình thuộc họ nội, họ ngoại. - Cách tiến hành: |
|
Hoạt động 1. Tìm hiểu về họ hàng bên nội, bên ngoại. (làm việc cá nhân) - GV chia sẻ 4 bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời học sinh quan sát và trình bày kết quả. + Những người nào là họ hàng bên nội? + Những người nào là họ hàng bên ngoại?
- GV mời các HS khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương. - GV chốt HĐ1 và mời HS đọc lại. Họ hàng là người có mối quan hệ dựa trên huyết thống. Những người có mối quan hệ huyết thống với bố là họ hàng bên nội, với mẹ là họ hàng bên ngoại. Những người trong gia đình của người có mối quan hệ huyết thống với bố là thành viên trong gia đình thuộc họ hàng bên nội. Những người trong gia đình của người có mối quan hệ huyết thống với mẹ là thành viên trong gia đình thuộc họ hàng bên ngoại. |
- Học sinh đọc yêu cầu bài và tiến trình bày: + Họ hàng bên nội của Hoa: Ông bà nội của Hoa, gia đình anh trai của bố Hoa. + Họ hàng bên ngoại của Hoa: Ông bà ngoại của Hoa, gia đình em gái của mẹ Hoa.
- HS nhận xét ý kiến của bạn. - Lắng nghe rút kinh nghiệm. - 1 HS nêu lại nội dung HĐ1
|
Hoạt động 2. Tìm hiểu cách xưng hô bên nội, bên ngoại. (làm việc nhóm 2) - GV chia sẻ 2 bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời các nhóm tiến hành thảo luận và trình bày kết quả. + Quan sát tranh, đọc thông tin và cho biết Hoa xưng hô như thế nào với những người trong gia đình thuộc họ hàng bên nội và bên ngoại?
- GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương và bổ sung thêm: + Các thành viên trong gia đình họ hàng bên nội, bên ngoại bao gồm: ông bà nội; anh, chị em của bố và gia đình (chồng/vợ và con) của họ. + Các thành viên gia đình họ hàng bên ngoại bao gồm: ông bà ngoại; anh, chị em của mẹ và gia đình (chồng/vợ và con) của họ. + Cách xưng hô thì tuỳ vào địa phương, ví dụ em gái của bố ở miền Bắc gọi là cô, còn miền trung gọi à “o”,... - GV chốt nội dung HĐ2 và mời HS đọc lại: Họ hàng bên nội hoặc bên ngoại bao gồm ông, bà, anh chị em ruột của bố hoặc mẹ và con ruột của họ. Ở mỗi vùng miền có cách xưng hô khác nhau đối với những thành viên trong họ hàng. |
- Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày: + Hoa gọi anh trai của bố là bác trai; Vợ của bác trai là bác gái; con trai và con gái của các bác gọi là anh họ, chị họ. + Hoa gọi em gái của mẹ là dì; chồng của dì là chú (theo cách gọi của người miền Bắc); con gái của dì và chú là em họ.
- Đại diện các nhóm nhận xét. - Lắng nghe rút kinh nghiệm.
- 1 HS nêu lại nội dung HĐ2 |
3. Luyện tập: - Mục tiêu: + Biết cách xưng hô và nêu được mối quan hệ họ hàng, nội ngoại qua sơ đồ. - Cách tiến hành: |
|
Hoạt động 3. Thực hành nói, điền thông tin còn thiếu cách Hoa xưng hô với các thành viên trong gia đình bên nội, bên ngoại. (Làm việc nhóm 4) - GV chia sẻ sơ đồ và nêu câu hỏi. Sau đó mời các nhóm tiến hành thảo luận và trình bày kết quả. + Em hãy nói cách Hoa xưng hô với các thành viên trong gia đình thuộc họ hàng bên nội, bên ngoại trong sơ đồ dưới đây.
- GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương. |
- Học sinh chia nhóm 4, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày: Thành viên trong gia đình thuộc họ hàng bên nội của Hoa: Ông nội-bà nội (bố mẹ của bố Hoa); bác trai-bác gái (anh trai và vợ của anh trai của bố); anh, chị họ (con của bác trai, bác gái). Thành viên trong gia đình thuộc họ hàng bên ngoại của Hoa: Ông ngoại-bà ngoại (bố mẹ của mẹ Hoa); dì-chú (em gái và chồng của em gái của mẹ); em họ (con của gì và chú). - Lắng nghe, rút kinh nghiệm. |
4. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: |
|
- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh-Ai đúng”: Gv mô tả về một số người thân trong gia đình họ hàng, yêu cầu học sinh chỉ ra người đó là ai? + Người phụ nữ sinh ra mẹ mình là ai? + Người đàn ông được bà nội sinh ra sau bố mình là ai? + Người phụ nữ được bà ngoại sinh ra sau mẹ mình là ai? + Người con trai của bác trai và bác gái thì ta gọi là gì? - GV đánh giá, nhận xét trò chơi. - Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà. |
- HS lắng nghe luật chơi. - Học sinh tham gia chơi:
+ Đó là bà ngoại. + Đó là chú.
+ Đó là dì.
+Đó là anh họ. |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
-----------------------------------------------------------------------
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
CHỦ ĐỀ 1: GIA ĐÌNH
Bài 01: HỌ HÀNG VÀ NHỮNG NGÀY KỈ NIỆM CỦA GIA ĐÌNH (T2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:
- Kể được một tên thành viên trong gia đình bên nội và bên ngoại.
- Viết cách xưng hô hoặc cắt dán ảnh vào sơ đồ gia đình họ hàng nội, ngoại theo gợi ý.
- Bày tỏ được tình cảm, sự gắn bó của bản thân với họ hàng, nội, ngoại.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có biểu hiện yêu quý những người trong gia đình, họ hàng, biết nhớ về những ngày lễ trọng đại của gia đình.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có trách nhiệm với tập thể khi tham gia hoạt động nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: |
|
- GV mở bài hát “Gia đình nhỏ, hạnh phúc to” để khởi động bài học. + GV nêu câu hỏi: trong bài hát nói về nội dung gì? + Người mẹ đã mong điều gì cho con? + Người mẹ đã mong điều gì cho gia đình? - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới |
- HS lắng nghe bài hát.
+ Trả lời: Bài hát nói về lời ru của mẹ mong con khôn lớn. + Trả lời: Người mẹ mong con lớn nên người. + Trả lời: Người mẹ mong gia đình mãi mãi hạnh phúc. |
2. Thực hành: - Mục tiêu: + Kể được một số tên thành viên trong gia đình bên nội và bên ngoại. + Bày tỏ được tình cảm, sự gắn bó của bản thân với họ hàng, nội, ngoại. - Cách tiến hành: |
|
Hoạt động 1. Kể tên một số thành viên trong gia đình bên nội, bên ngoại. (làm việc cá nhân) - GV nêu yêu cầu: Em hãy kể tên một số thành viên trong gia đình bên nội, bên ngoại của em. + Vì sao lại xưng hô như vậy?
- GV mời các HS khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương. - GV chốt HĐ1 : Trong đất nước chúng ta việc xưng hô trong gia đình dòng họ tuỳ thuộc vào mỗi vùng miền. Có nơi gọi bố mẹ bằng ba - má, có nơi lại gọi là cha – mẹ; có nơi gọi là thầy-u,... vì vậy chúng ta xưng hộ theo địa phương của mình sao cho phù hợp và lễ phép. |
- Một số học sinh trình bày.
- Một số học sinh nêu theo cách xưng hô của địa phương. - HS nhận xét ý kiến của bạn. - Lắng nghe rút kinh nghiệm. - Học sinh lắng nghe1
|
Hoạt động 2. Cách thể hiện tình cảm của mình với họ hàng. (làm việc nhóm 4) - GV chia sẻ 2 bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời các nhóm tiến hành thảo luận và trình bày kết quả. + Họ đang gặp nhau vào dịp gì? + Tình cảm của những người trong hình như thế nào?
- GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương và bổ sung. Hoạt động 3. Nêu được việc mình làm thể hiện tình cảm với gia đình, họ hàng. (làm việc cá nhân) - GV nêu yêu cầu và cho học sinh suy nghĩ và trả lời câu hỏi: + Em thường làm gì để thể hiện tình cảm của mình đối với họ hàng? - GV cho các bạn nhận xét.’ - GV nhận xét chung và tuyên dương. |
- Học sinh chia nhóm 4, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày: + Những người trong hình có mối quan hệ họ hàng với nhau, được thê hiện qua cách xưng hô. Họ gặp nhau vào dịp sinh nhật của một thành viên trong họ hàng và tết Nguyên Đán. + Những người trong hình thể hiện tình cảm gắn bó với nhau, thông qua hành động đến thăm và chúc tết nhau nhân dịp đón năm mới; tặng quad nhân dịp dinh nhật; sự vui vẻ của mỗi người khi gặp họ hàng nhà mình.
- Đại diện các nhóm nhận xét. - Lắng nghe rút kinh nghiệm.
- Học sinh làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi. + 4-5 học sinh trả lời theo hiểu biết của mình. - Học sinh nhận xét.
|
3. Vận dụng: - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Viết cách xưng hô hoặc cắt dán ảnh vào sơ đồ gia đình họ hàng nội, ngoại theo gợi ý. - Cách tiến hành: |
|
Hoạt động 4. Viết cách xưng hô hoặc dán ảnh các thành viên trong gia đình thuộc họ hàng bên nội, bên ngoại. (Làm việc nhóm 4) - GV chia sẻ sơ đồ và nêu câu hỏi. Sau đó mời các nhóm tiến hành thảo luận và trình bày kết quả. + Viết cách xưng hô hoặc dán ảnh các thành viên trong gia đình thuộc họ hàng bên nội, bên ngoại của em theo sơ đồ, gợi ý dưới đây.
- GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương. - Nhận xét bài học. - Dặn dò về nhà. |
- Học sinh chia nhóm 4, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày:
+ Ông nội – bà bội; ông ngoại-bà ngoại
+ Bác gái-bác trai; mẹ, dì
+ Anh họ - chị họ; em, anh (chị) - Lắng nghe, rút kinh nghiệm. |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
---------------------------------------------------------------------
TUẦN 2
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
CHỦ ĐỀ 1: GIA ĐÌNH
Bài 01: HỌ HÀNG VÀ NHỮNG NGÀY KỈ NIỆM CỦA GIA ĐÌNH (T3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:
- Nêu được một số ngày kỉ nhiệm hay sự kiện quan trọng của gia đình và thông tin có liên quan đến những sự kiện, ngày kỉ niệm đó.
- Vẽ được đường thời gian theo thứ tự các sự kiện lớn, các mốc thời gian quan trọng đối với gia đình.
- Nhận xét được sự thay đổi của gia đình theo thời gian qua một số ví dụ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có biểu hiện yêu quý những người trong gia đình, họ hàng, biết nhớ về những ngày lễ trọng đại của gia đình.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có trách nhiệm với tập thể khi tham gia hoạt động nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: |
|
- GV tổ chức trò chơi: “Em yêu gia đình” để khởi động bài học. - Câu hỏi trong trò chơi: + Người sinh ra bố mình gọi là gì?
+ Chồng của bà nội gọi là gì?
+ Con trai của bác (anh của bố) gọi là gì?
+ Người được bà ngoại sinh ra sau mẹ gọi là gì? - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới |
- HS tham gia trò chơi
- Trả lời: + Người sinh ra bố mình gọi là bà nội. + Chồng của bà nội gọi là ông nội. + Con trai của bác (anh của bố) gọi là anh họ + Người được bà ngoại sinh ra sau mẹ gọi là dì. |
2. Khám phá: - Mục tiêu: + Nêu được một số ngày kỉ nhiệm hay sự kiện quan trọng của gia đình và thông tin có liên quan đến những sự kiện, ngày kỉ niệm đó. + Nhận xét được sự thay đổi của gia đình theo thời gian qua một số ví dụ. - Cách tiến hành: |
|
Hoạt động 1. Quan sát hình và tìm hiểu các sự kiện của gia đình Minh. (làm việc cá nhân) - GV chia sẻ 2 bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời học sinh suy nghĩ và trình bày. + Quan sát các hình về gia đình Minh và cho biết sự kiện nào đã diễn ra.
- GV mời các HS khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương. |
- Học sinh quan sát tranh, suy nghĩ và trình bày.
- Tranh 11: Ngày khai giảng năm học mới, ngày Minh chính tức đi học.
- Tranh 12: Gia đình Minh chào đón em bé ra đời (mẹ sinh em bé)
- HS nhận xét ý kiến của bạn. - Học sinh lắng nghe. |
Hoạt động 2. Quan sát và nêu các sự kiện của gia đình Minh qua đường thời gian. (làm việc nhóm 2) - GV chia sẻ đường thời gian và nêu câu hỏi. Sau đó mời các nhóm tiến hành thảo luận và trình bày kết quả. + Tên và thời gian diễn ra các sự kiện đó. + Thứ tự của các sự kiện trên đường thời gian.
- GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương và bổ sung. |
- Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày: + 2009: Đám cưới của bố mẹ Minh. + 2014: Minh được sinh ra. + 2018: Mẹ của Minh sinh em bé. + 2020: Minh bắt đầu học lớp 1. + 2009 - 2014 – 2018 - 2020 - Đại diện các nhóm nhận xét. - Lắng nghe rút kinh nghiệm. |
3. Luyện tập: - Mục tiêu: + Vẽ được đường thời gian theo thứ tự các sự kiện lớn, các mốc thời gian quan trọng đối với gia đình. + Nhận xét được sự thay đổi của gia đình theo thời gian qua một số ví dụ. + Tự tin, mạnh dạn trình mày trước lớp. - Cách tiến hành: |
|
Hoạt động 3: Kể về một ngày kỉ niệm hoặc sự kiện quan trọng của gia đình em. (làm việc cá nhân) - GV nêu câu hỏi. Sau đó mời học sinh suy nghĩ và trình bày. + Kể về một ngày kỉ niệm hoặc sự kiện quan trọng của gia đình em. - GV mời học sinh khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương. Gợi mở thêm một số sự kiện để học hiểu hơn. Hoạt động 4: Vẽ đường thời gian về một số sự kiện quan trọng của gia đình em. (làm việc nhóm 4) - GV giới thiệu sơ đồ đường thời gian, yêu cầu học sinh thảo luận nhóm về nội sung: + Vẽ đường thời gian về một số sự kiện quan trọng của gia đình em. Nhận xét sự thay đổi của gia đình em qua một số sự kiện theo thời gian.
- GV mời các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương. |
- Học sinh suy nghĩ và trình bày ý kiến của mình.
- HS nhận xét ý kiến của bạn. - Học sinh lắng nghe
- Học sinh thảo luận nhóm 4, vẽ đường thời gian và trình bày.
+ 2014: ngày em sinh ra + 2018: Lần đầu tiên, cả gia đình đi chơi xa. + 2020: mẹ sinh em bé.
- Các nhóm nhận xét ý kiến của bạn. - Học sinh lắng nghe |
4. Vận dụng: - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Bày tỏ được tình cảm, sự quan tâm đối với các thành viên trong gia đình. - Cách tiến hành: |
|
Hoạt động 5. Viết cách xưng hô hoặc dán ảnh các thành viên trong gia đình thuộc họ hàng bên nội, bên ngoại. (Làm việc chung cả lớp) - GV chia sẻ tranh và yêu cầu học sinh quan sát và cùng nhau xử lý tình huống: + Nếu em là bạn gái trong tình huống sau, em sẽ bày tỏ tình cảm và sự quan tâm đối với bố như thế nào?
- GV mời học sinh khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương. Bổ sung thêm cách xử lý: + Tuyệt quá, con chúc mừng bố! + Vậy là bố đã có vông việc mới rồi, con vui lắm. Chúc mừng bố nhé! - Nhận xét bài học. - Dặn dò về nhà. |
- Học sinh cùng nhau quan sát, suy nghĩ và đưa ra cách xử lý theo hiểu biết của mình.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- Học sinh lắng nghe. |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
-----------------------------------------------------------
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
CHỦ ĐỀ 1: GIA ĐÌNH
Bài 02: PHÒNG TRÁNH HỎA HOẠN KHI Ở NHÀ (T1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:
- Nêu được một số nguyên nhân dẫn đến cháy nhà và nêu được những thiệt hại có thể xảy ra (về người, về tài sản,...) do hỏa hoạn.
- Phát hiện được một số vật dễ cháy và giải thích được vì sao không được đặt chúng ở gần lửa.
- Thực hành ứng xử trong tình huống giả định khi có cháy xảy ra.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Biết cách ứng xử trong tình huống có cháy xảy ra ở nhà mình hoặc nhà người khác.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có ý thức phòng tránh hỏa hoạn và tôn trọng những quy định về phòng cháy.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- Tranh ảnh, tư liệu về một số vụ hỏa hoạn.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: |
|
- Em đã nhìn thấy cháy nhà trong thực tế hoặc trên truyền hình chưa? - Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến cháy nhà?.
- GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới |
- HS trả lời.
- Nguyên nhân: Cháy nhà do đun nấu bằng bếp củi (rơm, rạ), bếp ga, do chập điện,... - HS lắng nghe. |
2. Khám phá: - Mục tiêu: + Nêu được các nguy cơ có thể dẫn đến cháy nhà. + Nêu được hậu quả do hỏa hoạn và cách phòng tránh cháy. - Cách tiến hành: |
|
Hoạt động 1. Tìm hiểu về nguy cơ/ nguyên nhân cháy nhà. (làm việc cá nhân) - GV chia sẻ 4 bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời học sinh quan sát và trình bày kết quả. + Điều gì xảy ra trong mỗi hình? + Những nguyên nhân nào dẫn đến cháy nhà?
- GV mời các HS khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương. - GV chốt HĐ1 và mời HS đọc lại. Những nguy cơ dẫn đến cháy nhà: đốt rác, rơm rạ gần đống rơm; vừa sặc điện thoại vừa sử dụng, chập điện, để vật dễ bén lửa gần bếp đun nấu,... |
- Học sinh đọc yêu cầu bài và tiến trình bày: + H1: Đốt rác bén vào đống rơm gay cháy nhà. + H2: Chập điện gây cháy nhà. + H3: Sặc điện thoại gây cháy nhà. + H4: Để những vật dễ bén lửa gần bếp củi đang đun nấu. - Những nguyên nhân dẫn đến cháy nhà: đốt rác, rơm rạ; vừa sặc điện thoại vừa sử dụng, chập điện, để vật dễ bén lửa gần bếp đun nấu,...
- HS nhận xét ý kiến của bạn. - Lắng nghe rút kinh nghiệm. - 1 HS nêu lại nội dung HĐ1 |
Hoạt động 2. Những nguyên nhân khác gây cháy và cách phòng tránh cháy. (làm việc nhóm 2) - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2. + Nêu các nguyên nhân khác có thể dẫn đến cháy? - GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương và bổ sung thêm: Nguyên nhân khác gây cháy: đốt vàng mã, trẻ em đùa nghịch lửa, không chú ý khi châm hương,... Hoạt động 3. Những thiệt hại do cháy gây ra và cách phòng tránh cháy. (làm việc nhóm 2) + Cháy gây thiệt hại gì?
+ Cách phòng cháy?
- GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương và bổ sung thêm: - GV chiếu rên màn hình một số thiệt hại do cháy gây ra - GV chốt nội dung HĐ2 và mời HS đọc lại: + Hậu quả: Cháy nhà gây thiệt hại về người (bị bỏng, chết); thiệt hại về tài sản (hư hỏng đồ dùng, nhà cửa,..). + Cách phòng tránh cháy: Không để vật dễ cháy nơi đun nấu; Hệ thống điện phải lắp Aptomat tự ngắt toàn nhà; Đun bếp phải trông coi,... Hoạt động 4. Cách xử lí khi có cháy (làm việc nhóm 4) - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4. + Mọi người trong hình làm gì? + Nêu nhận xét của em về cách ứng xử đó?
- GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương và bổ sung thêm: + H6,7,8 là cách xử lí hợp lí khi xảy ra cháy. + H9: cách xử lí không hợp lí khi xảy ra cháy. |
- Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày: + Nguyên nhân gây cháy: không cẩn thận khi đốt rác, rơm rạ gần đống rơm; vừa sặc điện thoại vừa sử dụng, chập điện, để vật dễ cháy nơi đun nấu, đốt vàng mã, trẻ em đùa nghịch lửa, không chú ý khi châm hương,...
- Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày: * Hậu quả: Cháy nhà, thiệt hại về người (bị bỏng, chết); thiệt hại về tài sản (hư hỏng đồ dùng, nhà cửa,..).
* Cách phòng tránh cháy: - Không để vật dễ cháy nơi đun nấu. - Hệ thống điện phải lắp Aptomat tự ngắt toàn nhà - Đun bếp phải trông coi. ... - Đại diện các nhóm nhận xét. - Lắng nghe rút kinh nghiệm.
- 1 HS nêu lại nội dung HĐ3
- Học sinh chia nhóm 4, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày: + H6: Mọi người thoát khỏi đám cháy bằng cách bò thoát bằng cầu thang bộ. + H7: Bế em bé chạy ra ngoài đám cháy và kêu cứu. + H8: Gọi cứu hỏa + H9: Đổ nước và đám cháy điện: nguy hiểm gây cháy chập lớn hơn và điện giật chết người. |
3. Luyện tập: - Mục tiêu: + Hs phát hiện được một số vật dễ cháy trong gia đình và đề xuất được nơi cất giữ an toàn. - Cách tiến hành: |
|
Hoạt động 5. Thực hành điều tra, phát hiện những thứ có thể gây cháy nhà em theo gợi ý. (Làm việc nhóm 4) - GV chia sẻ sơ đồ và nêu câu hỏi. Sau đó mời các nhóm tiến hành thảo luận và trình bày kết quả.
- GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương. - Bài 2,3: GVHD HS hoàn thành vào vở bài tập |
- Học sinh chia nhóm 4, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày: + Chai dầu thắp- bếp ga, bếp lửa + Bao diêm- bếp ga, bếp lửa + Nến- bếp ga, bếp lửa - Lắng nghe, rút kinh nghiệm. |
4. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: |
|
- GV tổ chức trò chơi “Cứu hỏa”: - GV hô: Có cháy! Có cháy! - GV hô: Cháy ở khu vực nhà bếp - GV đánh giá, nhận xét trò chơi. - Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà. |
- HS lắng nghe luật chơi. - HS hô: Cháy ở đâu? - HS nêu cách xử lí - Học sinh tham gia chơi:
|
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
-----------------------------------------------------------------------
TUẦN 3
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
CHỦ ĐỀ 1: GIA ĐÌNH
Bài 02: PHÒNG TRÁNH HỎA HOẠN KHI Ở NHÀ (T2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:
- Nêu được một số nguyên nhân dẫn đến cháy nhà và nêu được những thiệt hại có thể xảy ra (về người, về tài sản,...) do hỏa hoạn.
- Phát hiện được một số vật dễ cháy và giải thích được vì sao không được đặt chúng ở gần lửa.
- Thực hành ứng xử trong tình huống giả định khi có cháy xảy ra.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Biết cách ứng xử trong tình huống có cháy xảy ra ở nhà mình hoặc nhà người khác.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có ý thức phòng tránh hỏa hoạn và tôn trọng những quy định về phòng cháy.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- Tranh ảnh, tư liệu về một số vụ hỏa hoạn.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: |
|
- GV mở bài hát “Lính cứu hỏa” để khởi động bài học. + GV nêu câu hỏi: trong bài hát nói về nội dung gì?
+ Công việc của lính cứu hỏa có ích lợi gì? - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới |
- HS lắng nghe bài hát.
+ Trả lời: Bài hát nói về công việc cứu hỏa của các chú lính cứu hỏa. + Trả lời: Dập tắt các đám cháy, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản. |
2. Thực hành: - Mục tiêu: + Xử lí được một số tình huống khi có cháy. + Bày tỏ được tình cảm, sự tương thân tương ái của bản thân với mọi người xung quanh . - Cách tiến hành: |
|
Hoạt động 1. Xử lí tình huống. (làm việc nhóm 4) - GV nêu yêu cầu: Em sẽ xử lí thế nào trong tình huống sau.
+ Vì sao lại xử lí như vậy? - GV mời các HS khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương. - GV chốt HĐ1: Khi bếp ga có mùi ga, nguyên nhân có thể do hở dây dẫn ga hoặc người nấu bếp chưa tắt hẳn bếp. Gặp tình huống này chúng ta bình tĩnh khóa bình ga lại rồi mở các cửa phòng bếp, lấy quạt tay quạt khí ga ra bên ngoài. Tuyệt đối không được bật quạt điện, bóng điện khi ở khu vực bếp có mùi ga. |
- Học sinh chia nhóm 4, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày: + Bỏ chạy ra ngoài, tìm sự trợ giúp vì em sợ mùi ga. + Khóa bình ga, mở cửa sổ cho thoáng phòng bếp rồi báo cho người lớn vì em đã được học cách xử lí khi bếp ga có mùi ga. ......... - Các nhóm nhận xét. - Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
|
Hoạt động 2. Những việc nên và không nên làm để phòng tránh cháy nhà.(làm việc nhóm 4) - GV chia sẻ bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời các nhóm tiến hành thảo luận và trình bày kết quả. + Hai bạn nhỏ đang trao đổi với bố mẹ bạn ấy nội dung gì? + Vì sao bạn lại góp ý với bố mẹ như vậy?
- GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương và bổ sung. |
- Học sinh chia nhóm 4, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày: + Hai bạn nhỏ trao đổi với bố mẹ về việc để vật dễ cháy xa nơi bếp nấu (bình xịt côn trùng) và nhắc mẹ đã tắt bếp ga trước khi ra khỏi nhà chưa. + Vì các bạn đã được tìm hiểu về phòng cháy nên các bạn góp ý với bố mẹ như vậy để phòng tránh cháy nổ. - Đại diện các nhóm nhận xét. - Lắng nghe rút kinh nghiệm.
|
3. Vận dụng: - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Biết phòng tránh cháy nổ và cách thoát khỏi đám cháy. - Cách tiến hành: |
|
Hoạt động 3. Biết phòng tránh cháy nổ và cách thoát khỏi đám cháy. (Làm việc nhóm 4) - GV nêu câu hỏi. Sau đó mời các nhóm tiến hành thảo luận và trình bày kết quả. + Em sẽ làm gì để phòng tránh được cháy tại gia đình nhà mình. + Nêu cách xử lí khi gặp cháy.
- GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương. - Nhận xét bài học. - Dặn dò về nhà. |
- Học sinh chia nhóm 4, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày: + Phòng cháy bằng cách: Không để những thứ dễ cháy gần bếp, tắt bếp khi nấu xong, ngắt nguồn điện khi không sử dụng,... + Thấy có đám cháy thì kêu cứu và tìm cách thoát nhanh khỏi đám cháy. |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
--------------------------------------------------
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
CHỦ ĐỀ 1: GIA ĐÌNH
Bài 03: VỆ SINH XUNG QUANH NHÀ (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:
- Kể được tên một số việc làm để giữ vệ sinh xung quanh nhà.
- Giải thích được một số cách đơn giản tại sao cần phải giữ vệ sinh xung quanh nhà.
- Thực hiện được một số việc làm phù hợp để giữ vệ sinh xung quanh nhà.
- Có ý thức giữ vệ sinh và tuyên truyền để mọi người cùng thực hiện.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có trách nhiệm với tập thể khi tham gia hoạt động nhóm.
*GD TKNL&HQ - GD BVMT:
- Giáo dục học sinh biết mọi người dân dù sống ở đâu cũng đều phải biết giữ gìn môi trường sống xung quanh sạch sẽ. Giữ gìn môi trường xung quanh nhà ở đem lại rất nhiều lợi ích: đảm bảo được sức khỏe, phòng tránh nhiều bệnh tật,.. Nếu môi trừng xung quanh nhà ở sạch sẽ thì ruồi, muỗi, sâu bọ và các mầm bệnh không có nơi sinh sống, ẩn nấp, không khí sạch sẽ, trong lành giúp em có sức khỏe tốt, học hành hiệu quả hơn.
- Thực hiện những hành vi đúng để tránh ô nhiễm do rác thải gây ra đối với môi trường sống.
- Giáo dục HS giữ vệ sinh chung, không xả rác ra môi trường gây ảnh hướng đến môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: |
|
- GV cho cả lớp nghe bài hát “Bé quét nhà” của nhạc sĩ Hà Đức Hậu để khởi động bài học. + Em bé trong bài hát đã làm gì để giúp đỡ bà, giúp đỡ mẹ? + Hằng ngày, em và mọi người trong gia đình thường làm gì để giữ vệ sinh xung quanh nhà? - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới |
- HS lắng nghe bài hát.
+ HS trả lời.
+ HS trả lời.
- HS lắng nghe. |
2. Khám phá: - Mục tiêu: + Kể được tên một số việc làm để giữ vệ sinh xung quanh nhà. + Giải thích được một số cách đơn giản tại sao cần phải giữ vệ sinh xung quanh nhà. - Cách tiến hành: |
|
Hoạt động 1. Những việc cần làm để giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở. (Làm việc nhóm 4) - Giáo viên chia lớp thành các nhóm, yêu cầu mỗi nhóm quan sát hình 1, 2, 3, 4 trang 16 sách giáo khoa và trả lời câu hỏi theo gợi ý: + Kể tên việc làm trong mỗi hình? Nêu lợi ích của những việc làm đó?
- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương. * GDHS: + Nói những việc em đã làm để giữ gìn vệ sinh xung quanh nhà?
- GV chốt HĐ1 và mời HS đọc lại. *Kết luận: Vệ sinh xung quanh nhà ở, làm cho môi trường xung quanh nhà ở của mình có không khí trong lành, thoáng đãng, sạch sẽ và đẹp hơn. |
- HS thảo luận nhóm 4 quan sát tranh và trả lời câu hỏi theo gợi ý.
+ Hình 1: Mọi người đang cùng đang quét dọn để tổng vệ sinh khu phố. Mọi người quét dọn rác cho khu phố sạch sẽ, thoáng mát. + Hình 2: Bố đang đổ nước bẩn trong chum vãi đi. Vệ sinh đồ dùng để muỗi không có chỗ ẩn nấp dễ gây bệnh. + Hình 3: Hai ông cháu đang cùng nhau quét dọn vệ sinh sân vườn, tỉa cây cảnh khu vực trước cửa nhà mình để có không gian thoáng đãng và đẹp hơn. + Hình 4: Dọn dẹp, phát quang bụi rậm xung quanh nhà để ruồi, muỗi không có chỗ ẩn nấp, giũ gìn môi trường xung quanh. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - HS nhận xét ý kiến của bạn. - Lắng nghe rút kinh nghiệm. - 2 - 3 HS nói những việc đã làm để giữ gìn môi trường xung quanh nhà ở. - HS lắng nghe. - 1 - 2 HS nêu lại nội dung HĐ1
|
Hoạt động 2. Lợi ích của việc giũ sạch môi trường xung quanh nhà ở. (làm việc nhóm 2) + Quan sát tranh hình 5, 6, 7 trang 17 sách giáo khoa thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi theo gợi ý: H: Việc làm nào trong các hình sau có tác dụng giữ vệ sinh xung quanh nhà? Vì sao? - GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương. * Liên hệ GDHS: Mọi người trong bức tranh sống ở vùng hoặc nơi nào? - GV chốt nội dung HĐ2 và mời HS đọc lại: *Kết luận: Mọi người dân dù sống ở đâu (thành thị, nông thôn, miền núi, vùng biển) thì chúng ta đều phải biết giữ gìn môi trường xung quanh nhà ở sạch sẽ. Cần phải làm những công việc đó tùy theo sức của mình và phụ thuộc vào điều kiện sống cụ thể nơi mình sinh sống. |
- Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày:
TL: Hình 5, 6 việc nên làm, hình 7 việc không nên làm vì gây mất vệ sinh xung quanh nhà ở. + Hình 5: Dọn dẹp, vệ sinh chuồng nuôi bò làm như thế để giữ vệ sinh môi trường xung quanh, ruồi không có chỗ đậu. + Hình 6: Hai bác đang sửa đường thoát nước thải gần nhà, nhà sẽ sạch đẹp hẳn lên. + Hình 7: Bạn nữ vứt rác bừa bãi ra ngoài đường không đúng nơi quy định gây mất vệ sinh.
- Đại diện các nhóm nhận xét. - Lắng nghe rút kinh nghiệm. - HS trả lời.
- HS lắng nghe. - 1 - 2 HS nêu lại nội dung HĐ2 |
3. Luyện tập: - Mục tiêu: + Thực hiện được một số việc làm phù hợp để giữ vệ sinh xung quanh nhà. + Có ý thức giữ vệ sinh và tuyên truyền để mọi người cùng thực hiện. - Cách tiến hành: |
|
Hoạt động 3. Liên hệ bản thân (Làm việc nhóm 2) - GV cho HS thảo luận nhóm đôi. Sau đó mời các nhóm tiến hành thảo luận và trình bày kết quả. - Giáo viên cho học sinh liên hệ đến môi trường nơi các em đang sống: đường phố, ngõ xóm, bản làng… H: Tại sao phải giữ gìn xung quanh nhà ở? Nói những việc bạn đã làm để giữ vệ sinh xung quanh nhà ở?
- GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương. - GV chốt HĐ3 và mời HS đọc lại. *Kết luận: Giữ gìn môi trường xung quanh nhà ở đem lại rất nhiều lợi ích: đảm bảo được sức khỏe, phòng tránh nhiều bệnh tật,… không khí sạch sẽ, trong lành, giúp em có sức khỏe tốt, học hành hiệu quả hơn. |
- Thảo luận nhóm đôi theo hình thức hỏi đáp. Đại diện các nhóm trình bày: - Học sinh liên hệ.
TL: Để đảm bảo vệ sức khỏe, để phòng tránh bệnh tật,.. môi trường xung quanh nhà thoáng đãng, sạch sẽ, mình đã: + Vứt rác đúng nơi quy định. + Thường xuyên quét dọn nhà cửa. + Nhổ sạch cỏ, cây dại xung quanh nhà ở. + Phát quang bụi rậm. + Vệ sinh đồ dùng như chum vãi tránh ruồi, muỗi.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm. - HS lắng nghe. - 1 - 2 HS nêu lại nội dung HĐ3
|
4. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: |
|
- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “ Nhanh tay - nhanh mắt” để củng cố kiến thức. - GV nêu luật chơi: GV cho HS quan sát tranh thật nhanh, ai biết giơ tay nhanh để giành quyền trả lời. + Chỉ ra những việc nên/không nên làm giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở. + Lợi ích của việc giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở. - GV cho HS xem 1 đoạn Video: “Chúng ta phải làm gì để bảo vệ môi trường?”
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà thực hiện những điều vừa học vào cuộc sống hằng ngày. |
- HS lắng nghe luật chơi và quan sát tranh.
- HS tham gia trò chơi.
- HS xem Video. + Quét dọn nhà cửa, giữ gìn vệ sinh đường phố, trồng cây xanh, trồng hoa ven đường, vận động mọi người bỏ rác đúng nơi quy định, sử dụng và tiết kiệm nước sạch,… |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
TUẦN 4
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
CHỦ ĐỀ 1: GIA ĐÌNH
Bài 03: VỆ SINH XUNG QUANH NHÀ (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:
- Thực hiện được một số việc làm phù hợp để giữ vệ sinh xung quanh nhà.
- Có ý thức giữ vệ sinh và tuyên truyền để mọi người cùng thực hiện.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có trách nhiệm với tập thể khi tham gia hoạt động nhóm.
*GD TKNL&HQ - GD BVMT:
- Giáo dục học sinh biết mọi người dân dù sống ở đâu cũng đều phải biết giữ gìn môi trường sống xung quanh sạch sẽ. Giữ gìn môi trường xung quanh nhà ở đem lại rất nhiều lợi ích: đảm bảo được sức khỏe, phòng tránh nhiều bệnh tật,.. Nếu môi trừng xung quanh nhà ở sạch sẽ thì ruồi, muỗi, sâu bọ và các mầm bệnh không có nơi sinh sống, ẩn nấp, không khí sạch sẽ, trong lành giúp em có sức khỏe tốt, học hành hiệu quả hơn.
- Thực hiện những hành vi đúng để tránh ô nhiễm do rác thải gây ra đối với môi trường sống.
- Giáo dục HS giữ vệ sinh chung, không xả rác ra môi trường gây ảnh hướng đến môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: |
|
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. - Chiếu màn hình có câu hỏi khởi động. Khoanh tròn vào câu trả lời đúng + Câu 1: Để môi trừng xung quanh nhà sạch sẽ, em đã: A) Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa. B) Vẽ lên tường nhà. C) Vứt rác bừa bãi. + Câu 2: Giữ gìn môi trường xung quanh nhà ở đem lại lợi ích gì? A) Đảm bảo được sức khỏe. B) Phòng tránh nhiều bệnh tật. C) Cả hai đáp án trên. - GV chiếu đáp án để HS so sánh, đối chiếu. - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới |
- HS tham gia trò chơi
- HS lắng nghe. |
2. Thực hành: - Mục tiêu: + Thực hiện được một số việc làm phù hợp để giữ vệ sinh xung quanh nhà. + Có ý thức giữ vệ sinh và tuyên truyền để mọi người cùng thực hiện. - Cách tiến hành: |
|
Hoạt động 1. Hoàn thành sơ đồ những việc nên làm hoặc không nên làm để giữ gìn vệ sinh xung quanh nhà. (làm việc cá nhân) - GV nêu yêu cầu HS hoàn thành sơ đồ vào PHT và chia sẻ với bạn:
- GV gọi HS trình bày. - GV mời các HS khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương. - GV chốt HĐ1 : * Kết luận: + Những việc em nên làm để giữ vệ sinh xung quanh nhà ở: thường xuyên quét dọn nhà cửa, trồng cây xanh, nhổ sạch cỏ, xung quanh nhà ở, phát quang bụi rậm, vứt rác đúng nơi quy định,… + Những việc em không làm để giữ vệ sinh xung quanh nhà ở: để đồ dùng không ngăn nắp, vứt rác không bừa bãi, đổ nước thải ra đường, vẽ bậy, dán, phát tờ rơi,… |
- HS hoàn thành sơ đồ vào PHT.
- Một số học sinh trình bày. - HS nhận xét bài làm của bạn. - Lắng nghe rút kinh nghiệm. - Học sinh lắng nghe.
|
Hoạt động 2. Chia sẻ ý kiến về những việc nên làm hoặc không nên làm để giữ gìn vệ sinh xung quanh nhà. (làm việc nhóm 4) - GV chia sẻ 2 bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời các nhóm tiến hành thảo luận và trình bày kết quả. H: Em đồng tình hay không đồng tình với những việc làm nào dưới đây? Vì sao?
- GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương và bổ sung. |
- Học sinh chia nhóm 4, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày: + Hình 9: Đồng tình vì mọi người đang vệ sinh khu vực chung trong khu dân cư như quét dọn, lau chùi các lan can, cầu thang,… để giữ chung cư luôn sạch sẽ, thoáng đãng. + Hình 10: Không đồng tình vì một bác đang rửa xe máy ở hè nhà, xả nước ra đường gây mất mĩ quan đường phố, ảnh hưởng đến người đi đường. - Đại diện các nhóm nhận xét. - Lắng nghe rút kinh nghiệm.
|
3. Vận dụng: - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Thực hiện những hành vi đúng để môi trường xung quanh nhà luôn sạch sẽ. + Giáo dục HS giữ vệ sinh chung, không xả rác ra môi trường, nêu được tác hại khi gia súc phóng uế bừa bãi sẽ ảnh hướng đến môi trường. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: |
|
Hoạt động 3. Xử lí tình huống. (Làm việc nhóm 4) - Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm quan sát hình 9, 10 trang 19 trong SGK. Nêu tình huống và đưa ra cách xử lí phù hợp trong mỗi hình. Tình huống 1: Khi đến giờ đổ rác các bác lao công sẽ gõ kẻng cho mọi người xuống đổ rác. Bạn nam đang vội đi đá bóng nên bạn vứt luôn rác xuống sân.
Tình huống 2: Một bác đang cho chú chó đi vệ sinh ngoài đường.
- Gọi đại diện các nhóm đưa ra cách xử lí phù hợp trong hai tình huống trên. - Gọi các nhóm nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét chung, tuyên dương. * Liên hệ GDHS: GD cho HS về kĩ năng phòng chống Covid - 19 và dịch xuất suất huyết. H: Chúng ta cần phải làm gì để tăng sức đề kháng để phòng chống dịch bệnh Covid - 19 và dịch xuất suất huyết? - GV đưa ra thông điệp: Chúng ta cần làm những việc phù hợp để giữ gìn vệ sinh xung quanh nhà tạo không gian sống sạch đẹp, bảo vệ sức khỏe, góp phần phòng tránh dịch bệnh,.. - Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà thực hiện những điều vừa học vào cuộc sống hằng ngày. |
- Học sinh cùng nhau quan sát, suy nghĩ và đưa ra cách xử lý theo hiểu biết của mình.
- Đại diện các nhóm xử lí tình huống.
- Đại diện các nhóm xử lí tình huống.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- Tập thể dục, thực hiện tốt 5K, ăn nhiều hoa quả, rau xanh, vệ sinh xung quanh nhà ở sạch sẽ,… - 2 - 3 HS đọc thông điệp.
|
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
---------------------------------------------------------------------
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Bài 04: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH (T1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:
- Hệ thống hóa được kiến thức đã học về chủ đề gia đình.
- Xử lý được một số tình huống giả định liên quan đến an toàn khi ở nhà và thể hiện tình cảm với họ hàng.
- Thể hiện tinh thần trách nhiệm, làm được một số việc để phòng tránh hỏa hoạn và giữ vệ sinh xung quanh nhà, chia sẻ các việc làm đó với bạn.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có biểu hiện yêu quý những người trong gia đình, họ hàng, biết nhớ về những ngày lễ trọng đại của gia đình.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có trách nhiệm với tập thể khi tham gia hoạt động nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
-Sơ đồ tranh 20 phóng to.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: |
|
- GV cho học sinh thi ai nhanh, ai đúng. Gv nêu câu hỏi HS thi đua xung phong nêu câu trả lời + Bên nội của Hoa có những ai?
+ Bên ngoại của Hoa có những ai?
+Nêu những nguyên nhân cháy nhà mà em biết? - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới |
- HS lắng nghe, thi đua trả lời.
+ Trả lời:Ông nội, bà nội, bác trai, bác dâu và 2 anh chị em họ + Trả lời: Ông ngoại, bà ngoại, dì, chú và 1 em họ. - HS trả lời. - HS lắng nghe. |
2. Khám phá: - Mục tiêu: Hệ thống hóa được kiến thức đã học về chủ đề gia đình. - Cách tiến hành: |
|
Hoạt động 1. Tìm hiểu về họ hàng bên nội, bên ngoại. (Làm việc nhóm 4) - GV chuẩn bị sơ đồ và cầu HS thảo luận hoàn nhóm. Sau đó mời học sinh trình bày kết quả.
- GV mời các HS khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương. |
- Học sinh đọc yêu cầu bài thảo luận nhóm 4. Sau đó đại diện trình bày:
- HS nhận xét ý kiến của bạn. - Lắng nghe rút kinh nghiệm. |
3. Luyện tập: - Mục tiêu: + Xử lý được một số tình huống giả định liên quan đến an toàn khi ở nhà và thể hiện tình cảm với họ hàng. - Cách tiến hành: |
|
Hoạt động 2. Vận dụng (Làm việc nhóm 2) - GV chia sẻ 2 bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời các nhóm tiến hành thảo luận và trình bày kết quả. + Quan sát tranh, đọc thông tin và cho biết Tranh vẽ về tình huống gì? Hành động, lời nói của các bạn nhỏ trong tranh là nên làm hay không nên làm? Tình huống đó có thể dẫn tới điều gì hay thể hiện điều gì? Nêu cách xử lý từng tình huống?
- GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương - GV chốt nội dung và giáo dục học sinh phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà và thực hiện các việc làm để thể hiện tình cảm, sự gắn bó trong gia đình và họ hàng. |
- Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày: + Tranh 1: Hai bạn nhỏ đang đốt lửa gần nhà sàn, bên cạnh là các vận dụng dễ cháy + Tranh 2: Mẹ muốn con gái đi thăm một người họ hàng bị ốm, nhưng người con từ chối vì không thích.
- Đại diện các nhóm nhận xét. - Lắng nghe rút kinh nghiệm.
- HS lắng nghe. |
4. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: |
|
- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh-Ai đúng”: Gv mô tả về một số người thân trong gia đình họ hàng, yêu cầu học sinh chỉ ra người đó là ai? + Người phụ nữ sinh ra mẹ mình là ai? + Người đàn ông được bà nội sinh ra sau bố mình là ai? + Người phụ nữ được bà ngoại sinh ra sau mẹ mình là ai? + Người con trai của bác trai và bác gái thì ta gọi là gì? - GV đánh giá, nhận xét trò chơi. -Chuẩn bị một số hình ảnh về các sự kiện của gia đình (nếu có). -Yêu cầu HS ghi chép lại các việc đã làm hàng ngày để phòng tránh hỏa hoạn và giữ vệ sinh xung quanh nhà để trình bày vào tiết sau. - Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà. |
- HS lắng nghe luật chơi. - Học sinh tham gia chơi:
+ Đó là bà ngoại. + Đó là chú.
+ Đó là dì.
+Đó là anh họ.
- Lắng nghe. -Lắng nghe, thực hiện yêu cầu.
-Lắng nghe, thực hiện yêu cầu.
-Lắng nghe. |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
TUẦN 5
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
CHỦ ĐỀ 1: GIA ĐÌNH
Bài 04: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH (T2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:
-Chọn một số sự kiện và nói về sự thay đổi của gia đình qua các mốc thời gian khác nhau.
- Thể hiện tinh thần trách nhiệm, làm được một số việc để phòng tránh hỏa hoạn và giữ vệ sinh xung quanh nhà, chia sẻ các việc làm đó với bạn.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có biểu hiện yêu quý những người trong gia đình, họ hàng, biết nhớ về những ngày lễ trọng đại của gia đình.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có trách nhiệm với tập thể khi tham gia hoạt động nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. - Cách tiến hành: |
|
- GV mở bài hát “Cả nhà thương nhau” để khởi động bài học. - GV dẫn dắt vào bài mới |
- HS nghe và hát theo.
|
2. Thực hành: - Mục tiêu: + Chọn một số sự kiện và nói về sự thay đổi của gia đình qua các mốc thời gian khác nhau. + Làm được một số việc để giữ gìn vệ sinh xung quanh nhà,phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà và chia sẻ các việc làm đó với bạn. - Cách tiến hành: |
|
Hoạt động 1. Chọn và giới thiệu một số hình ảnh của gia đình em qua các mốc thời gian khác nhau. (Làm việc nhóm)
-GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4 - GV nêu yêu cầu học sinh sử dụng một số hình ảnh của gia đình theo thời gian(Nếu có), hoặc có thể vẽ tranh hoặc kể bằng lời. + Hình ảnh đó chụp vào khoảng thời gian nào? Nội dung của hình ảnh là gì? + Sự thay đổi của gia đình qua các hình ảnh là gì? +Cảm xúc của em vế mỗi sự kiện/ hình ảnh đó như thế nào? - Gọi một số học sinh đại diện trình bày. - GV mời các HS khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương. |
-Thảo luận nhóm 4: Học sinh đọc yêu cầu, mỗi học sinh chia sẻ nhóm về các sự kiện lớn của gia đình dựa trên một số hình ảnh hoặc dựa vào trí nhớ...
- Một số học sinh trình bày. - HS nhận xét ý kiến của bạn. - Lắng nghe rút kinh nghiệm. |
Hoạt động 2. Chia sẻ với bạn về một số việc làm hàng ngày để phòng tránh hỏa hoạn và giữ vệ sinh xung quanh nhà. (làm việc nhóm 2) - GV yêu cầu HS đọc yêu cầu. Sau đó hành thảo luận nhóm đôi và trình bày kết quả.
- Gọi một số học sinh đại diện trình bày. - GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương và bổ sung. |
- Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày: - Đại diện các nhóm nhận xét. - Lắng nghe rút kinh nghiệm. |
3. Vận dụng: - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. - Cách tiến hành: |
|
-GV yêu cầu học sinh đọc nội dung “Bây giờ,em có thể”. - Yêu cầu học sinh quan sát hình chốt và nói về nội dung của hình. + Hình vẽ gì? Các bạn trong hình đang nói gì? +Em đã thực hiện việc vẽ sơ đồ các thành gia đình họ nội họ ngoại chưa? - GV nhận xét, tuyên dương. - Nhận xét bài học. |
- Học đọc cá nhân.
- Quan sát hình.
-Trả lời.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm. |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
---------------------------------------------------------------------
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
CHỦ ĐỀ 2: TRƯỜNG HỌC
Bài 5: HOẠT ĐỘNG KẾT NỐI VỚI CỘNG ĐỒNG (T1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:
- Nêu được tên và ý nghĩa của một đến hai hoạt động kết nối với xã hội của trường học và mô tả được hoạt động đó .
- Nhận xét được sự tham gia của HS trong các hoạt động kết nối.
- Tích cực, có trách nhiệm khi tham gia hoạt động kết nối trường học với cộng đồng.
- Có ý thức tuyên truyền, vận động các bạn cùng tham gia.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có biểu hiện yêu quý, đùm bọc và giúp dỡ những người có hoàn cảnh khó khan hơn mình
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có trách nhiệm với tập thể khi tham gia hoạt động nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: |
|
- GV cho HS quan sát tranh Hình 1 để khởi động bài học.
+ GV nêu câu hỏi: Mọi người trong hình 1 đang làm gì ?
+ Em đã tham gia hoạt động như vậy chưa ? + Em cảm thấy như thế nào khi tham gia các hoạt động như thế? - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới |
- HS quan sát.
+ Hình 1 : Người dân tham gia trang trí bức tường trong khu dân cư. - HS trả lời.
- HS lắng nghe. |
2. Khám phá: - Mục tiêu: + Nêu được tên và ý nghĩa của một đến hai hoạt động kết nối với xã hội của trường học và mô tả được hoạt động đó. + Nhận xét được sự tham gia của HS trong các hoạt động kết nối. - Cách tiến hành: |
|
Hoạt động 1. Tìm hiểu các hoạt động ủng hộ của trường Minh, Hoa. (làm việc cá nhân) - GV chia sẻ Hình 2
- YC HS Quan sát hoạt động của trường Minh, Hoa trong mỗi hình và cho biết : Sau đó mời đại diện các nhóm trình bày kết quả + Các bạn đã tham gia hoạt động nào với cộng đồng là gì? Hãy mô tả hoạt động đó
+ Ý nghĩa của các hoạt động đó ?
+ Nhận xét sự sự tham gia của các bạn ?
- GV mời các HS khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương. - GV chốt HĐ1: Những hoạt động này là những hoạt động kết nối với cộng đồng. Những hoạt đồng này thể hiên sự quan tâm, đùm bọc, yêu thương đồng bào bằng việc giúp đỡ, chia sẻ một phần của mình với những người có hoàn cảnh khó khan hơn. - Mời HS quan sát một số bức tranh tham gia hoạt động kết nối cộng đồng .
|
- Học sinh đọc yêu cầu bài và trình bày :
+ Các bạn Minh, Hoa đang quyên góp sách vở, đồ dùng học tập để ủng hộ các bạn vùng lũ lụt. + Việc làm này thể hiện sự đùm bọc, yêu thương đồng bào bằng việc giúp đỡ, chia sẻ một phần của mình với những người có hoàn cảnh khó khăn. + Các bạn tham gia rất nhiệt tình, hào hứng, tự giác và rất tích cực - HS nhận xét ý kiến của bạn. - Lắng nghe rút kinh nghiệm. - 1 HS nêu lại nội dung HĐ1
|
Hoạt động 2. Tìm hiểu các hoạt động của trường học. (làm việc nhóm đôi) - GV chia sẻ hình 3 và nêu câu hỏi:
Sau đó mời đại diện nhóm lên trình bày kết quả. + Em thấy gì trong bức tranh ?
+ Em hãy nhận xét sự tham gia của các bạn như thế nào ? + Những hành động tham gia cộng động sẽ có ý nghĩa gì ? - GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương. - GV chốt lại nội dung và khuyến khích học sinh tích cực tham gia các hoạt động kết nối cộng đồng của nhà trường tổ chức |
- Học sinh quan sát hình 3, đọc yêu cầu bài, thảo luận nhóm đôi và tiến trình bày.
- Các bạn trong tranh tham gia hoạt động đổi rác lấy quà - Đổi rác lấy cây xanh - Các bạn rất tích cực và hào hứng. - HS trả lời
- HS nhóm khác nhận xét. - Lắng nghe rút kinh nghiệm.
|
3. Luyện tập: - Mục tiêu: + Kể được tên và ý nghĩa của hoạt động kết nối với xã hội của trường học và mô tả được hoạt động đó. - Cách tiến hành: |
|
Hoạt động 3. Kể tên các và ý nghĩa của hoạt động kết nối với xã hội của trường học. - Gv tổ chức cho HS thảo luận chung cả lớp để tra lời các câu hỏi sau:
+ Kể tên những hoạt động kết nối với cộng đồng của trường em ?
+ Em đã tham gia hoạt động nào ? Em thích hoạt động nào nhất ? Vì sao ? - GV mời HS khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương, khuyến khích học sinh tham gia những hoạt động kết nối với xã hội của trường học |
- Học sinh đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận. - HS trình bày + Ủng hộ các bạn miền Trung gặp lũ lụt + Ủng hộ áo ấm cho bạn. + Đổi rác lấy quà, lấy cây xanh. + HS trả lời theo ý kiến riêng
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm. |
4. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: |
|
- GV dặn HS về nhà kể với bố mẹ và người thân những hoạt động kết nối với xá hội của trường em đã tham gia - Cùng các bạn trong nhóm chuẩn bị tư liệu, tranh ảnh,... về một hoạt động kết nối với cộng đồng mà em và các bạn tham gia để giới thiệu trước lớp - Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà. |
- HS lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu
|
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
Tài liệu có 235 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Xem thêm các bộ Giáo án lớp 3 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Giáo án môn Tiếng Việt lớp 3 - KNTT