Giáo án môn Tiếng Việt lớp 3 bộ Kết nối tri thức cả năm
VietJack trân trọng giới thiệu Bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 3 - Kết nối tri thức với đầy đủ kiến thức Học kì 1 & Học kì 2 nhằm giúp các thầy/cô dễ dàng giảng dạy, biên soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 3 theo phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Tiếng Việt chuẩn của Bộ Giáo dục. Mời thầy cô và các bạn đón xem:
Giáo án môn Tiếng việt lớp 3 theo chương trình mới - Kết nối tri thức
TUẦN 1
TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐIỂM: NHỮNG TRẢI NGHIỆM THÚ VỊ
Bài 01: NGÀY GẶP LẠI (T1+2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù.
- Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện “Ngày gặp lại”.
- Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Nhận biết được các sự việc xảy ra trong câu chuyện gắn với thời gian, địa điểm cụ thể.
- Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật dựa vào hành động, việc làm của nhân vật.
- Hiểu nội dung bài: Trải nghiệm mùa hè của bạn nhỏ nào cũng đều rất thú vị và đáng nhớ, dù các bạn nhỏ chỉ ở nhà oặc được đi đến những nơi xa, dù ở thành phố hay nông thôn.
- Nói được những điều đáng nhớ trong kì nghỉ hè của mình.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, quê hương qua bài tập đọc.
- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý bạn bè qua câu chuyện về những trải nghiệm mùa hè.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động. - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: |
|
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. + Câu 1: Xem tranh trả lời các bạn nhỏ đang làm gì? + Câu 2: Xem tranh trả lời các bạn nhỏ đang làm gì? - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới |
- HS tham gia trò chơi + Trả lời: các bạn nhỏ đang thả diều. + Trả lời: các bạn nhỏ đang câu cá. - HS lắng nghe. |
2. Khám phá. - Mục tiêu: + Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện “Ngày gặp lại”. + Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu. + Nhận biết được các sự việc xảy ra trong câu chuyện gắn với thời gian, địa điểm cụ thể. + Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật dựa vào hành động, việc làm của nhân vật. + Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
|
2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản. - GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm. - GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ câu đúng, chú ý câu dài. Đọc diễn cảm các lời thoại với ngữ điệu phù hợp. - Gọi 1 HS đọc toàn bài. - GV chia đoạn: (4 đoạn) + Đoạn 1: Từ đầu đến cho cậu này. + Đoạn 2: Tiếp theo cho đến bầu trời xanh. + Đoạn 3: Tiếp theo cho đến ừ nhỉ. + Đoạn 4: Còn lại. - GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn. - Luyện đọc từ khó: cửa sổ, tia nắng, thế là, năm học, mừng rỡ, bãi cỏ, lâp lánh,… - Luyện đọc câu dài: Sơn về quê từ đầu hè,/ giờ gặp lại,/ hai bạn/ có bao nhiêu chuyện. - Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4. - GV nhận xét các nhóm. 2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi. - GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. + Câu 1: Tìm những chi tiết thể hiện niềm vui khi gặp lại nhau của Chi và Sơn?
+ Câu 2: Sơn đã có những tải nghiệm gì trong mùa hè? + Câu 3: Trải nghiệm mùa hè của Chi có gì khác với Sơn. + Câu 4: Theo em, vì sao khi đi học, Mùa hè sẽ theo các bạn vào lớp? Chọn câu trả lời hoặc ý kiến khác của em. a. Vì các bạn vẫn nhớ chuyện mùa hè. b. Vì các bạn sẽ kể cho nhau nghe những chuyện về mùa hè. c. Vì các bạn sẽ mang những đồ vật kỉ niệm của mùa hè đến lớp. - GV mời HS nêu nội dung bài. - GV Chốt: Bài văn cho biết trải nghiệm mùa hè của các bạn nhỏ rất thú vị và đáng nhớ, dù ở nhà hoặc được đi đến những nơi xa, dù ở thành phố hay nông thôn. 2.3. Hoạt động : Luyện đọc lại. - GV đọc diễn cảm toàn bài. - HS đọc nối tiếp, Cả lớp đọc thầm theo. |
- Hs lắng nghe.
- HS lắng nghe cách đọc.
- 1 HS đọc toàn bài. - HS quan sát
- HS đọc nối tiếp theo đoạn. - HS đọc từ khó.
- 2-3 HS đọc câu dài.
- HS luyện đọc theo nhóm 4.
- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:
+ Sơn vẫy rối rít; Sơn cho Chi một chiếc diều rất xinh; Chi mừng rỡ chạy ra; Hai bạn có bao nhiêu chuyện kể với nhau.) + Sơn theo ông bà đi trồng rau, câu cá; cùng các bạn đi thả diều. + Trải nghiệm của Chi: ở nhà được bố tập xe đạp. Còn Sơn về quê theo ông bà trồng rau, câu cá, theo các bạn thả diều. + HS tự chọn đáp án theo suy nghĩ của mình. + Hoặc có thể nêu ý kiến khác...
- HS nêu theo hiểu biết của mình. -2-3 HS nhắc lại |
3. Nói và nghe: Mùa hè của em - Mục tiêu: + Nói được những điều đáng nhớ trong kì nghỉ hè của mình. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
|
3.1. Hoạt động 3: Kể về điều em nhớ nhất trong kì nghỉ hè vừa qua. - GV gọi HS đọc chủ đề và yêu cầu nội dung.
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4: HS kể về những điều nhớ nhất trong mùa hè của mình. + Nếu HS không đi đâu, có thể kể ở nhà làm gì và giữ an toàn trong mùa hè đều đc. - Gọi HS trình bày trước lớp. - GV nận xét, tuyên dương. 3.2. Hoạt động 4: Mùa hè năm nay của em có gì khác với mùa hè năm ngoái. - GV gọi Hs đọc yêu cầu trước lớp.
- GV cho HS làm việc nhóm 2: Các nhóm đọc thầm gợi ý trong sách giáo khoa và suy nghĩ về các hoạt động trong 2 mùa hè của mình. - Mời các nhóm trình bày. - GV nhận xét, tuyên dương. |
- 1 HS đọc to chủ đề: Mùa hè của em + Yêu cầu: Kể về điều em nhớ nhất trong kì nghỉ hè vừa qua - HS sinh hoạt nhóm và kể về điều đáng nhớ của mình trong mùa hè.
- HS trình kể về điều đáng nhớ của mình trong mùa hè.
- 1 HS đọc yêu cầu: Mùa hè năm nay của em có gì khác với mùa hè năm ngoái.
- HS trình bày trước lớp, HS khác có thể nêu câu hỏi. Sau đó đổi vai HS khác trình bày. |
4. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
|
- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh. + Cho HS quan sát video cảnh một số bạn nhỏ thả diều trên đồng quê. + GV nêu câu hỏi bạn nhỏ trong video nghỉ hè làm gi? + Việc làm đó có vui không? Có an toàn không? - Nhắc nhở các em tham khi nghỉ hè cần đảm bảo vui, đáng nhớ nhưng phải an toàn như phòng tránh điện, phòng tránh đuối nước,... - Nhận xét, tuyên dương |
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. - HS quan sát video.
+ Trả lời các câu hỏi.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm. |
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
TIẾNG VIỆT
Nghe – Viết: EM YÊU MÙA HÈ (T3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Viết đúng chính tả bài thơ “Em yêu mùa hè” trong khoảng 15 phút.
- Viết đúng từ ngữ chứa vần c/k
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các bài tập trong SGK.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia làm việc trong nhóm để ttrar lời câu hỏi trong bài.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, quê hương qua bài viết.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động. - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: |
|
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. + Câu 1: Xem tranh đoán tên đồ vật chứa c. + Câu 2: Xem tranh đoán tên đồ vật chứa k. - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới |
- HS tham gia trò chơi + Trả lời: cá chép + Trả lời: quả khế - HS lắng nghe. |
2. Khám phá. - Mục tiêu: + Viết đúng chính tả bài thơ em yêu mùa hè trong khoảng 15 phút. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
|
2.1. Hoạt động 1: Nghe – Viết. (làm việc cá nhân) - GV giới thiệu nội dung: Bài thơ miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên khi mùa hè về. Qua đó thấy được tình cảm của bạn nhỏ dành cho mùa hè. - GV đọc toàn bài thơ. - Mời 4 HS đọc nối tiếp bài thơ. - GV hướng dẫn cách viết bài thơ: + Viết theo khổ thơ 4 chữ như trong SGK + Viết hoa tên bài và các chữ đầu dòng. + Chú ý các dấu chấm và dấu chấm than cuối câu. + Cách viết một số từ dễ nhầm lẫm: sim, lượn, dắt, xế, lưng, mát. - GV đọc từng dòng thơ cho HS viết. - GV đọc lại bài thơ cho HS soát lỗi. - GV cho HS đổi vở dò bài cho nhau. - GV nhận xét chung. 2.2. Hoạt động 2: Tìm và viết tên sự vật bắt đầu bằng c hoặc k trong các hình (làm việc nhóm 2). - GV mời HS nêu yêu cầu. - Giao nhiệm vụ cho các nhóm: Cùng nhau quan sát tranh, gọi tên các đồ vật và tìm tên sự vật bắt đầu bằng c hoặc k. - Mời đại diện nhóm trình bày. - GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung. 2.3. Hoạt động 3: Tìm thêm từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động có tiếng bắt đầu c hoặc k. (làm việc nhóm 4) - GV mời HS nêu yêu cầu. - Giao nhiệm vụ cho các nhóm: Tìm thêm từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động có tiếng bắt đầu c hoặc k. - GV gợi mở thêm: - Mời đại diện nhóm trình bày. - GV nhận xét, tuyên dương. |
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe. - 4 HS đọc nối tiếp nhau. - HS lắng nghe.
- HS viết bài. - HS nghe, dò bài. - HS đổi vở dò bài cho nhau.
- 1 HS đọc yêu cầu bài. - các nhóm sinh hoạt và làm việc theo yêu cầu.
- Kết quả: Kính, cây, kìm, kẹo, cân, kéo, cờ, cửa
- Các nhóm nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu. - Các nhóm làm việc theo yêu cầu. - Đại diện các nhóm trình bày |
3. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
|
- GV gợi ý co HS về các hoạt động trong kì nghỉ hè, đặc biệt là những hoạt động mà trong năm học không thực hiện được: về quê, đi du lịch, luyện tập tể thao (những môn em thích), các hoạt động khác: đọc sách, xem phim,... - Hướng dẫn HS về trao đổi với người thân, lên kế hoạch cho hè năm tới. (Lưu ý với HS là phải trao đổi với nguồi thân đúng thời điểm, rõ ràng, cụ thể. Biết lắng nghe phản hồi để tìm ra phương thức phù hợp. - Nhận xét, đánh giá tiết dạy. |
- HS lắng nghe để lựa chọn.
- Lên kế hoạch trao đổi với người thân trong thời điểm thích hợp |
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐIỂM: NHỮNG TRẢI NGHIỆM THÚ VỊ
Bài 02: VỀ THĂM QUÊ (T1+2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Học sinh đọc đúng rõ ràng bài thơ “Về thăm quê”.
- Biết nghỉ hơi ở chỗ ngắt nhịp thơ và giữa các dòng thơ.
- Bước đầu thể hiện cảm xúc qua giọng đọc.
- Hiểu nội dung bài: Nhận biết được tình cảm, suy nghĩ của bạn nhỏ khi nghỉ hè được về quê thăm bà, nhận biết được những tình cảm của bà – cháu thông qua từ ngữ, hình ảnh miêu tả cử chỉ, hành động, lời nói của nhân vật.
- Viết đúng chữ viết hoa A, Ă, Â cỡ nhỏ, viết đúng từ ngữ và câu ứng dụng có chữ viết hoa A, Ă, Â.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu quê hương, đất nước qua bài thơ.
- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý bà và những người thân qua bài thơ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: |
|
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. + Câu 1: Đọc đoạn 1 bài “Ngày gặp lại” và trả lời câu hỏi : Tìm những chi tiết thể hiện niềm vui khi gặp lại nhau của Chi và Sơn? + GV nhận xét, tuyên dương. + Câu 2: Đọc đoạn 4 bài “Ngày gặp lại” và nêu nội dung bài.
- GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới |
- HS tham gia trò chơi. + Đọc và trả lời câu hỏi: Sơn vẫy rối rít; Sơn cho Chi một chiếc diều rất xinh; Chi mừng rỡ chạy ra; Hai bạn có bao nhiêu chuyện kể với nhau.) + Đọc và trả lời câu hỏi: Bài văn cho biết trải nghiệm mùa hè của các bạn nhỏ rất thú vị và đáng nhớ, dù ở nhà hoặc được đi đến những nơi xa, dù ở thành phố hay nông thôn. - HS lắng nghe. |
2. Khám phá. - Mục tiêu: + Học sinh đọc đúng rõ ràng bài thơ “Về thăm quê”. + Biết nghỉ hơi ở chỗ ngắt nhịp thơ và giữa các dòng thơ. + Bước đầu thể hiện cảm xúc qua giọng đọc. + Nhận biết được tình cảm, suy nghĩ của bạn nhỏ khi nghỉ hè được về quê thăm bà, nhận biết được những tình cảm của bà - cháu thông qua từ ngữ, hình ảnh miêu tả cử chỉ, hành động, lời nói của nhân vật. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
|
2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản. - GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm. - GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, nghỉ hơi ở chỗ ngắt nhịp thơ. - Gọi 1 HS đọc toàn bài. - GV chia khổ thơ: (4 khổ) + Khổ 1: Từ đầu đến em vào ngõ. + Khổ 2: Tiếp theo cho đến Luôn vất vả. + Khổ 3: Tiếp theo cho đến về ra hái. + Khổ 4: Còn lại. - GV gọi HS đọc nối tiếp theo khổ thơ. - Luyện đọc từ khó: Mỗi năm, luôn vất vả, chẳng mấy lúc, nhễ nhại, quạt liền tay,… - Luyện đọc ngắt nhịp thơ: Nghỉ hè/ em thích nhất Được theo mẹ về quê/ - GV mời HS nêu từ ngữ giải nghĩa trong SGK. Gv giải thích thêm. - Luyện đọc khổ thơ: GV tổ chức cho HS luyện đọc khổ thơ theo nhóm 4. - GV nhận xét các nhóm. 2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi. - GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. + Câu 1: Bạn nhỏ thích nhất điều gì khi nghỉ hè? + Câu 2: Những câu thơ sau giúp em hiểu điều gì về bạn nhỏ? Bà em cũng mùng ghê Bà mỗi năm một gầy Khi thấy em vào ngõ. Chắc bà luôn vất vả.
+ Câu 3: Kể những việc làm nói lên tình yêu thương của bà dành cho con cháu.
+ Câu 4: Theo em, vì sao bạn nhỏ thấy vui thích trong kì nghỉ hè ở quê?
- GV mời HS nêu nội dung bài thơ. - GV chốt: Bài thơ thể hiện tình cảm, suy nghĩ của bạn nhỏ khi nghỉ hè được về quê thăm bà và cảm nhận được những tình cảm của bà dành cho con cháu. 2.3. Hoạt động 3: Luyện đọc thuộc lòng (làm việc cá nhân, nhóm 2). - GV cho HS chọn 3 khổ thơ mình thích và đọc một lượt. - GV cho HS luyện đọc theo cặp. - GV cho HS luyện đọc nối tiếp. - GV mời một số học sinh thi đọc thuộc lòng trước lớp. - GV nhận xét, tuyên dương. |
- Hs lắng nghe.
- HS lắng nghe cách đọc.
- 1 HS đọc toàn bài. - HS quan sát
- HS đọc nối tiếp theo đoạn. - HS đọc từ khó.
- 2-3 HS đọc câu thơ.
- HS đọc giải nghĩa từ.
- HS luyện đọc theo nhóm 4.
- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:
+ Bạn nhỏ thích về thăm quê.
+ 2 câu đầu: Bạn nhỏ cảm nhận được niềm vui của bà khi được gặp con cháu. + 2 câu sau: Bạn nhỏ quan tâm tới sức khoẻ của bà, nhận ra bà yếu hơn, biết bà vất vả nhiều. + Vườn bà có nhiều quả...cho cháu về ra hái: Thể hiện bà luôn nghĩ đến con cháu, muốn dành hết cho con cháu. Em mồ hôi... quạt liền tay: thể hiện bà yêu thương cháu, chăm sóc từng li, từng tí. Thoáng nghe...chập chờn: Bà kể chuyện...điều mà các cháu nhỏ thích. + Được bà chăm sóc, yêu thương; có nhiều trái cây ngon; được bà kể chuyện,... - HS nêu theo hiểu biết của mình. - 2-3 HS nhắc lại nội dung bài thơ.
- HS chọn 3 khổ thơ và đọc lần lượt. - HS luyện đọc theo cặp. - HS luyện đọc nối tiếp. - Một số HS thi đọc thuộc lòng trước lớp. |
3. Luyện viết. - Mục tiêu: + Viết đúng chữ viết hoa A, Ă, Â cỡ nhỏ, viết đúng từ ngữ và câu ứng dụng có chữ viết hoa A, Ă, Â. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
|
3.1. Hoạt động 4: Ôn chữ viết hoa (làm việc cá nhân, nhóm 2) - GV dùng video giới thiệu lại cách viết chữ hoa A, Ă, Â. - GV viết mẫu lên bảng. - GV cho HS viết bảng con (hoặc vở nháp). - Nhận xét, sửa sai. - GV cho HS viết vào vở. - GV chấm một số bài, nhận xét tuyên dương. 3.2. Hoạt động 5: Viết ứng dụng (làm việc cá nhân, nhóm 2). a. Viết tên riêng. - GV mời HS đọc tên riêng. - GV giới thiệu: Đông Anh là một huyện nằm ở phía bắc Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm thành phố 15km. - GV yêu cầu HS viết tên riêng vào vở. - GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung. b. Viết câu. - GV yêu cầu HS đọc câu. - GV giới thiệu câu ứng dụng: câu ca dao giới thiệu về một miền quê có di tích gắn liền với câu chuyện An Dương Vương xây thành Cổ Loa. - GV nhắc HS viết hoa các chữ trong câu thơ: A, Đ, G L, T, V. Lưu ý cách viết thơ lục bát. - GV cho HS viết vào vở. - GV yêu cầu nhận xét chéo nhau trong bàn. - GV chấm một số bài, nhận xét, tuyên dương. |
- HS quan sát video.
- HS quan sát. - HS viết bảng con.
- HS viết vào vở chữ hoa A, Ă, Â.
- HS đọc tên riêng: Đông Anh. - HS lắng nghe. - HS viết tên riêng Đông Anh vào vở. - 1 HS đọc yêu câu: Ai về đến huyện Đông Anh Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương - HS lắng nghe.
- HS viết câu thơ vào vở. - HS nhận xét chéo nhau.
|
4. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
|
- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh. + Cho HS quan sát video cảnh một số làng quê ở Việt Nam. + GV nêu câu hỏi em thấy có những cảnh đẹp nào mà em thích ở một số làng quê? - Hướng dẫn các em lên kế hoạch nghỉ hè năm tới vui vẻ, an toàn. - Nhận xét, tuyên dương |
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. - HS quan sát video.
+ Trả lời các câu hỏi.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm. |
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
TIẾNG VIỆT
LUYỆN TỪ VÀ CÂU (T3,4)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Dựa vào tranh minh hoạ, tìm được từ ngữ chỉ sự vật (từ ngữ chỉ người, chỉ con vật) và từ ngữ chỉ hoạt động của người, của con vật. Đặt được câu giới thiệu và câu nêu hoạt động.
- Biết viết tin nhắn trên điện thoại.
- Hình thành và phát triển tình cảm yêu quê hương, sự quan tâm, yêu quý, biết ơn, đối với những người thân trong gia đình dòng họ.
- Đọc mở rộng theo yêu cầu.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các nội dung trong SGK.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia làm việc nhóm trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu quê hương, đất nước qua quan sát và tìm hiểu các hình ảnh trong bài.
- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý và tôn trọng bạn trong làm việc nhóm.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
||||||
1. Khởi động. - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. - Cách tiến hành: |
|||||||
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. + Câu 1: Đọc 2 khổ thơ đầu bài “Về thăm quê” trả lời câu hỏi: Bạn nhỏ thích nhất điều gì khi nghỉ hè? + Câu 2: Đọc 2 khổ thơ cuối bài “Về thăm quê” trả lời câu hỏi: Nội dung của bài thơ nói gì?
- GV nhận xét, tuyên dương - GV dẫn dắt vào bài mới |
- HS tham gia chơi: - 1 HS đọc bài và trả lời: + Bạn nhỏ thích về thăm quê.
- 1 HS đọc bài và trả lời: + Bài thơ thể hiện tình cảm, suy nghĩ của bạn nhỏ khi nghỉ hè được về quê thăm bà và cảm nhận được những tình cảm của bà dành cho con cháu. |
||||||
2. Khám phá. - Mục tiêu: + Dựa vào tranh minh hoạ, tìm được từ ngữ chỉ sự vật (từ ngữ chỉ người, chỉ con vật) và từ ngữ chỉ hoạt động của người, của con vật. Đặt được câu giới thiệu và câu nêu hoạt động. + Biết viết tin nhắn trên điện thoại. + Hình thành và phát triển tình cảm yêu quê hương, sự quan tâm, yêu quý, biết ơn, đối với những người thân trong gia đình dòng họ. + Đọc mở rộng theo yêu cầu. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
|||||||
2.1. Hoạt động 1: Luyện từ và câu (làm việc cá nhân, nhóm) a. Tìm từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động. Bài 1: Dựa vào tranh, tìm từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động. (Làm việc nhóm 2) - GV mời cầu HS đọc yêu cầu bài 1. - Giao nhiệm vụ cho các nhóm làm việc: - Mời đại diện nhóm trình bày. - Mời các nhóm nhận xét, bổ sung. - Nhận xét, chốt đáp án: b. Đặt câu giới thiệu và câu nêu hoạt động Bài 2: Dựa vào từ ngữ tìm được ở bài tập 1, đặt câu giới thiệu và câu nêu hoạt động. (làm việc cá nhân) - GV mời HS nêu yêu cầu bài tập 2. - GV giao nhiệm vụ cho HS suy nghĩ, đặt câu trong vở nháp. - Mời HS đọc câu đã đặt. - Mời HS khác nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung. Bài 3: Ghép từ ngữ để tạo câu (làm việc nhóm) - GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài 3. - GV giao nhiệm vụ làm việc theo nhóm 4, ghép các từ ngữ để tạo thành câu:
- GV mời các nhóm trình bày kết quả. - GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương, chốt đáp án + Chim chóc đua nhau hót trong vòm cây. + Bầy ong bay đi tìm hoa. + Đàn cá bơi dưới hồ nước. 2.2. Hoạt động 2: Luyện viết tin nhắn. a. Nhận biết các cách viết tin nhắn. (làm việc chung cả lớp) Bài tập 1: So sách để tìm diểm khác nhau giữa hai tin nhắn. a. Người viết tin nhắn và người nhận tin nhắn. b. Nội dung tin nhắn. c. Phương tiện thực hiện. - GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài 1. - GV yêu cầu HS suy nghĩ trả lời từng câu a, b, c - GV yêu cầu HS khác nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương và chốt đáp án. b. Thực hành viết tin nhắn. (làm việc cá nhân) Bài tập 2: Em hãy viết tin nhắn theo một trong các tình huống sau: a. Em nhắn người thân mua cho mình một đồ dùng học tập. b. Em nhắn bạn mang cho mình mượn cuốn truyện. - GV mời HS đọc yêu cầu bài 2. - GV giao nhiệm vụ cho HS suy nghĩ và viết tin nhắn vào vở. - GV yêu cầu HS trình bày kết quả. - GV mời HS nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung. Bài tập 3: Đọc lại tin nhắn của em, phát hiện lỗi và sửa lỗi. (Làm việc nhóm 4) - GV mời HS đọc yêu cầu bài 3. - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: Mỗi bạn trong nhóm đọc tin mình viết, các thành viên trong nhóm nghe và góp ý sửa lỗi. - GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả.
- GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung. |
- 1 HS đọc yêu cầu bài 1 - HS làm việc theo nhóm 2. - Đại diện nhóm trình bày: - Các nhóm nhận xét, bổ sung.
- HS quan sát, bổ sung.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2. - HS suy nghĩ, đặt câu vào vở nháp. - Một số HS trình bày kết quả. - HS nhận xét bạn.
- HS đọc yêu cầu bài tập 3. - Các nhóm làm việc theo yêu cầu.
- Đại diện nhóm trình bày. - Các nhóm nhận xét ché nhau.
- Theo dõi bổ sung.
- HS đọc yêu cầu bài tập 1. - HS suy nghĩ và trả lời. - HS nhận xét trình bày của bạn.
- HS đọc yêu cầu bài 2. - HS thực hành viết tin nhắn vào vở. - HS trình bày kết quả. - HS nhận xét bạn trình bày.
- HS đọc yêu cầu bài 3. - Các nhóm làm việc theo yêu cầu.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe, điều chỉnh. |
||||||
3. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
|||||||
- GV cho Hs đọc bài mở rộng “Đi tàu Thống nhất” trong SGK. - GV trao đổi những về những hoạt động HS yêu thích trong bài - GV giao nhiệm vụ HS về nhà tìm đọc thêm những bài văn, bài thơ,...viết về những hoạt động yêu thích của em. - Nhận xét, đánh giá tiết dạy. |
- HS đọc bài mở rộng.
- HS trả lời theo ý thích của mình. - HS lắng nghe, về nhà thực hiện.
|
||||||
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
TUẦN 2
TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐIỂM: NHỮNG TRẢI NGHIỆM THÚ VỊ
Bài 03: CÁNH RỪNG TRONG NẮNG (T1+2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện “Cánh rừng trong nắng”.
- Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Nhận biết được trình tự các sự việc gắn với thời gian, địa điểm cụ thể.
- Hiểu nội dung bài: Các bạn nhỏ vẽ những cảnh vật đẹp và thú vị trong cánh rừng giá hoang vắng.Qua bài đọc, cảm nhận được thiên nhiên quanh ta thật đáng yêu, đáng mến.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Hình thành và phát triển tình cảm yêu quý các loài vật, cảnh vật thiên nhiên
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. Tranh ảnh minh họa câu chuyện, Bản đồ Việt Nam.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động. - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. - Cách tiến hành: |
|
- GV tổ chức cho học sinh thảo luận + Câu 1: Tranh vẽ cảnh ở đâu ?
+ Câu 2: Em thích hình ảnh nào trong tranh minh họa bài đọc ? - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới : : Bài đọc hôm nay có tên Cánh rừng trong nắng, các em hãy tập trung nghe đọc để thấy cánh rừng nói đến trong bài có giống cánh rừng các em đã từng được đặt chân tới hay được thấy trên phim ảnh, sách truyện hoặc trong tưởng tượng của các em. |
- HS thảo luận - HS đưa ra đáp án: Tranh vẽ cảnh ở trong rừng. - HS trả lời: cây cối, con vật, ánh nắng, dòng suối, hình ảnh máy ông cháu,...). - Lắng nghe |
2. Khám phá. - Mục tiêu: + Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện “Cánh rừng trong nắng”. + Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu. + Nhận biết được trình tự các sự việc gắn với thời gian, địa điểm cụ thể. + Hiểu nội dung bài: Các bạn nhỏ vẽ những cảnh vật đẹp và thú vị trong cánh rừng già hoang vắng. Qua bài đọc, cảm nhận được thiên nhiên quanh ta thật đáng yêu, đáng mến. + Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
|
2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản. - GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm. - GV giới thiệu dãy Trường Sơn trên bản đổ Việt Nam để các em dễ hình dung. - GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ câu đúng, chú ý câu dài. Đọc diễn cảm thể hiện cảm xúc nhân vật. - Gọi 1 HS đọc toàn bài. - GV chia đoạn: (3 đoạn) + Đoạn 1: Từ đầu đến tiếng chim hót líu lo + Đoạn 2: Tiếp theo cho đến nhìn ngơ ngác + Đoạn 3: Tiếp theo cho đến hết - GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn. - Luyện đọc từ khó: lưng Trường Sơn, núi non trùng điệp, róc rách. - Luyện đọc câu dài: Biết bao cảnh sắc/ như hiện ra trước mất chúng tôi:/ bầy vượn tinh nghịch/ đánh đu trên cành cao,/ đàn hươu nai xinh đẹp và hiên lành/ rủ nhau ra suối,/ những vợt cỏ đẫm sương/ long lanh trong nắng. - Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 3. - GV nhận xét các nhóm. 2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi. - GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt các câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. Câu 1: Các bạn nhỏ được ông cho đi đâu? Ông chuẩn bị cho các bạn thứ gì để mang theo? Câu 2: Vào rừng, các bạn nhỏ nghe thấy những âm thanh gì ? Câu 3: Cây cối và con vật trong rừng được tả như thế nào ? + Cây cối được tả như thế nào ? + Con vật trong rừng được tả như thế nào ? + Câu 4: Khi nắng nhạt màu trên những vòm cây là khi trời về trong tiếc nuối. Vì thế, ông đã kể chuyện cho các bạn nhỏ nghe. Các em hãy cho biết ông đả kể những chuyện gì? Dựa vào đâu mà em biết ông kể những điều đó? + Câu 4: Theo em, các bạn nhỏ có thấy thú vị với chuyến đi thăm rừng cùng ông không? Vì sao ? - GV chốt: Giờ đây, những cánh rừng như thế này háu như khỏng còn do con người khai thác gỏ, săn bắt muông thú trái phép. Để có những cánh rừng đẹp như trong cảu chuyện các em vừa đọc, rất cán chúng ta bào vệ rừng, trống cây gây rừng, tạo môi trường sống bình yên cho muông thú, bảo vệ những loài thú quý hiếm,... 2.3. Hoạt động : Luyện đọc lại. - GV đọc diễn cảm toàn bài. - HS đọc nối tiếp, Cả lớp đọc thầm theo. |
- Hs lắng nghe.
- Quan sát, lắng nghe.
- HS lắng nghe cách đọc.
- 1 HS đọc toàn bài. - HS quan sát
- HS đọc nối tiếp theo đoạn. - HS đọc từ khó.
- 2-3 HS đọc câu dài.
- HS luyện đọc theo nhóm 3.
- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:
+ Ông cho đi thảm rừng. Ồng đưa cho mỗi cháu một tàu lá cọ để che nắng. + Đi trong rừng, các bạn nhỏ nghe rất rỏ tiếng suổi róc rách và tiếng chim hót líu lo. + Trong rừng, cây cối vươn ngọn lên cao tít đón nắng. Nhiều cây thân thẳng tắp, tán lá tròn xoe. + Những con sóc nhảy thoăn thoắt qua các cành cây. Khi tháy người, chúng dừng cả lại, nhìn ngơ ngác. + Trên đường, ông đã kể cho các bạn nhỏ nghe vé những cánh rừng thuở xưa. Trong rừng thuở ấy có rất nhiéu muông thú, cảnh vật rẩt đẹp mắt: đó là những báy vượn tinh nghịch đánh đu trên cành cao, những đàn hươu nai xinh đẹp và hiển lành rủ nhau ra suối, những vạt cỏ đẫm sương long lanh trong nắng,... Em biết được điều đó vì sau khi nghe ông kề, các bạn nhỏ như thấy hiện ra trước mắt những cảnh vật như vậy. + HS làm việc cá nhân. Nhiều em phát biểu ý kiến trước lớp.
- HS đọc |
3. Nói và nghe: Một buổi tập luyện - Mục tiêu: + Nghe hiểu nội dung câu chuyện Sự tích loài hoa của mùa hạ, kể lại được từng đoạn cùa câu chuyện dựa theo tranh và lời gợi ý . + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
|
3.1. Hoạt động 3: Đoán nội dung từng tranh. - GV gọi HS đọc chủ đề và yêu cầu nội dung. - Gv cho HS quan sát tranh minh họa và trả lời câu hỏi gợi ý. - Gọi HS trình bày trước lớp. - GV nhận xét, tuyên dương.
3.2. Hoạt động 4: Nghe kể chuyện - GV giới thiệu về câu chuyện: Câu chuyện kể vé cây xương rồng tốt bụng, ở hiền gặp lành. - GV kể câu chuyện (lần 1) kết hợp chỉ các hình ảnh trong 4 bức tranh. GV hướng dẫn HS nêu sự việc thể hiện trong từng tranh, đặc biệt là các sự việc ở đoạn 1 (tranh 1) vì phải nhớ nhiều tên các loài hoa. - GV kể câu chuyện (lần 2), thỉnh thoảng dừng lại để hỏi vé sự việc tiếp theo là gì, khuyến khích HS kể cùng GV, làm động tác, cử chỉ, nét mặt,... giúp các em nhớ nội dung câu chuyện dễ dàng hơn. 3.3. Hoạt động 5: Kể lại từng đoạn câu chuyện - GV hướng dẫn cách thực hiện: + Bước 1: HS làm việc theo cặp để cùng nhau nhắc lại các sự việc thể hiện trong mỗi tranh. + Bước 2: HS làm việc cá nhân, tập kể từng đoạn của câu chuyện. + Bước 3: HS tập kể chuyện theo cặp/ nhóm - GV mời 2 HS kể nổi tiếp 4 đoạn của câu chuyện trước lớp. - GV nhận xét, tuyên dương HS. + Vì sao xương rồng nở hoa rực rỡ vào mùa hè? - GV tổng kết: Cây xương rồng dang tay cứu các loài hoa trong vườn, không hề để bụng chuyện các loài hoa chế giễu, chê bai mình. Hành động đó đã làm cho bà tiên cây cảm động, biến ước mơ cùa cây xương rồng thành hiện thực. Đó là cách giải thích về sự tích cây xương rồng - loài cây nở hoa vào mùa hạ. |
- 1 HS đọc to chủ đề: Sự tích loài hoa mùa hạ. - HS quan sát tranh, thảo luận nhóm 4 đoán nội dung từng tranh: + Tranh 1: Cảnh vườn cây có nhiếu cây đã nở hoa rực rỡ: hướng dương, hoa hóng, thạch thảo,... Ở góc vườn có 1 cây xương ròng đáy gai và không có hoa. Chắc nó rất buổn. + Tranh 2: Cảnh mùa hè nắng như đổ lửa, các cây hoa trong vườn héo rũ, riêng cây xương rông thân mập mạp (cảng mọng nước), vẫn xanh tốt. Cây xương rổng như đang ái ngại, lo lắng cho các loài hoa. + Tranh 3: Cây xương rống giơ cánh tay nắm lấy tay (lá cây) của các loài hoa đang héo rũ nâng lên. Có lẽ nó đang truyén nước cho các cây hoa khô héo. Các cây hoa như tươi dán lại. + Tranh 4: Cây xương rồng nở hoa đẹp rực rỡ. Nỏ đang cười vui vì sự thay đổi ki diệu. - Đại diện các nhóm phát biếu ý kiến trước lớp. - Lắng nghe
- HS lắng nghe GV kể kết hợp với quan sát tranh.
- HS lắng nghe và thực hành cùng GV. - Lắng nghe,thực hiện - HS nối tiếp kể lại câu chuyện. Cả lớp nhận xét. + HS trả lời
|
4. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
|
- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh. + Cho HS quan sát video về cây xương rồng + Kể cho người thản nghe câu chuyện + Trao đổi với người thân vé ý nghĩa của câu chuyện. |
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. - HS quan sát video.
|
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
TIẾNG VIỆT
Nghe – Viết: CÁNH RỪNG TRONG NẮNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Viết đúng chính tả bài “Cánh rừng trong nắng” trong khoảng 15 phút.
- Phân biệt g/gh, tìm và viết tên các từ chỉ sự vật bắt đầu bằng g/gh.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các bài tập trong SGK.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia làm việc trong nhóm để ttrar lời câu hỏi trong bài.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, quê hương qua bài viết.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động. - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học - Cách tiến hành: |
|
- GV cho HS nghe và vận động theo bài hát để khởi động bài học. - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới |
- HS hát - HS lắng nghe. |
2. Khám phá. - Mục tiêu: + Viết đúng chính tả đoạn 3 bài Cánh rừng trong nắng trong khoảng 15 phút. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
|
2.1. Hoạt động 1: Nghe – Viết. (làm việc cá nhân) - GV đọc toàn bài chính tả - Gọi HS đọc lại bài - GV hướng dẫn cách viết đoạn văn: + Những dấu câu nào được sử dụng trong đoạn văn? + Viết hoa tên bài và các chữ đầu dòng. + Cách viết một số từ dễ nhầm lẫm: thưở xưa, tinh nghịch, hươu nai. - GV đọc tên bài, đọc từng câu/ đọc lại từng vế câu/ cụm từ cho HS viết vào vở. - GV đọc lại đoạn văn cho HS soát lỗi. - GV cho HS đổi vở dò bài cho nhau. - GV nhận xét chung. 2.2. Hoạt động 2: Nhìn tranh, tìm và viết tên sự vật có tiếng bắt đầu bằng g / gh. - GV mời HS nêu yêu cầu. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, tìm từ. - Mời đại diện nhóm trình bày. - GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung.
2.3. Hoạt động 3: Tìm thêm từ ngữ bắt đầu bằng g hoặc gh - GV mời HS nêu yêu cầu. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, tìm từ. - Mời đại diện nhóm trình bày. - GV nhận xét, tuyên dương. |
- HS lắng nghe. - HS đọc
- HS viết bài.
- HS nghe, dò bài. - HS đổi vở dò bài cho nhau.
- 1 HS đọc yêu cầu bài. - Các nhóm sinh hoạt và làm việc theo yêu cầu. - Kết quả: ghế, báo gấm, gấu, gà gô, gà lôi, cái gậy, gạch lát đường, ghế,...). - Các nhóm nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu. - Các nhóm làm việc theo yêu cầu. - Đại diện các nhóm trình bày + ngồi ghế, ghé thăm, gọi nhau,...; lúa gạo, dầu gội đầu, gáo múc nước,...) |
3. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
|
- GV hướng dẫn HS cách ghi nhật kí + Nhớ lại những việc làm của em trong ngày hôm nay + Chọn 1 số hoạt động mà em muốn ghi lại + Sắp xếp các việc theo trật tự thời gian + Viết 2-3 câu kể lại việc đã làm - Gv giợi ý có thể viết theo hình thức nhật kí, có ghi ngày tháng, thời gian cụ thể trong ngày và các hoạt động theo thời gian. - Nhận xét, đánh giá tiết dạy. |
- HS lắng nghe để lựa chọn.
- HS hoàn thiện
|
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐIỂM: NHỮNG TRẢI NGHIỆM THÚ VỊ
Bài 04: LẦN ĐẦU RA BIỂN (Tiết 1+ 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn, cả câu chuyện Lần đầu ra biển
- Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn bộc lộ cảm xúc, đọc lời của nhân vật trong câu chuyện với ngữ điệu phù hợp.
- Hiểu nội dung câu chuyện; nhận biết được cảm xúc của nhân vật trước những sự vật mới lạ, người bạn mới gặp. Hiểu được điểu tác giả muốn nói qua câu chuyện: Mỗi chuyến đi chơi, tham quan giúp ta có thêm hiểu biết vể thiên nhiên và con người.
- Phát triển kĩ năng đọc thông tin qua hình ảnh
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học - Cách tiến hành: |
|
- Gv cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: + Nếu lớp em lên kế hoạch đi dã ngoại, em thích đi chơi biển hay núi ? Vì sao ? - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới: Bài đọc nói về một bạn nhỏ lần đầu được thấy biển, bạn ấy đã ngạc nhiên, thích thú khám phá được những điều mới lạ, gặp được người bạn mới. |
- HS quan sát tranh + HS trả lời cá nhân và nêu lý do.
- HS lắng nghe. |
2. Khám phá. - Mục tiêu: + Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài đọc “Lần đầu ra biển” + Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu. + Nhận biết được các sự việc xảy ra trong câu chuyện gắn với thời gian, địa điểm cụ thể ghi trong nhật kí. + Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật dựa vào hành động, việc làm, lời nói của nhân vật. + Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
|
2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản. - GV đọc cả bài (đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm, câu thể hiện cảm xúc ngạc nhiên, thích thú của Thắng khi lấn đáu thấy biển). - GV dùng tranh ảnh đã chuẩn bị, giới thiệu thành phố Quy Nhơn, cảnh đẹp của biền Quy Nhơn: Mũi Én, Ghénh Ráng,... - GV hướng dẫn đọc: + Đọc đúng các tiếng dễ phát âm sai : thuở bé, rón rén. Ghểnh Ráng,...). + Đọc diễn cảm câu nói thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú cùa nhản vật: A! Biển! Biển đây rối. Thích quá!”; “Ôi! Biển rộng quá, xanh quá, chẳng nhìn thấy bờ bên kia đâu”. - 4 HS đọc nối tiếp cả bài: 1 HS đọc đoạn từ đầu đến chẳng nhìn thây bờ bên kia đâu; 3 HS đọc theo vai đoạn đối thoại giữa Thắng và Hải (từ Thắng đi xuống gân mép nước đến Hố Tây rộng lắm nhưng không rộng bằng biển thế này.): 1 HS đọc lời dẫn chuyện, 1 HS đọc lởi cùa Thắng, 1 HS đọc lời của Hải. - HS làm việc nhóm (4 em/ nhóm) đọc nối tiếp như hướng dẫn ở trên. - HS khá, giỏi đọc cả bài. - GV nhận xét việc luyện đọc của cả lớp. 2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi. - GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. + Câu 1: Tìm những câu thể hiện cảm xúc của Thắng khi lần đầu tiên thấy biển ?
+ Câu 2: Biển hiện ra như thế nào trước mắt Thắng?
+ Câu 3: Thắng đã chú ý đến con vật gì trên bãi biển ?
+ Câu 4: Đóng vai Thắng, giới thiệu về Hải ?
+ Câu 5: Theo em, cuộc gặp gỡ giữa Thắng và Hải hứa hẹn những điều gì thú vị tiếp theo ? - GV cũng có thể nêu cảu hỏi để khuyến khích HS nói theo suy nghĩ của mình (Thắng và Hải có thế sẽ trở thành đôi bạn thân. Vậy, tiếp theo hai bạn có thể làm những điểu thú vị gì? ) 2.3. Hoạt động 3: Luyện đọc lại - GV đọc diễn cảm toàn bài - GV cho HS luyện đọc theo cặp. - GV cho HS luyện đọc nối tiếp. - GV mời một số học sinh thi đọc trước lớp. - GV nhận xét, tuyên dương. |
- HS lắng nghe.
- HS quan sát
- HS đọc từ khó.
- HS luyện đọc
- 4 HS đọc nối tiếp.
- Đọc nối tiếp theo lời của nhân vật. - HS đọc toàn bài - HS trả lời lần lượt các câu hỏi: + A! Biển! Biển đây rồi. Thích quá! + Thắng reo toáng lên, vượt qua bó và anh Thái chạy ào ra bãi cát. + Cậu đứng ngây ra nhìn biển. + Biển hiện ra trước mắt Thắng rất rộng, rất xanh, chẳng nhìn thấy bờ bên kia đâu. + Thắng chú ý đến một con vật bé tẹo, rất lạ, chưa nhìn thấy bao giờ; chỉ cần đi đến gẩn là nó chạy biến vào hang. + Đây là người bạn tớ mới làm quen khi đi chơi ở Quy Nhơn vào dịp nghi hè. Bạn ẵy tên là Hải. Hải là người thân thiện, vui vẻ. Cậu ấy đã chì cho tớ tháy cảnh đẹp của vùng biển Quy Nhơn. Chúng tớ hẹn ngày mai sẽ lại gặp nhau. + Dựa vào đoạn cuối bài đọc, có thế thấy những điéu thú vị tiếp theo như Hải có thể dần Thầng đi tham quan cảnh đẹp ở Quy Nhơn, đi đá bóng, đi tẳm biển,... Cũng có thể, Thắng và Hài sẽ trao đổi địa chi để viết thư thăm hỏi nhau; có thê’ Hải sẽ mời Thắng vể nhà chơi,... + HS trả lời ý kiến riêng.
- 2-3 đọc bài - HS luyện đọc theo cặp. - HS luyện đọc nối tiếp. - Một số HS thi đọc trước lớp. |
3. Luyện viết. - Mục tiêu: + Biết tìm đọc bài về những hoạt động yêu thích của trẻ em và viết vào phiếu đọc sách theo mẫu; chia sẻ vé những điéu biết được qua bài đọc. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
|
3.1. Hoạt động 4: ĐỌC MỞ RỘNG - GV cho HS quan sát phiếu đọc sách và hướng dẫn HS làm và ghi những thông tin vé bài đã đọc vào phiếu đọc sách: + Ngày đọc : + Tên bài : + Tác giả : - Ngoài ra còn có những thông tin về nội dung văn bản : + Hoạt động được nói đến trong bài đọc + Chi tiết em thích nhất trong bài. - GV hướng dẫn HS chọn số ngôi sao để đánh giá mức độ yêu thích với VB đà đọc. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, chia sẻ với bạn về những điều em biết được qua bài đã đọc. - Đại diện 2-3 nhóm chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương HS. |
- HS quan sát phiếu và thực hiện yêu cầu :
+ HS ghi lại các hoạt động vào phiếu.
- Thảo luận nhóm - Đại diện các nhóm chia sẻ. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. |
4. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
|
- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh. + Cho HS quan sát video cảnh đẹp ở Biển + GV nêu câu hỏi em nêu cảm nhận của mình về cảnh đẹp này - Hướng dẫn các em lên kế hoạch nghỉ hè năm tới vui vẻ, an toàn. - Nhận xét, tuyên dương |
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. - HS quan sát video. + Trả lời các câu hỏi.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm. |
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
TIẾNG VIỆT
LUYỆN TẬP: TỪ NGỮ CHỈ ĐẶC ĐIỂM; CÂU NÊU ĐẶC ĐIỂM.
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Xếp được các từ chi đặc điểm đã cho vào các nhóm: từ ngữ chi màu sắc, từ ngữ chi hình dáng, kích thước, từ ngữ chỉ hương vị.
- Tìm thêm được từ ngữ chi đặc điểm cho mỗi nhóm và tạo lập câu với từ ngữ chì đặc điểm; làm đúng bài tập điền từ ngữ chi đặc điểm.
- Biết sử dụng các từ chỉ đặc điểm để tạo câu
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các nội dung trong SGK.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia làm việc nhóm trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point, phiếu học tập.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản. - GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm. - GV giới thiệu dãy Trường Sơn trên bản đổ Việt Nam để các em dễ hình dung. - GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ câu đúng, chú ý câu dài. Đọc diễn cảm thể hiện cảm xúc nhân vật. - Gọi 1 HS đọc toàn bài. - GV chia đoạn: (3 đoạn) + Đoạn 1: Từ đầu đến tiếng chim hót líu lo + Đoạn 2: Tiếp theo cho đến nhìn ngơ ngác + Đoạn 3: Tiếp theo cho đến hết - GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn. - Luyện đọc từ khó: lưng Trường Sơn, núi non trùng điệp, róc rách. - Luyện đọc câu dài: Biết bao cảnh sắc/ như hiện ra trước mất chúng tôi:/ bầy vượn tinh nghịch/ đánh đu trên cành cao,/ đàn hươu nai xinh đẹp và hiên lành/ rủ nhau ra suối,/ những vợt cỏ đẫm sương/ long lanh trong nắng. - Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 3. - GV nhận xét các nhóm. 2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi. - GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt các câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. Câu 1: Các bạn nhỏ được ông cho đi đâu? Ông chuẩn bị cho các bạn thứ gì để mang theo?
Câu 2: Vào rừng, các bạn nhỏ nghe thấy những âm thanh gì ?
Câu 3: Cây cối và con vật trong rừng được tả như thế nào ? + Cây cối được tả như thế nào ? + Con vật trong rừng được tả như thế nào ?
+ Câu 4: Khi nắng nhạt màu trên những vòm cây là khi trời về trong tiếc nuối. Vì thế, ông đã kể chuyện cho các bạn nhỏ nghe. Các em hãy cho biết ông đả kể những chuyện gì? Dựa vào đâu mà em biết ông kể những điều đó? + Câu 4: Theo em, các bạn nhỏ có thấy thú vị với chuyến đi thăm rừng cùng ông không? Vì sao ? - GV chốt: Giờ đây, những cánh rừng như thế này háu như khỏng còn do con người khai thác gỏ, săn bắt muông thú trái phép. Để có những cánh rừng đẹp như trong cảu chuyện các em vừa đọc, rất cán chúng ta bào vệ rừng, trống cây gây rừng, tạo môi trường sống bình yên cho muông thú, bảo vệ những loài thú quý hiếm,... 2.3. Hoạt động : Luyện đọc lại. - GV đọc diễn cảm toàn bài. - HS đọc nối tiếp, Cả lớp đọc thầm theo. |
- Hs lắng nghe.
- Quan sát, lắng nghe.
- HS lắng nghe cách đọc.
- 1 HS đọc toàn bài. - HS quan sát
- HS đọc nối tiếp theo đoạn. - HS đọc từ khó.
- 2-3 HS đọc câu dài.
- HS luyện đọc theo nhóm 3. - HS trả lời lần lượt các câu hỏi: + Ông cho đi thảm rừng. Ồng đưa cho mỗi cháu một tàu lá cọ để che nắng. + Đi trong rừng, các bạn nhỏ nghe rất rỏ tiếng suổi róc rách và tiếng chim hót líu lo.
+ Trong rừng, cây cối vươn ngọn lên cao tít đón nắng. Nhiều cây thân thẳng tắp, tán lá tròn xoe. + Những con sóc nhảy thoăn thoắt qua các cành cây. Khi tháy người, chúng dừng cả lại, nhìn ngơ ngác. + Trên đường, ông đã kể cho các bạn nhỏ nghe vé những cánh rừng thuở xưa. Trong rừng thuở ấy có rất nhiéu muông thú, cảnh vật rẩt đẹp mắt: đó là những báy vượn tinh nghịch đánh đu trên cành cao, những đàn hươu nai xinh đẹp và hiển lành rủ nhau ra suối, những vạt cỏ đẫm sương long lanh trong nắng,... Em biết được điều đó vì sau khi nghe ông kề, các bạn nhỏ như thấy hiện ra trước mắt những cảnh vật như vậy. + HS làm việc cá nhân. Nhiều em phát biểu ý kiến trước lớp.
- HS đọc |
3. Nói và nghe: Một buổi tập luyện - Mục tiêu: + Nghe hiểu nội dung câu chuyện Sự tích loài hoa của mùa hạ, kể lại được từng đoạn cùa câu chuyện dựa theo tranh và lời gợi ý . + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
3.1. Hoạt động 3: Đoán nội dung từng tranh. - GV gọi HS đọc chủ đề và yêu cầu nội dung.
- Gv cho HS quan sát tranh minh họa và trả lời câu hỏi gợi ý.
- Gọi HS trình bày trước lớp. - GV nhận xét, tuyên dương. 3.2. Hoạt động 4: Nghe kể chuyện - GV giới thiệu về câu chuyện: Câu chuyện kể vé cây xương rồng tốt bụng, ở hiền gặp lành. - GV kể câu chuyện (lần 1) kết hợp chỉ các hình ảnh trong 4 bức tranh. GV hướng dẫn HS nêu sự việc thể hiện trong từng tranh, đặc biệt là các sự việc ở đoạn 1 (tranh 1) vì phải nhớ nhiều tên các loài hoa. - GV kể câu chuyện (lần 2), thỉnh thoảng dừng lại để hỏi vé sự việc tiếp theo là gì, khuyến khích HS kể cùng GV, làm động tác, cử chỉ, nét mặt,... giúp các em nhớ nội dung câu chuyện dễ dàng hơn. 3.3. Hoạt động 5: Kể lại từng đoạn câu chuyện - GV hướng dẫn cách thực hiện: + Bước 1: HS làm việc theo cặp để cùng nhau nhắc lại các sự việc thể hiện trong mỗi tranh. + Bước 2: HS làm việc cá nhân, tập kể từng đoạn của câu chuyện. + Bước 3: HS tập kể chuyện theo cặp/ nhóm - GV mời 2 HS kể nổi tiếp 4 đoạn của câu chuyện trước lớp. - GV nhận xét, tuyên dương HS. + Vì sao xương rồng nở hoa rực rỡ vào mùa hè? - GV tổng kết: Cây xương rồng dang tay cứu các loài hoa trong vườn, không hề để bụng chuyện các loài hoa chế giễu, chê bai mình. Hành động đó đã làm cho bà tiên cây cảm động, biến ước mơ cùa cây xương rồng thành hiện thực. Đó là cách giải thích về sự tích cây xương rồng - loài cây nở hoa vào mùa hạ. |
- 1 HS đọc to chủ đề: Sự tích loài hoa mùa hạ. - HS quan sát tranh, thảo luận nhóm 4 đoán nội dung từng tranh: + Tranh 1: Cảnh vườn cây có nhiếu cây đã nở hoa rực rỡ: hướng dương, hoa hóng, thạch thảo,... Ở góc vườn có 1 cây xương ròng đáy gai và không có hoa. Chắc nó rất buổn. + Tranh 2: Cảnh mùa hè nắng như đổ lửa, các cây hoa trong vườn héo rũ, riêng cây xương rông thân mập mạp (cảng mọng nước), vẫn xanh tốt. Cây xương rổng như đang ái ngại, lo lắng cho các loài hoa. + Tranh 3: Cây xương rống giơ cánh tay nắm lấy tay (lá cây) của các loài hoa đang héo rũ nâng lên. Có lẽ nó đang truyén nước cho các cây hoa khô héo. Các cây hoa như tươi dán lại. + Tranh 4: Cây xương rồng nở hoa đẹp rực rỡ. Nỏ đang cười vui vì sự thay đổi ki diệu. - Đại diện các nhóm phát biếu ý kiến trước lớp. - Lắng nghe - HS lắng nghe GV kể kết hợp với quan sát tranh.
- HS lắng nghe và thực hành cùng GV.
- Lắng nghe,thực hiện
- HS nối tiếp kể lại câu chuyện. Cả lớp nhận xét.
+ HS trả lời
|
4. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
|
- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh. + Cho HS quan sát video về cây xương rồng + Kể cho người thản nghe câu chuyện + Trao đổi với người thân vé ý nghĩa của câu chuyện. |
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. - HS quan sát video.
|
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
TIẾNG VIỆT
Nghe – Viết: CÁNH RỪNG TRONG NẮNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Viết đúng chính tả bài “Cánh rừng trong nắng” trong khoảng 15 phút.
- Phân biệt g/gh, tìm và viết tên các từ chỉ sự vật bắt đầu bằng g/gh.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các bài tập trong SGK.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia làm việc trong nhóm để ttrar lời câu hỏi trong bài.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, quê hương qua bài viết.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động. - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học - Cách tiến hành: |
|
- GV cho HS nghe và vận động theo bài hát để khởi động bài học. - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới |
- HS hát - HS lắng nghe. |
2. Khám phá. - Mục tiêu: + Viết đúng chính tả đoạn 3 bài Cánh rừng trong nắng trong khoảng 15 phút. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
|
2.1. Hoạt động 1: Nghe – Viết. (làm việc cá nhân) - GV đọc toàn bài chính tả - Gọi HS đọc lại bài - GV hướng dẫn cách viết đoạn văn: + Những dấu câu nào được sử dụng trong đoạn văn? + Viết hoa tên bài và các chữ đầu dòng. + Cách viết một số từ dễ nhầm lẫm: thưở xưa, tinh nghịch, hươu nai. - GV đọc tên bài, đọc từng câu/ đọc lại từng vế câu/ cụm từ cho HS viết vào vở. - GV đọc lại đoạn văn cho HS soát lỗi. - GV cho HS đổi vở dò bài cho nhau. - GV nhận xét chung. 2.2. Hoạt động 2: Nhìn tranh, tìm và viết tên sự vật có tiếng bắt đầu bằng g / gh. - GV mời HS nêu yêu cầu. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, tìm từ. - Mời đại diện nhóm trình bày.
- GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung. 2.3. Hoạt động 3: Tìm thêm từ ngữ bắt đầu bằng g hoặc gh - GV mời HS nêu yêu cầu. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, tìm từ. - Mời đại diện nhóm trình bày. - GV nhận xét, tuyên dương. |
- HS lắng nghe. - HS đọc
- HS viết bài. - HS nghe, dò bài. - HS đổi vở dò bài cho nhau.
- 1 HS đọc yêu cầu bài. - Các nhóm sinh hoạt và làm việc theo yêu cầu. - Kết quả: ghế, báo gấm, gấu, gà gô, gà lôi, cái gậy, gạch lát đường, ghế,...). - Các nhóm nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu. - Các nhóm làm việc theo yêu cầu. - Đại diện các nhóm trình bày + ngồi ghế, ghé thăm, gọi nhau,...; lúa gạo, dầu gội đầu, gáo múc nước,...) |
3. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
|
- GV hướng dẫn HS cách ghi nhật kí + Nhớ lại những việc làm của em trong ngày hôm nay + Chọn 1 số hoạt động mà em muốn ghi lại + Sắp xếp các việc theo trật tự thời gian + Viết 2-3 câu kể lại việc đã làm - Gv giợi ý có thể viết theo hình thức nhật kí, có ghi ngày tháng, thời gian cụ thể trong ngày và các hoạt động theo thời gian. - Nhận xét, đánh giá tiết dạy. |
- HS lắng nghe để lựa chọn.
- HS hoàn thiện
|
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐIỂM: NHỮNG TRẢI NGHIỆM THÚ VỊ
Bài 04: LẦN ĐẦU RA BIỂN (Tiết 1+ 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn, cả câu chuyện Lần đầu ra biển
- Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn bộc lộ cảm xúc, đọc lời của nhân vật trong câu chuyện với ngữ điệu phù hợp.
- Hiểu nội dung câu chuyện; nhận biết được cảm xúc của nhân vật trước những sự vật mới lạ, người bạn mới gặp. Hiểu được điểu tác giả muốn nói qua câu chuyện: Mỗi chuyến đi chơi, tham quan giúp ta có thêm hiểu biết vể thiên nhiên và con người.
- Phát triển kĩ năng đọc thông tin qua hình ảnh
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học - Cách tiến hành: |
|
- Gv cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: + Nếu lớp em lên kế hoạch đi dã ngoại, em thích đi chơi biển hay núi ? Vì sao ? - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới: Bài đọc nói về một bạn nhỏ lần đầu được thấy biển, bạn ấy đã ngạc nhiên, thích thú khám phá được những điều mới lạ, gặp được người bạn mới. |
- HS quan sát tranh + HS trả lời cá nhân và nêu lý do.
- HS lắng nghe. |
2. Khám phá. - Mục tiêu: + Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài đọc “Lần đầu ra biển” + Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu. + Nhận biết được các sự việc xảy ra trong câu chuyện gắn với thời gian, địa điểm cụ thể ghi trong nhật kí. + Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật dựa vào hành động, việc làm, lời nói của nhân vật. + Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
|
2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản. - GV đọc cả bài (đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm, câu thể hiện cảm xúc ngạc nhiên, thích thú của Thắng khi lấn đáu thấy biển). - GV dùng tranh ảnh đã chuẩn bị, giới thiệu thành phố Quy Nhơn, cảnh đẹp của biền Quy Nhơn: Mũi Én, Ghénh Ráng,... - GV hướng dẫn đọc: + Đọc đúng các tiếng dễ phát âm sai : thuở bé, rón rén. Ghểnh Ráng,...). + Đọc diễn cảm câu nói thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú cùa nhản vật: A! Biển! Biển đây rối. Thích quá!”; “Ôi! Biển rộng quá, xanh quá, chẳng nhìn thấy bờ bên kia đâu”. - 4 HS đọc nối tiếp cả bài: 1 HS đọc đoạn từ đầu đến chẳng nhìn thây bờ bên kia đâu; 3 HS đọc theo vai đoạn đối thoại giữa Thắng và Hải (từ Thắng đi xuống gân mép nước đến Hố Tây rộng lắm nhưng không rộng bằng biển thế này.): 1 HS đọc lời dẫn chuyện, 1 HS đọc lởi cùa Thắng, 1 HS đọc lời của Hải. - HS làm việc nhóm (4 em/ nhóm) đọc nối tiếp như hướng dẫn ở trên. - HS khá, giỏi đọc cả bài. - GV nhận xét việc luyện đọc của cả lớp. 2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi. - GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. + Câu 1: Tìm những câu thể hiện cảm xúc của Thắng khi lần đầu tiên thấy biển ?
+ Câu 2: Biển hiện ra như thế nào trước mắt Thắng?
+ Câu 3: Thắng đã chú ý đến con vật gì trên bãi biển ?
+ Câu 4: Đóng vai Thắng, giới thiệu về Hải ?
+ Câu 5: Theo em, cuộc gặp gỡ giữa Thắng và Hải hứa hẹn những điều gì thú vị tiếp theo ? - GV cũng có thể nêu cảu hỏi để khuyến khích HS nói theo suy nghĩ của mình (Thắng và Hải có thế sẽ trở thành đôi bạn thân. Vậy, tiếp theo hai bạn có thể làm những điểu thú vị gì? ) 2.3. Hoạt động 3: Luyện đọc lại - GV đọc diễn cảm toàn bài - GV cho HS luyện đọc theo cặp. - GV cho HS luyện đọc nối tiếp. - GV mời một số học sinh thi đọc trước lớp. - GV nhận xét, tuyên dương. |
- HS lắng nghe.
- HS quan sát
- HS đọc từ khó.
- HS luyện đọc
- 4 HS đọc nối tiếp.
- Đọc nối tiếp theo lời của nhân vật. - HS đọc toàn bài - HS trả lời lần lượt các câu hỏi: + A! Biển! Biển đây rồi. Thích quá! + Thắng reo toáng lên, vượt qua bó và anh Thái chạy ào ra bãi cát. + Cậu đứng ngây ra nhìn biển. + Biển hiện ra trước mắt Thắng rất rộng, rất xanh, chẳng nhìn thấy bờ bên kia đâu. + Thắng chú ý đến một con vật bé tẹo, rất lạ, chưa nhìn thấy bao giờ; chỉ cần đi đến gẩn là nó chạy biến vào hang. + Đây là người bạn tớ mới làm quen khi đi chơi ở Quy Nhơn vào dịp nghi hè. Bạn ẵy tên là Hải. Hải là người thân thiện, vui vẻ. Cậu ấy đã chì cho tớ tháy cảnh đẹp của vùng biển Quy Nhơn. Chúng tớ hẹn ngày mai sẽ lại gặp nhau. + Dựa vào đoạn cuối bài đọc, có thế thấy những điéu thú vị tiếp theo như Hải có thể dần Thầng đi tham quan cảnh đẹp ở Quy Nhơn, đi đá bóng, đi tẳm biển,... Cũng có thể, Thắng và Hài sẽ trao đổi địa chi để viết thư thăm hỏi nhau; có thê’ Hải sẽ mời Thắng vể nhà chơi,... + HS trả lời ý kiến riêng.
- 2-3 đọc bài - HS luyện đọc theo cặp. - HS luyện đọc nối tiếp. - Một số HS thi đọc trước lớp. |
3. Luyện viết. - Mục tiêu: + Biết tìm đọc bài về những hoạt động yêu thích của trẻ em và viết vào phiếu đọc sách theo mẫu; chia sẻ vé những điéu biết được qua bài đọc. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
|
3.1. Hoạt động 4: ĐỌC MỞ RỘNG - GV cho HS quan sát phiếu đọc sách và hướng dẫn HS làm và ghi những thông tin vé bài đã đọc vào phiếu đọc sách: + Ngày đọc : + Tên bài : + Tác giả : - Ngoài ra còn có những thông tin về nội dung văn bản : + Hoạt động được nói đến trong bài đọc + Chi tiết em thích nhất trong bài. - GV hướng dẫn HS chọn số ngôi sao để đánh giá mức độ yêu thích với VB đà đọc. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, chia sẻ với bạn về những điều em biết được qua bài đã đọc. - Đại diện 2-3 nhóm chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương HS. |
- HS quan sát phiếu và thực hiện yêu cầu :
+ HS ghi lại các hoạt động vào phiếu.
- Thảo luận nhóm
- Đại diện các nhóm chia sẻ. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. |
4. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
|
- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh. + Cho HS quan sát video cảnh đẹp ở Biển + GV nêu câu hỏi em nêu cảm nhận của mình về cảnh đẹp này - Hướng dẫn các em lên kế hoạch nghỉ hè năm tới vui vẻ, an toàn. - Nhận xét, tuyên dương |
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. - HS quan sát video. + Trả lời các câu hỏi.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm. |
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
TIẾNG VIỆT
LUYỆN TẬP: TỪ NGỮ CHỈ ĐẶC ĐIỂM; CÂU NÊU ĐẶC ĐIỂM.
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Xếp được các từ chi đặc điểm đã cho vào các nhóm: từ ngữ chi màu sắc, từ ngữ chi hình dáng, kích thước, từ ngữ chỉ hương vị.
- Tìm thêm được từ ngữ chi đặc điểm cho mỗi nhóm và tạo lập câu với từ ngữ chì đặc điểm; làm đúng bài tập điền từ ngữ chi đặc điểm.
- Biết sử dụng các từ chỉ đặc điểm để tạo câu
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các nội dung trong SGK.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia làm việc nhóm trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point, phiếu học tập.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
||||||
1. Khởi động. - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. - Cách tiến hành: |
|||||||
- GV cho HS nghe bài Lớp chúng mình - GV nhận xét, tuyên dương - GV dẫn dắt vào bài mới |
- HS vận động theo nhạc
|
||||||
2. Khám phá. - Mục tiêu: + Giúp HS mở rộng vốn từ về từ chỉ đặc điểm: màu sắc, hình dáng kích thước, hương vị. + HS mở rộng vốn từ, nâng cao kiến thức về các tiểu loại từ chỉ đặc điểm + Biết sử dụng các từ chỉ đặc điểm để tạo câu + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
|||||||
2.1. Hoạt động 1: Luyện từ và câu (làm việc cá nhân/ nhóm) Bài 1: Xếp các từ in đậm vào nhóm thích hợp - GV mời cầu HS đọc yêu cầu bài 1. - GV hướng dẫn HS cách làm bài: + Bài tập yêu cầu xếp từ vào mấy nhóm? + Đó là những nhóm nào? + GV giải thích từ ngữ chỉ hương vị: là từ ngữ chỉ mùi, vị của sự vật (nhận biết được bầng khứu giác - mũi ngửi; vị giác - lưỡi nếm). - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, làm vào PHT. - Một số em đại diện nhóm trình bày kết quả.
- GV và HS thống nhất đáp án, tuyên dương HS. Bài 2: Tìm thêm từ ngữ chỉ đặc điểm theo ba nhóm nêu trên và đặt câu với 2 – 3 từ ngữ tìm được (làm việc cá nhân) - GV mời HS nêu yêu cầu bài tập 2. - GV giao nhiệm vụ cho HS: + Yêu cầu HS quan sát các đó vật có trong lớp học, sự vật ở xung quanh, như cây cối, hoa, quả, con vật, bầu trời,...), ghi lại các từ ngữ chi màu sắc; hình dạng, kích thước; hương vị cùa các sự vật đó.
+ Đặt câu với từ ngữ em vừa tìm được
- Nhận xét, tuyên dương HS. Bài 3: Dựa vào tranh, chọn từ thích hợp thay cho ô vuông - GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài 3. - GV giao nhiệm vụ làm việc theo nhóm 4, chọn các từ ngữ cho sẵn thay cho ô vuông - GV mời các nhóm trình bày kết quả.
- GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương, chốt đáp án |
- 1 HS đọc yêu cầu bài 1
- HS trả lời các câu hỏi
- Lắng nghe
- HS làm việc theo nhóm 2. - Đại diện nhóm trình bày: + Từ chỉ màu sắc: vàng, trắng, nâu nhạt. + Từ chỉ hình dáng, kích thước: nhỏ xíu, cao nghều, dài, nhỏ. + Từ chỉ hương vị: thơm ngát. - Các nhóm nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2. - HS suy nghĩ, làm bài + HS quan sát sự vật xung quanh rồi điền các từ tìm được vào PHT.
- HS làm vở, nối tiếp đọc bài: + Bầu trời rực đỏ. + Cánh đồng lúa chín vàng.
- HS đọc yêu cầu bài tập 3. - Các nhóm làm việc theo yêu cầu.
- Đại diện nhóm trình bày : Từ ngữ lần lượt điền là: xinh xắn, vàng óng, bé. - Các nhóm nhận xét ché nhau. - Theo dõi bổ sung. |
||||||
3. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
|||||||
- GV cho Hs đặt 1 câu với các từ ngữ vừa tìm được ở bài tập 2 - Nhận xét, đánh giá tiết dạy. |
- HS thực hiện - HS lắng nghe, về nhà thực hiện. |
||||||
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
TIẾNG VIỆT
LUYỆN TỪ VÀ CÂU (Tiết 4)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Biết quan sát tranh và kể lại các hoạt động trong từng tranh;
- Viết được đoạn văn kể lại một hoạt động chung của gia đình.
- HS có thêm những hiểu biết thú vị vé những vùng đất mới và biết cách làm quen với những người bạn mới.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các nội dung trong SGK.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia làm việc nhóm trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu gia đình
- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý và tôn trọng bạn trong làm việc nhóm.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động. - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học ở bài tước. - Cách tiến hành: |
|
- GV tổ chức trò chơi “Vòng quay kì diệu” để khởi động bài học. + Câu 1: Tìm từ chỉ màu sắc trong câu sau: “Con nai có bộ lông màu nâu” + Câu 2: Tìm từ chỉ hình dáng trong câu sau: “Nai có vóc dáng cao lớn, thân thon thả dễ thương” + Câu 3: Tìm từ chỉ hoạt động trong câu sau: “Thoáng cái nai đã nhảy phóc rất xa.” + Câu 4: Tìm từ chỉ hương vị trong câu sau: “Buổi sáng bình minh, hoa sứ toả hương thơm ngát”. - GV nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới |
+ 4 HS tham gia trò chơi.
+ Câu 1: Từ chỉ màu sắc: màu nâu + Câu 2: Từ chỉ hình dáng: vóc dáng cao lớn + Câu 3: Từ chỉ hoạt động: nhảy phóc.” + Câu 4: Từ chỉ hương vị: thơm ngát |
2. Khám phá. - Mục tiêu: + Biết quan sát tranh và kể lại các hoạt động trong từng tranh; + Viết được đoạn văn kể lại một hoạt động chung của gia đình. + HS có thêm những hiểu biết thú vị vé những vùng đất mới và biết cách làm quen với những người bạn mới. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
|
2.1. Hoạt động 1: Quan sát tranh, kể lại các hoạt động trong từng tranh. - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập - HS làm việc nhóm trả lời câu hỏi: + Quan sát tổng thể 4 tranh và cho biết: Các tranh thể hiện hoạt động gì?
+ Quan sát từng tranh và kể về hoạt động trong từng tranh. - Đại diện 2-3 nhóm trình bày - Nhận xét, tuyên dương HS. Hoạt động 2: Kể lại một hoạt động chung của gia đình em - GV mời HS đọc yêu cầu bài 2. - GV hướng dẫn thực hiện bài tập 2 theo nhóm: + Đọc hướng dẫn theo sơ đổ sau đó hỏi - đáp đề hiểu rõ gợi ý ở a, b, c + HS chọn một hoạt động đã làm cùng người thân trong gia đình; trao đối nhóm, hỏi đáp theo từng ý nhỏ trong mỗi gợi ý ở SHS. + Từng thành viên của nhóm kể lại một hoạt động đã làm cùng người thân theo từng mục ở sơ đố hướng dẫn. - 2 - 3 HS kể về một hoạt động chung đã làm cùng người thân. - GV và cả lớp nhận xét, đánh giá. GV ghi nhận, khen ngợi những HS có lời kể rõ ràng, sinh động. Hoạt động 3: Viết 2 – 3 câu kể lại việc em đã làm ở mục 2 bài tập 2 - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3. - GV hướng dẫn HS chọn viết đoạn văn (3-4 câu) vé những điều đã kể theo gợi ý ở bài tập 2. - Yêu cầu HS viết bài vào vở
- Gọi HS đọc đoạn văn đã viết - GV nhận xét, đánh giá. GV ghi nhận, khen ngợi những HS có bài văn rõ ràng, sinh động. |
- HS đọc yêu cầu bài tập 1.
+ Việc đầu tiên là đi tàu hoả đến địa điểm du lịch; Việc tiếp theo là vui chơi, tắm biển, đi dạo,... + Nhóm trưởng điều hành các bạn nói về các hoạt động của từng nhân vật trong mỗi bức tranh.
- Đại diện các nhóm trình bày
- HS đọc yêu cầu bài 2. - HS thực hiện yêu cầu - HS đọc hướng dẫn
- Thảo luận nhóm đôi
- HS trình bày kết quả thảo luận
- HS kể - HS đọc yêu cầu bài 3. - Lắng nghe hướng dẫn
- HS làm bài cá nhân sau đó trao đổi bài và soát lỗi. - Đọc bài văn - HS lắng nghe, điều chỉnh. |
3. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
|
- Đọc lại đoạn văn đã viết ở lớp, phát hiện các lỗi và sửa lỗi vể dùng từ, đặt câu, sắp xếp ý,...; lỗi chính tả. - Sau khi phát hiện và sừa lỗi, viết lại đoạn văn. - Nhận xét, đánh giá tiết dạy. |
- HS lắng nghe, về nhà thực hiện.
|
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... |
TUẦN 3
TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐIỂM: NHỮNG TRẢI NGHIỆM THÚ VỊ
Bài 01: NHẬT KÍ TẬP BƠI (T1+2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện “Nhật kí tập bơi”.
- Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Nhận biết được các sự việc xảy ra trong câu chuyện gắn với thời gian, địa điểm cụ thể ghi trong nhật kí.
- Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật dựa vào hành động, việc làm và lời nói của nhân vật.
- Hiểu nội dung bài: Khi tập luyện để làm bất cứ điều gì, ta không được nản chí và cần cố gắng hết mình, chắc chắn ta sẽ thành công.
- Nói được các nội dung hoạt động và cảm xúc về một buổi luyện tập
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: rèn luyện kĩ năng sinh tồn
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. Tranh ảnh minh họa câu chuyện.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động. - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. - Cách tiến hành: |
|
- GV tổ chức cho học sinh thảo luận + Câu 1: Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì? Lợi ích của việc dó?
+ Câu 2: Khi đi bơi các em cần lưu ý điều gì? - GV Nhận xét, tuyên dương. + Cho HS nêu sự khác biệt về cách trình bày tranh minh họa của bài đọc này với các bài trước? - GV dẫn dắt vào bài mới |
- HS thảo luận - HS đưa ra đáp án: Các bạn trong tranh đang đi bơi. + Khi biết bơi giúp chúng ta an toàn khi ở dưới nước, giúp cơ thể khỏa mạnh, cao lớn, cân đối + Phải có người lớn đi cùng, phải khởi động thật kĩ trước khi bơi, dù đã biết bơi nhưng cũng không được gắng sức, không bơi ở những nơi không an toàn. - 1 SH nêu trước lớp |
2. Khám phá. - Mục tiêu: + Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện “Nhật kí tập bơi”. + Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu. + Nhận biết được các sự việc xảy ra trong câu chuyện gắn với thời gian, địa điểm cụ thể ghi trong nhật kí. + Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật dựa vào hành động, việc làm, lời nói của nhân vật. + Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
|
2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản. - GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm. - GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ câu đúng, chú ý câu dài. Đọc diễn cảm các lời thoại với ngữ điệu phù hợp. - Gọi 1 HS đọc toàn bài. - GV chia đoạn: (3 đoạn) + Đoạn 1: Từ đầu đến mình sẽ tập tốt hơn + Đoạn 2: Tiếp theo cho đến giống hệt như một con ếch ộp + Đoạn 3: Tiếp theo cho đến hết - GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn. - Luyện đọc từ khó: mũ bơi, vỗ về, tập luyện - Luyện đọc câu dài: Mình rất phần khích/ vì được mẹ chuẩn bị cho một chiếc mũ bơi / cùng một cặp kính bơi màu hồng rất đẹp. - Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 3. - GV nhận xét các nhóm. 2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi. - GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. + Câu 1: Bạn nhỏ đến bể bơi với ai? Bạn ấy được chuẩn bị những gì?
+ Câu 2: Bạn nhỏ cảm thấy thế nào trong ngày đầu đến bể bơi?
+ Câu 3: Kể lại việc học bơi của bạn ấy?
* Chú ý: Khi kể lại một sự việc cần sử dụng các từ liên kết như: đầu tiên, sau khi (sau đó), cuối cùng…. + Câu 4: Bạn nhỏ nhận ra điều gì thú vị khi biết bơi + Câu 5: theo em, việc học bơi dễ hay khó? Vì sao? - GV: Em có biết bơi không? Em cảm thấy như thế nào khi biết bơi/ không biết bơi Khuyến khích học sinh có điều kiện nên đi học bơi để có 1 kĩ năng sinh tồn rất quan trọng 2.3. Hoạt động : Luyện đọc lại. - GV đọc diễn cảm toàn bài. - HS đọc nối tiếp, Cả lớp đọc thầm theo. |
- Hs lắng nghe.
- HS lắng nghe cách đọc.
- 1 HS đọc toàn bài. - HS quan sát
- HS đọc nối tiếp theo đoạn. - HS đọc từ khó.
- 2-3 HS đọc câu dài.
- HS luyện đọc theo nhóm 3.
- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:
+ Bạn nhỏ đến bể bơi với mẹ, bạn ý được mẹ chuẩn bị cho kính và mũ bơi + Đầu tiên bạn ấy phấn khích (vì có đồ bơi đẹp), sau đó bạn sợ nước (bị sặc nước), cuối cùng bạn buồn (khi hết giờ bơi mà vẫn chưa thở được dưới nước) + Đầu tiên, bạn ấy tập thở, nhưng bạn ấy toàn bị sặc. Sau khi nghe mẹ động viên, bạn ấy lại cố gắng tập luyện. Buổi sau, bạn ấy đã quen thở dưới nước và tập những động tác đạp chân của bơi ếch. Cuối cùng bạn ấy đã biết bơi tung tăng như một con cá. + HS lắng nghe
+ Khi biết bới bạn ấy thấy mình giống ếch và cá. Hoặc có thể nêu ý kiến khác: Bạn ấy nhận ra mặc dù học bơi rất khó nhưng bạn ấy vẫn học thành công + HS trả lời - HS nêu - 2-3 HS nhắc lại - HS đọc |
3. Nói và nghe: Một buổi tập luyện - Mục tiêu: + Nói được những điều đáng nhớ trong kì nghỉ hè của mình. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
|
3.1. Hoạt động 3: Kể về điều em nhớ nhất trong kì nghỉ hè vừa qua. - GV gọi HS đọc chủ đề và yêu cầu nội dung.
- Gv cho HS quan sát tranh minh họa đề có thêm gợi ý về các hoạt động tập luyện - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4 - Gọi HS trình bày trước lớp. - GV nhận xét, tuyên dương. 3.2. Hoạt động 4: Em cảm thấy thế nào về buổi tập luyện đó? - GV gọi Hs đọc yêu cầu trước lớp. - GV cho HS làm việc nhóm 2 - Mời các nhóm trình bày. Gv khuyến khích HS nêu cảm xúc tích cực. - GV nhận xét, tuyên dương.
|
- 1 HS đọc to chủ đề: Một buổi tập luyện + Yêu cầu: Kể về một buổi tập luyện của em - HS quan sát tranh: Các bạn nhỏ đang thả diều, tập múa, đá bóng, tập vẽ - HS sinh hoạt nhóm và kể về một buổi tập luyệ của mình
- HS đọc - 1 HS đọc yêu cầu: Nêu cảm nghĩ của em về buổi tập luyện - HS trình bày trước lớp, HS khác có thể nêu câu hỏi. Sau đó đổi vai HS khác trình bày. |
4. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
|
- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh. + Cho HS quan sát video tập luyện của 1 bạn + GV nêu câu hỏi bạn nhỏ trong video đã làm gì? + Việc làm đó có dễ dàng thành công không? - Nhắc nhở các em: Thành công đến với mỗi người không giống nhau. Có người thành công nhanh, có người thành công chậm, nhưng bất cứ ai cố gắng và nỗ lực hết mình thì cũng sẽ đều đạt được kết quả tốt. Vì vậy, chúng ta không nên buồn, nản chí trước khó khăn, mà cần quyết tâm, cố gắng để các buổi tập luyện tiếp theo đạt được kết quả tốt hơn. - Nhận xét, tuyên dương |
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. - HS quan sát video.
+ Trả lời các câu hỏi.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm. |
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
TIẾNG VIỆT
Nghe – Viết: MẶT TRỜI NHỎ (Tiết 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Viết đúng chính tả bài thơ “Mặt trời nhỏ” trong khoảng 15 phút.
- Phân biệt ng/ngh, tìm các từ chỉ hoạt động bắt đầu bằng ng/ngh
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các bài tập trong SGK.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia làm việc trong nhóm để ttrar lời câu hỏi trong bài.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, quê hương qua bài viết.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động. - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học - Cách tiến hành: |
|
- GV cho HS nghe bài dàn đồng ca mùa hạ để khởi động bài học. - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới |
- HS hát - HS lắng nghe. |
2. Khám phá. - Mục tiêu: + Viết đúng chính tả bài thơ em yêu mùa hè trong khoảng 15 phút. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
|
2.1. Hoạt động 1: Nghe – Viết. (làm việc cá nhân) - GV giới thiệu nội dung: Bài thơ viết về một loại quả trong mùa hè. Qua cách tả ngộ nghĩnh về loại quả chúng ta có thể đoán được đó là loại quả gì, mặc dù cả bài thơ không hề gọi tên quả. Bên cạnh đó bài thơ còn cho thấy những đặc điểm đặc trưng của mùa hè như: mặt trời thắp lửa, ve chơi đàn, tu hú kêu.... - GV đọc toàn bài thơ. - Mời 4 HS đọc nối tiếp bài thơ. - GV hướng dẫn cách viết bài thơ: + Viết theo khổ thơ 4 chữ như trong SGK + Viết hoa tên bài và các chữ đầu dòng. + Chú ý các dấu chấm và dấu chấm than cuối câu. + Cách viết một số từ dễ nhầm lẫm: đung đưa, cùi, hớn hở, bối rối, gà gật - GV đọc từng dòng thơ cho HS viết. - GV đọc lại bài thơ cho HS soát lỗi. - GV cho HS đổi vở dò bài cho nhau. - GV nhận xét chung. 2.2. Hoạt động 2: Chọn ng/ngh thay cho ô vuông - GV mời HS nêu yêu cầu. - Mời đại diện nhóm trình bày.
- GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung.
2.3. Hoạt động 3: Tìm thêm từ ngữ bắt đầu bằng ng hay ngh (làm việc nhóm 4) - GV mời HS nêu yêu cầu. - Giao nhiệm vụ cho các nhóm: Tìm từ ngữ bắt đầu bằng ng hay ngh chỉ hoạt động của các bạn nhỏ trong tranh - Mời đại diện nhóm trình bày. - GV nhận xét, tuyên dương. |
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe. - 4 HS đọc nối tiếp nhau. - HS lắng nghe.
- HS viết bài. - HS nghe, dò bài. - HS đổi vở dò bài cho nhau.
- 1 HS đọc yêu cầu bài. - Các nhóm sinh hoạt và làm việc theo yêu cầu. - Kết quả: Vui sao đàn nghé con Miệng chúng cười mủm mỉm Mắt chúng ngơ ngác tròn Nhìn tay người giơ đếm - Các nhóm nhận xét. - 1 HS đọc yêu cầu. - Các nhóm làm việc theo yêu cầu. - Đại diện các nhóm trình bày + Tranh 1: ngoắc tay/ ngoéo tay + Tranh 2: nghe ngóng/ nghe/ lắng nghe + Tranh 3: nghĩ ngơi/ nghĩ/ ngẫm nghĩ/ suy nghĩ + Tranh 4: ngước nhìn/ ngửa cổ |
3. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
|
- GV hướng dẫn HS cách ghi nhật kí + Nhớ lại những việc làm của em trong ngày hôm nay + Chọn 1 số họt động mà em muốn ghi lại + Sắp xếp các việc theo trật tự thời gian + Viết 2-3 câu kể lại việc đã làm - Gv giợi ý có thể viết theo hình thức nhật kí, có ghi ngày tháng, thời gian cụ thể trong ngày và các hoạt động theo thời gian. - Nhận xét, đánh giá tiết dạy. |
- HS lắng nghe để lựa chọn.
- HS hoàn thiện
|
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐIỂM: NHỮNG TRẢI NGHIỆM THÚ VỊ
Bài 06: TẬP NẤU ĂN (Tiết 1+ 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài đọc “Tập nấu ăn”
- Bước đầu biết thay đổi giọng đọc ở đoạn 1 và các đoạn còn lại
- Nhận biết được trình tự các sự việc gắn với nội dung từng đoạn
- Hiểu nội dung văn bản: Bạn nhỏ kể lại việc mình học nấu ăn trong hè và giới thiệu công thức một món ăn - món trứng đúc thịt
- Biết cách tìm đọc thêm các sách dạy nấu ăn.
- Phát triển kĩ năng đọc thông tin qua hình ảnh
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học - Cách tiến hành: |
|
Gv cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi a. Kể tên các dụng cụ nhà bếp? b. Cho biết tên các loại thực phẩm? c. Đoán xem 2 mẹ con đang làm gì? - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới: Trong tranh là 1 bạn nhỏ, bạn ấy rất thích nấu ăn, bạn ấy đã vào bếp cùng với mẹ. Chúng ta cùng đọc bài Tập nấu ăn để xem bạn ấy ghi lại công thức làm món ăn gì và cách làm món đó như thế nào? |
- HS quan sát tranh - HS trả lời câu hỏi a. Nồi cơm điện, dao, giá để dao, chảo, nồi, thùng gạo, rổ, khay.... b. trứng, rau, khoai tây, thịt c. Hai mẹ con đnag bàn về chuyện nấu cơm/ Bạn nhỏ muốn giúp mẹ nhặt rau/ Bạn nhỏ có vẻ rất hào hứng khi được vào bếp cùng mẹ.... - HS lắng nghe. |
2. Khám phá. - Mục tiêu: + Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài đọc “Tập nấu ăn” + Bước đầu biết thay đổi giọng đọc ở đoạn 1 và các đoạn còn lại + Nhận biết được trình tự các sự việc gắn với nội dung từng đoạn + Hiểu nội dung văn bản: Bạn nhỏ kể lại việc mình học nấu ăn trong hè và giới thiệu công thức một món ăn - món trứng đúc thịt + Biết cách tìm đọc thêm các sách dạy nấu ăn. - Cách tiến hành: |
|
2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản. - GV đọc mẫu: Đoạn 1 đọc giọng tâm tình, kể chuyện, pha chút hào hứng vui vẻ, những đoạn còn lại đọc với giọng trung tính. - Gọi 1 HS đọc toàn bài. - GV chia đoạn + Đoạn 1: Từ đầu đến tham khảo nhé + Đoạn 2: Đọc phần khung không có đánh số (phần nguyên liệu) + Đoạn 3: đọc lần lượt các đoạn theo thứ tự từ 1 đến 5 - GV gọi HS đọc nối tiếp đoạn - Luyện đọc từ khó: thịt nạc vai, xay nhuyễn, hỗn hợp… - Luyện đọc câu dài: Cho hỗn hợp/ trứng và thịt vào/ dàn đều khắp chảo/ rán vàng mặt dưới/ từ 5 -7 phút/ với lửa nhỏ. - Luyện đọc: GV tổ chức cho HS luyện đọc theo nhóm 3. - GV nhận xét các nhóm. 2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi. - GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. + Câu 1: Kể tên những nguyên liệu làm món bánh trứng đúc thịt + Câu 2: Khi làm món trứng đúc thịt, bước 1 cần làm những gì? + Câu 3: Tranh bên mô tả công việc ở bước mấy? nói lại công việc đó? + Câu 4: Sắp xếp các nội dung dưới đây theo thứ tự làm món trứng đúc thịt? - Gv cho HS nêu lại các bước làm món bánh trứng đúc thịt 2.3. Hoạt động 3: Luyện đọc lại - GV đọc diễn cảm toàn bài - GV cho HS luyện đọc theo cặp. - GV cho HS luyện đọc nối tiếp. - GV mời một số học sinh thi đọc trước lớp. - GV nhận xét, tuyên dương. |
- Hs lắng nghe.
- HS lắng nghe cách đọc.
- 1 HS đọc toàn bài. - HS quan sát
- HS đọc nối tiếp theo đoạn. - HS đọc từ khó. - 2-3 HS đọc câu thơ. - HS luyện đọc theo nhóm 3.
- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:
+ Những nguyên liệu làm món bánh trứng đúc thịt là: trứng gà, thịt nạc vai, dầu ăn, mắm, muối và hành khô + Bước 1 là rửa sạch thịt sau đó băm nhỏ, hoặc say nhuyễn + Tranh này miêu tả công việc ở bước 2, cụ thể là đập trứng vào bát, cho thịt xay, hành khô, mắm muối đánh đều + b,c,d,a
- 2-3 HS nhắc lại
- Cả lớp lắng nghe. - HS luyện đọc theo cặp. - HS luyện đọc nối tiếp. - Một số HS thi đọc trước lớp. |
3. Luyện viết. - Mục tiêu: + Viết đúng chữ viết hoa B, C cỡ nhỏ, viết đúng từ ngữ và câu ứng dụng có chữ viết hoa B, C + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
|
3.1. Hoạt động 4: Ôn chữ viết hoa (làm việc cá nhân, nhóm 2) - GV dùng video giới thiệu lại cách viết chữ hoa B, C - GV viết mẫu lên bảng. - GV cho HS viết bảng con (hoặc vở nháp). - Nhận xét, sửa sai. - GV cho HS viết vào vở. - GV chấm một số bài, nhận xét tuyên dương. 3.2. Hoạt động 5: Viết ứng dụng (làm việc cá nhân, nhóm 2). a. Viết tên riêng. - GV mời HS đọc tên riêng. - GV giới thiệu: Cao Bằng là một tỉnh thuộc miền Bắc nước ta, là vùng đất có truyền thống cách mạng lâu đời. Tiêu biểu như khu di tích lịch sử cách mạng Pác Bó. Nơi đây Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng sống và làm việc lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành độc lập cho dân tộc. - GV yêu cầu HS viết tên riêng vào vở. - GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung. b. Viết câu. - GV yêu cầu HS đọc câu. - GV giới thiệu câu ứng dụng qua tranh ảnh về Việt Bắc - GV nhắc HS viết hoa các chữ trong câu thơ: C, V, B Lưu ý cách viết thơ bảy chữ - GV cho HS viết vào vở. - GV yêu cầu nhận xét chéo nhau trong bàn. - GV chấm một số bài, nhận xét, tuyên dương. |
- HS quan sát video.
- HS quan sát. - HS viết bảng con.
- HS viết vào vở chữ hoa B, C
- HS đọc tên riêng: Cao Bằng - HS lắng nghe.
- HS viết tên riêng Cao Bằng vào vở.
- 1 HS đọc yêu câu: Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay Vượn hót chim kêu suốt cả ngày - HS lắng nghe. - HS viết câu thơ vào vở. - HS nhận xét chéo nhau.
|
4. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
|
- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh. + Cho HS quan sát video cảnh đẹp ở Việt Bắc + GV nêu câu hỏi em nêu cảm nhận của mình về cảnh đẹp này - Hướng dẫn các em lên kế hoạch nghỉ hè năm tới vui vẻ, an toàn. - Nhận xét, tuyên dương |
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. - HS quan sát video. + Trả lời các câu hỏi.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm. |
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
TIẾNG VIỆT
LUYỆN TỪ VÀ CÂU (Tiết 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Giúp HS mở rộng vốn từ về từ chỉ hoạt động liên quan đến việc nấu ăn
- HS mở rộng vốn từ, nâng cao kiến thức về các tiểu loại từ chỉ hoạt động
- Biết sử dụng các từ chỉ hoạt động để tạo câu
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các nội dung trong SGK.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia làm việc nhóm trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động. - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. - Cách tiến hành: |
|
- GV cho HS nghe bài Chiếc bụng đói - GV nhận xét, tuyên dương - GV dẫn dắt vào bài mới |
- HS vận động theo nhạc
|
2. Khám phá. - Mục tiêu: + Giúp HS mở rộng vốn từ về từ chỉ hoạt động liên quan đến việc nấu ăn + HS mở rộng vốn từ, nâng cao kiến thức về các tiểu loại từ chỉ hoạt động + Biết sử dụng các từ chỉ hoạt động để tạo câu + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
|
2.1. Hoạt động 1: Luyện từ và câu (làm việc cá nhân/ nhóm) Bài 1: Tìm từ chỉ hoạt động kết hợp được với mỗi từ chỉ sự vật sau: rau, thịt, cá - GV mời cầu HS đọc yêu cầu bài 1. - Giao nhiệm vụ cho các nhóm làm việc: - Mời đại diện nhóm trình bày. - Mời các nhóm nhận xét, bổ sung. - Nhận xét, chốt đáp án: Thái rau, xào rau, chẻ rau, thái thịt, băm thịt, xay thịt, rửa thịt, rang thịt, kho thịt, nướng thịt,mổ cá, rửa cá, kho cá, rán cá,.... Bài 2: Xếp các từ chỉ hoạt động cho sẵn vào 2 nhóm (làm việc cá nhân) - GV mời HS nêu yêu cầu bài tập 2. - GV giao nhiệm vụ cho HS - Mời HS đọc đáp án - Mời HS khác nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung. + Từ chỉ hoạt động di chuyển: đi, ra, vào, lên, xuống + Từ chỉ hoạt động nấu ăn: kho, xào, nướng, luộc, hầm Bài 3: Chọn từ ở bài tập 2 thay cho ô vuông (làm việc nhóm) - GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài 3. - GV giao nhiệm vụ làm việc theo nhóm 4, chọn các từ ngữ ở BT2 thay cho ô vuông - GV mời các nhóm trình bày kết quả. - GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương, chốt đáp án Ngày chủ nhật, mẹ đi/ ra chợ chợ mua thức ăn. Nam vào/ xuống bếp giúp mẹ. Nam nhặt rau, còn mẹ rửa cá và thái thịt. Rồi mẹ bắt đầu nấu nướng, mẹ nướng/ kho/ luộc cá, luộc/ xào rau, luộc/ kho/ nướng thịt. Chẳng mấy chốc gian bếp đã thơm lừng mùi thức ăn. |
- 1 HS đọc yêu cầu bài 1 - HS làm việc theo nhóm 2. - Đại diện nhóm trình bày: - Các nhóm nhận xét, bổ sung.
- HS quan sát, bổ sung.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2. - HS suy nghĩ, làm bài - Một số HS trình bày kết quả. - HS nhận xét bạn.
- HS đọc yêu cầu bài tập 3. - Các nhóm làm việc theo yêu cầu. - Đại diện nhóm trình bày. - Các nhóm nhận xét ché nhau. - Theo dõi bổ sung.
|
3. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
|
- GV cho Hs đặt 1 câu với các từ ngữ vừa tìm được ở bài tập 2 - Nhận xét, đánh giá tiết dạy. |
- HS thực hiện - HS lắng nghe, về nhà thực hiện. |
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
TIẾNG VIỆT
LUYỆN TỪ VÀ CÂU (Tiết 4)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Viết được các bước làm 1 món ăn: món thịt rang
- Hình thành và phát triển tình cảm gia đình, sự quan tâm, yêu quý, biết ơn, đối với những người thân trong gia đình dòng họ.
- Đọc mở rộng theo yêu cầu.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các nội dung trong SGK.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia làm việc nhóm trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu gia đình
- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý và tôn trọng bạn trong làm việc nhóm.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động. - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. - Cách tiến hành: |
|
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học: Trò chơi ai nhanh hơn + Tìm nhanh các nguyên liệu để làm món thịt rang? - GV dẫn dắt vào bài mới |
- HS tham gia chơi
|
2. Khám phá. - Mục tiêu: + Biết viết lại công thức làm món thịt rang + Hình thành và phát triển tình cảm gia đình, yêu quý, biết ơn, đối với những người thân trong gia đình dòng họ. + Đọc mở rộng theo yêu cầu. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
|
2.1. Hoạt động 1: Luyện viết công thức làm món ăn Bài tập 1: Đọc đoạn văn và thực hiện theo yêu cầu - Gọi 1-2 HS đọc đoạn văn - HS làm việc nhóm trả lời câu hỏi + Đoạn văn thuật lại việc gì?
+ Các bước thực hiện việc đó?
- Gv nhận xét, tuyên dương Bài tập 2: Dựa vào tranh trao đổi về các bước làm món thịt rang - GV mời HS đọc yêu cầu bài 2. - GV giao nhiệm vụ cho HS - GV yêu cầu HS trình bày kết quả. Mỗi gia đình có thể có cách nấu món thịt rang khác nhau, không hoàn toàn giống với gợi ý trong 4 bức tranh.
- GV mời HS nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung. Bài tập 3: Viết lại các bước làm món thịt rang - GV mời HS đọc yêu cầu bài 3. - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: Mỗi bạn trong nhóm đọc các bước làm món thịt rang của mình, các thành viên trong nhóm nghe và góp ý sửa lỗi. - GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả. - GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung. |
- HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- HS đọc đoạn văn - HS trả lời + Đoạn văn thuật lại các bước làm món trứng đúc thịt. + Đó là (1) rửa sạch thịt, xay nhỏ, (2) đập trứng vào bát, cho thịt xay, hành khô, mắm, muối, (3) đánh đều tất cả - HS nhận xét trình bày của bạn.
- HS đọc yêu cầu bài 2.
- HS trình bày kết quả. 1) Cho dầu ăn 2) Rán thịt vàng 3) Cho hành khô 4) Cho nước mắm, muối, hành lá - HS nhận xét bạn trình bày.
- HS đọc yêu cầu bài 3. - Các nhóm làm việc theo yêu cầu. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe, điều chỉnh. |
3. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
|
- GV cho Hs đọc bài mở rộng “Vào bếp thật vui” trong SGK - GV giao nhiệm vụ HS về nhà tìm đọc thêm sách dạy nấu ăn hoặc những bài văn, bài thơ liên quan đến việc vào bếp. - Nhận xét, đánh giá tiết dạy. |
- HS đọc bài mở rộng.
- HS lắng nghe, về nhà thực hiện.
|
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
TUẦN 4
TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐIỂM: NHỮNG TRẢI NGHIỆM THÚ VỊ
Bài 07: MÙA HÈ LẤP LÁNH (T1+2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Đọc đúng từ ngữ câu và toàn bộ bài thơ Mùa hè lấp lánh.
- Nhận biết được vần trong bài thơ.
- Bước đầu biết thể hiện cảm xúc qua giọng đọng đọc vui vẻ, thiết tha.
- Hiểu điều tác giả muốn nói qua bài thơ: “Bài thơ thể hiện vẻ đẹp của mùa hè với ông mặt trời thức dậy sớm hơn, ánh nắng dường như chứa chan hơn, cỏ cây tươi thắm hơn; bài thơ cũng thể hiện sự hồn nhiên, vui sướng của bạn nhỏ khi mùa hè đến.”
- Kể lại câu chuyện Chó đốm con và mặt trời.
- Hiểu được một quy luật đơn giản về địa lí: Mặt trời lặn ở đằng đông, mọc ở đằng tây.
- Biết chia sẻ với người thân suy nghĩ của mình về câu chuyện Chó đốm con và mặt trời.
- Hỏi thêm được những thông tin về mặt trời mọc và lặn.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, quê hương qua bài tập đọc.
- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý bạn bè qua câu chuyện về những trải nghiệm mùa hè.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
|||
1. Khởi động. - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: |
||||
- GV tổ chức trò chơi khởi động qua 2 câu hỏi. + Câu 1: Kể tên những nguyên liệu làm món trứng đúc thịt? + Câu 2: Khi làm món trứng đúc thịt , bước 1 cần làm những gì? - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới |
- HS tham gia khởi động + Trả lời: những nguyên liệu làm món trứng đúc thịt là trứng gà thịt nạc vai, dầu ăn, mắm, muối và hành khô. + Trả lời: Khi làm món trứng đúc thịt , bước 1 là rửa sạch thịt sau đó bằm nhỏ hoặc xay nhuyễn. - HS lắng nghe. |
|||
2. Khám phá. - Mục tiêu: + Đọc đúng từ ngữ câu và toàn bộ bài thơ Mùa hè lấp lánh. + Nhận biết được vần trong bài thơ. + Bước đầu biết thể hiện cảm xúc qua giọng đọng đọc vui vẻ,thiết tha. + Hiểu điều tác giả muốn nói qua bài thơ: Bài thơ thể hiện vẻ đẹp của mùa hè với ông mặt trời thức dậy sớm hơn, ánh nắng dường như chứa chan hơn, cỏ cây tươi thắm hơn; bài thơ cũng thể hiện sự hồn nhiên, vui sướng của bạn nhỏ khi mùa hè đến. + Kể lại câu chuyện Chó đốm con và mặt trời. + Hiểu được một quy luật đơn giản về địa lí:Mặt trời lặn ở đằng đông, mọc ở đằng tây. + Biết chia sẻ với người thân suy nghĩ của mình về câu chuyện Chó đốm con và mặt trời. + Hỏi thêm được những thông tin về mặt trời mọc và lặn. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
||||
2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản. - GV đọc cả bài: ( giọng đọc thể hiện niềm thiết tha, vui sướng và háo hức khi mùa hè đến). - Gọi 1 HS đọc tốt đọc cả bài. - GV HD đọc: -Đọc đúng các tiếng dễ phát âm sai: ( kì lạ, đủng đỉnh....). -Ngắt nghỉ theo đúng từng dòng thơ. - GV chia đoạn: 4 khổ thơ tương ứng 4 đoạn + Khổ 1: Buổi sáng mùa hè. + Khổ 2: Tác dụng của nắng mùa hè. + Khổ 3: Vẻ đẹp của ông mặt trời trong buổi chiều mùa hè. + Khổ 4: Nièm vui của tuổi thơ trong mùa hè. - 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn trước lớp. - HS làm việc nhóm(4 em/nhóm) mỗi HS đọc một khổ thơ,(đọc nối tiếp 4 khổ thơ) 1 – 2 lượt. -HS làm việc cá nhân :Đọc nhẩm toàn bài 1 lượt. - 4 HS nối tiếp 4 đoạn trước lớp -GV nhận xét việc luyện đọc của cả lớp. - Luyện đọc từ khó: bất tận, đủng đỉnh. - Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm . - GV nhận xét các nhóm. 2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi. + Câu 1: Mặt trời mùa hè có gì lạ?
+ Câu 2:Nắng mùa hè mang đến những lợi ích gì?
-Đối với cây -Đối với hoa lá -Đối với các bạn nhỏ + Câu 3: Ngày của mùa hè có gì đặc biệt?
+ Câu 4: vì sao bạn nhỏ thấy “mùa hè thật sung sướng”?
+Câu 5:Theo em, hình ảnh “ngày dài lấp lánh” chỉ điều gì hoặc nêu ý kiến khác của em. a.Ngày có nhiều nắng. b.Ngày có nhiều niềm vui.
c.Ngày mặt trời dậy sớm và đi ngủ muộn.
- GV mời HS nêu nội dung bài. - GV Chốt: Bài thơ thể hiện vẻ đẹp của mùa hè với ông mặt trời thức dậy sớm hơn, ánh nắng dường như chứa chan hơn, cỏ cây tươi thắm hơn; bài thơ cũng thể hiện sự hồn nhiên, vui sướng của bạn nhỏ khi mùa hè đến. 2.3. Hoạt động : Luyện đọc lại. - GV đọc diễn cảm toàn bài. - 2 HS đọc nối tiếp, Cả lớp đọc thầm theo. |
- Hs lắng nghe. - HS lắng nghe cách đọc. - 1 HS đọc toàn bài. - HS quan sát
- HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- HS làm việc nhóm 4 mỗi HS đọc một khổ thơ, (đọc nối tiếp 4 khổ thơ) 1 – 2 lượt.
- HS đọc từ khó - HS luyện đọc theo nhóm 4.
- HS trả lời lần lượt các câu hỏi: TL: Mặt trời mùa hè có điều lạ là thức dậy sớm và đi ngủ muộn. TL: Nắng mùa hè mang đến những lợi ích sau: TL: Làm cho cây cối chóng lớn. - Làm cho hoa lá thêm màu. - Cho mình được chơi lâu hơn. TL: Ngày của mùa hè có điểm đặc biệt lả rất dài. TL: Bạn nhỏ thấy mùa hè thật sung sướng vì có nắng có kem, có gió êm, có ngày dài. TL: Hình ảnh ngày dài lấp lánh thể hiện một mùa hè rực rỡ với nắng vàng chiếu long lanh. - Đó là một mùa hè đẹp như trong mơ,... - Mặt trời dậy sớm và tỏa sáng khắp nơi -2-3 HS nhắc lại
- 2 HS đọc nối tiếp, |
|||
3. Nói và nghe: Kể chuyện Chó đốm con và mặt trời. - Mục tiêu: + Nói được những điều đáng nhớ trong kì nghỉ hè của mình. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
||||
3.1. Hoạt động 3 - GV nói lời dẫn: Bài Mùa hè lấp lánh, nói tới hiện tượng mặt trời mọc từ sáng sớm và lặn khi chiều muộn, do vậy mùa hè có ngày dài và đêm ngắn. Câu chuyện sau đây cũng nói tới hiện tượng mặt trời mọc và lặn, hiện tượng này làm cho chú chó đốm vô cùng băn khoăn.Hãy nghe và giải thích cho chú có đốm nhé - Yêu cầu HS quan sát tranh và đọc các câu hỏi dưới tranh. - GV kể lần 1. Kể toàn bộ câu chuyện. - GV kể lần 2. dừng lại ở những đoạn tương ứng với các câu hỏi trong tranh, có thể dừng lại để hỏi sự việc tiếp theo là gì, khích lệ các em nhớ chi tiết câu chuyện. - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4 và trả lời các câu hỏi dưới tranh. Tranh 1. Chó đốm con nhìn thấy mặt trời mọc ở đâu? Tranh 2. Chó đốm con nhìn thấy mặt trời lặn ở đâu ? Tranh 3. Chó đốm con nghĩ gì ?
Tranh 4. Điều gì làm chó đốm con ngạc nhiên?
- Gọi HS trình bày trước lớp. - GV nận xét, tuyên dương.
3.2. Hoạt động 4: kể lại toàn bộ câu chuyện - Gọi HS kể nối tiếp câu chuyện - Gọi HS kể toàn bộ câu chuyện. - Mời các nhóm trình bày.
- GV nhận xét, tuyên dương. |
- 1 HS đọc to chủ đề: Mùa hè lấp lánh,
+ HS quan sát tranh và đọc các câu hỏi dưới tranh.
- HS làm việc theo nhóm.
TL: Mặt trời mọc từ chân núi phía đông. TL: Mặt trời lặn xuống dòng sông phía tây. TL: Chó đốm nghĩ rằng mặt trời có 2 cái nhà, một cái ở chân núi phía đông và một cái ở dòng sông phía tây. Ngày mai, mặt trời sẽ mọc từ dòng sông phía tây. TL: Mặt trời cứ mọc đằng đông, trong trong khi chó đốm đang chờ mặt trời ở đằng tây. - HS trình bày trước lớp, HS khác có thể nêu câu hỏi. Sau đó đổi vai HS khác trình bày.
- HS kể nối tiếp câu chuyện. - HS kể toàn bộ câu chuyện. - Đại diện các nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét bổ sung. |
|||
4. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
||||
- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh. - GV Cho học sinh quan sát video về hoạt động của các bạn trong mùa hè. + Trao đổi về ý nghĩa, tác dụng của các hoạt động đó - Nhận xét, tuyên dương |
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
- HS quan sát video
+ HS cùng nhau trao sẻ, trao đổi sau khi xem video. - Lắng nghe, rút kinh nghiệm. |
|||
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... |
TIẾNG VIỆT
Nghe – Viết: MÙA HÈ LẤP LÁNH (T3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Viết đúng chính tả bài thơ “Mùa hè lấp lánh ” ( 3 khổ thơ đầu ) trong khoảng 15 phút.
- Chọn v hoặc d thay vào ô vuông.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các bài tập trong SGK.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia làm việc trong nhóm để trả lời câu hỏi trong bài.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, quê hương qua bài viết.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động. - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: |
|
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. + Câu 1: Xem tranh đoán tên đồ vật chứa ch + Câu 2: Xem tranh đoán tên đồ vật chứa tr - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới |
- HS tham gia trò chơi + Trả lời: con chim + Trả lời: mặt trăng - HS lắng nghe. |
2. Khám phá. - Mục tiêu: + Viết đúng chính tả bài thơ Mùa hè lấp lánh trong khoảng 15 phút. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
|
2.1. Hoạt động 1: Nghe – Viết. (làm việc cá nhân) - GV giới thiệu nội dung: Bài thơ nói về một mùa hè tươi đẹp, rực rỡ của các bạn HS: mùa hè với ông mặt trời tỏa nắng, cây cối xanh tươi đầy sức sống, các bạn nhỏ được vui chơi và ăn kem, ... Mong các em có nhiều mùa hè lấp lánh như vậy trong suốt tuổi học trò.. - GV đọc 3 khổ thơ. - Mời 4 HS đọc nối tiếp 3 khổ thơ. - GV hướng dẫn cách viết bài thơ: + Viết theo khổ thơ 5 chữ như trong SGK + Viết hoa tên bài và các chữ cái ở đầu mỗi dòng. + Cách viết một số từ dễ nhầm lẫm: trời, kì lạ, dậy sớm, bất tận, rong chơi, lặn xuống. - GV đọc từng dòng thơ cho HS viết. - GV đọc lại bài thơ cho HS soát lỗi. - GV cho HS đổi vở dò bài cho nhau. - GV nhận xét chung. 2.2. Hoạt động 2: Ghép các tiếng phù hợp với chung hoặc trung để tạo từ. - GV mời HS nêu yêu cầu, cả lớp đọc thầm theo. - GV chiếu hoặc dán 6 bông hoa chứa các tiếng thành, thủy, bình, thực, tâm, cư lên bảng. - HS thảo luận đôi để thực hiện nhiệm vụ. - Mời đại diện nhóm trình bày. - GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung. 2.3. Hoạt động 3: Chọn v hoặc d thay cho ô vuông. - GV chuẩn bị các thẻ chữ cái v/d GV tổ chức trò chơi “ Ai nhanh hơn” Con tàu oào ga,vừa chạy oừa “ tu tu” một hồi oài. Sân ga bỗng chốc nhộn nhịp oà náo nhiệt hẳn lên. Phía cửa ga, nhiều cánh tay giơ lên oẫy gọi người thân. ( Theo Trung Nguyên) - Mời đại diện nhóm lên chơi. Kết quả: vào ga, vừa tu tu, dài, và náo , vẫy gọi. - GV nhận xét, tuyên dương. |
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe. - 4 HS đọc nối tiếp nhau. - HS lắng nghe.
- HS viết bài. - HS nghe, dò bài. - HS đổi vở dò bài cho nhau.
- 1 HS đọc yêu cầu bài. - Các nhóm sinh hoạt và làm việc theo yêu cầu. - Kết quả: chung thủy, chung cư. Trung thành, trung bình, trung thực, trung tâm. - Các nhóm nhận xét. - 1 HS đọc yêu cầu. - Các nhóm làm việc theo yêu cầu.
- Đại diện các nhóm lên chơi. Các nhóm nhận xét, sửa sai. |
3. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
|
- Đọc và hiểu được bài thơ Mùa hè lấp lánh. - Phân biết được chung và trung , ch và tr. - Về nhà đọc lại bài thơ Mùa hè lấp lánh và kể lại câu chuyện Chó đốm và mặt trời cho người thân nghe và hỏi thêm về hiện tượng mặt trời mọc và lặn. - Nhận xét, đánh giá tiết dạy. |
- HS lắng nghe để lựa chọn.
- Biết được mặt trời mọc hướng nào, lặn hướng nào. |
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐIỂM: NHỮNG TRẢI NGHIỆM THÚ VỊ
Bài 08: TẠM BIỆT MÙA HÈ (T1+2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Học sinh đọc đúng tù ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài đọc Tạm biệt mùa hè
( bài đọc này thuộc thể loại tự sự, có giọng đọc tâm tình, nhẹ nhàng).
- Nhận biết được nội dung bài bài đọc: Tạm biệt mùa hè là dòng suy nghĩ của cô bé Diệu vào đêm trước ngày khai giảng. Diệu nhớ lại những việc mà mình đã làm trong suốt mùa hè vừa qua – một mùa hè không rực rỡ, sôi động mà thiết tha, lắng đọng, nhiều xúc cảm.
- Đọc và nắm được những điểm nổi bật trong văn bản HS tự tìm đọc, biết ghi phiếu đọc sách.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu quê hương, đất nước qua bài thơ.
- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý bà và những người thân qua bài thơ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
||||||||||
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: |
|||||||||||
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. + Nói với bạn cảm nghĩ của em khi mùa hè kết thúc. + Câu 1: Đọc bài thơ “ Mùa hè lấp lánh” và nêu nội dung bài. + GV nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới |
- HS tham gia trò chơi. + HS 2 – 3 em phát biểu ý kiến trước lớp + Đọc và trả lời câu hỏi Bài thơ thể hiện vẻ đẹp của mùa hè với ông mặt trời thức dậy sớm hơn, ánh nắng dường như chứa chan hơn, cỏ cây tươi thắm hơn; bài thơ cũng thể hiện sự hồn nhiên, vui sướng của bạn nhỏ khi mùa hè đến. - HS lắng nghe. |
||||||||||
2. Khám phá. - Mục tiêu: + Học sinh đọc đúng rõ ràng bài thơ “ Tam biệt mùa hè”. + Biết ngắt, nghỉ hơi ở giũa các cụm từ, và các câu văn dài. + Bước đầu thể hiện cảm xúc qua giọng đọc. + Văn bản tự sự giúp chúng ta hình dung về cuộc sống của một cô bé ở vùng cao nguyên miền trung, nơi có hoa trái quanh năm với cuộc sống bình yên, chan chứa tình cảm con người. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
|||||||||||
2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản. - GV đọc cả bài ( giọng đọc nhẹ nhàng và chứa nhiều cảm xúc như đang tâm tình, kể chuyện - Gọi 1 HS đọc toàn bài. - GV chia đoạn: (5 đoạn) + Đoạn 1: Từ đầu đến những gì nhỉ?. + Đoạn 2: Tiếp theo cho đến Thật là thích. +Đoạn 3: Tiếp theo cho đến kho chuyện thú vị. + Đoạn 4: Tiếp theo đến vài chiếc bánh mì. +Đoạn 5 :còn lại - GV gọi HS đọc nối tiếp 5 đoạn trước lớp. - Luyện đọc từ khó:Diệu, háo hức,sầu riêng, cụ Khởi... -GV cho HS quan sát tranh, giới thiệu nhân vật Diệu, mẹ của Diệu và loài cây mà hai mẹ con đang hái quả. -GV nêu câu hỏi cho phần tranh:Theo em, hai nhân vật trong tranh là ai? Họ đang làm gì?Tên của loài cây trong tranh là gì? - Luyện đọc câu dài: Diệu yêu những người cô/người bác/tảo tần bán từng giỏ cua,/mớ tép:Yêu cả những người bà/ sáng nào cũng dắt cháu đi mua/một ít kẹo bột,/ vài cái bánh mì. - GV mời HS nêu từ ngữ giải nghĩa trong SGK. Kì thú, tỉ tê, tảo tần. - Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4. - GV nhận xét các nhóm. 2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi. - GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. + Câu 1:Vì sao đêm trước khai giảng,Diệu nằm mãi mà không ngủ được?
-Em đã bao giờ hồi hộp chờ đợi điều gì đó đến mức không ngủ được chưa? + Câu 2: Mùa hè, Diệu đã làm những gì?
+ Câu 3: Nói về những trải nghiệm của Diệu trong mùa hè? a.Khi ở nhà bà cụ Khởi
b.Khi ở góc chợ quê nghèo.
+ Câu 4: Em thích nhất trải nghiệm nào của Diệu trong mùa hè vừa qua?Vì sao? - GV mời HS nêu nội dung bài thơ. - GV chốt: Tạm biệt mùa hè là dòng suy nghĩ của cô bé Diệu vào đêm trước ngày khai giảng. Diệu nhớ lại những việc mà mình đã làm trong suốt mùa hè vừa qua – một mùa hè không rực rỡ, sôi động mà thiết tha, lắng đọng, nhiều xúc cảm. 2.3. Hoạt động 3: Luyện đọc lại (làm việc cá nhân, nhóm 2). -HS đọc nối tiếp cả lớp nhìn vào sách đọc theo. -Đọc mở rộng. -Cho HS thảo luận nhóm chia sẻ những văn bản đã được đọc ở tuần trước về công việc làm bếp (ngày đọc, tên bài, tác giả, món ăn,...) -HS tập ghi phiếu đọc sách theo gợi ý trong SHS - GV hướng dẫn HS đánh giá mức độ yêu thích của mình bằng cách tô màu vào các ngôi sao, |
- HS lắng nghe cách đọc.
- 1 HS đọc toàn bài. - HS quan sát
- HS đọc nối tiếp theo đoạn. - HS đọc từ khó.
- HS quan sát tranh
- HS trả lời
- 2 – 3 HS đọc
- HS đọc giải nghĩa từ.
- HS luyện đọc theo nhóm 4. - HS trả lời lần lượt các câu hỏi:
+ Đêm trước khai giảng,Diệu nằm mãi mà không ngủ được vì háo hức chờ đến sớm mai đến lớp. -HS trả lời.
+ Mùa hè,Diệu đã đi thu hái quả, đến chơi nhà bà cụ Khởi và cùng mẹ ra chợ.
a. Khi ở nhà bà cụ Khởi:Diệu chơi với bà và nghe bà kể chuyện,Diệu cảm nhận rằng bà làm được rất nhiều việc và kể chuyện rất hay. b.Khi ở góc chợ quê nghèo,Diệu thấy nhiều con người và cuộc sống khác nhau,Diệu thấy yêu thương tất cả. +HS trả lời theo cảm nghĩ của mình.
- 2 - 3 HS nêu lại nội dung bài
- HS luyện đọc nối tiếp. +HS đọc theo nhóm. - Đọc sách nấu ăn hoặc những bài đọc về công việc làm bếp. Viết phiếu đọc sách theo mẫu.
|
||||||||||
4. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
|||||||||||
- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào thực tiễn cho học sinh. + Cho HS quan sát video cảnh một số làng quê ở Việt Nam. + GV nêu câu hỏi em thấy có những cảnh đẹp nào mà em thích ở một số làng quê? - Nhận xét, tuyên dương |
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. - HS quan sát video.
+ HS trả lời
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm. |
||||||||||
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
TIẾNG VIỆT
LUYỆN TỪ VÀ CÂU (T3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
-Mở rộng vốn từ về mùa hè với các tiểu trường nghĩa:Thời tiết,đồ ăn thức uống,đồ dùng,trang phục, hoạt động, hiểu và sử dụng được một trong những chức năng của dấu hai chấm:Dùng để báo hiệu phần giải thích, liệt kê
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các nội dung trong SGK.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia làm việc nhóm trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu quê hương, đất nước qua quan sát và tìm hiểu các hình ảnh trong bài.
- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý và tôn trọng bạn trong làm việc nhóm.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
|||||||||||||||||||||||||||||||
1. Khởi động. - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. - Cách tiến hành: |
||||||||||||||||||||||||||||||||
- GV tổ chức trò chơi “ Ai nhanh hơn” Thi tìm những từ ngữ chỉ hoạt động được kết hợp với mỗi từ chỉ sự vật sau: - rau, thịt, cá. - GV nhận xét, tuyên dương - GV dẫn dắt vào bài mới |
- HS tham gia chơi: - Kết quả:rau: thái rau, rửa rau, .. Thịt: rửa thịt, luộc thịt, ... Cá: Kho cá, rán cá, .... - HS nhận xét |
|||||||||||||||||||||||||||||||
2. Khám phá. - Mục tiêu:Bài này giúp HS nhận biết được thời tiết trong năm. -Nhận diện được tác dụng của dấu hai chấm -Biết cách sử dụng dấu hai chấm HS sẽ từ điền dấu hai chấm vào chỗ thích hợp. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
||||||||||||||||||||||||||||||||
2.1. Hoạt động 1: Luyện từ và câu (làm việc cá nhân, nhóm) a. Tìm từ ngữ nói về mùa hè. Bài 1: Tìm những từ ngữ nói về mùa hè theo gợi ý SGK - GV mời cầu HS đọc yêu cầu bài 1. Bài1:Tìm các từ ngữ nói về mùa hè theo gợi ý dưới đây:
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm làm việc: - Mời đại diện nhóm trình bày. - Mời các nhóm nhận xét, bổ sung. - Nhận xét, chốt đáp án: b. Dấu hai chấm trong câu sau đây được dùng để làm gì? Bài 2: - GV mời HS nêu yêu cầu bài tập 2. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi dấu hai chấm có mấy tác dụng? - Mời HS khác nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung. Bài 3.Chọn dấu chấm hoặc dấu hai chấm thay cho ô vuông. -Bài tập này luyện cho HS cách sử dụng dấu hai chấm. -Như vậy các em cần nắm được tác dụng của dấu hai chấm vừa được học ở bài tập 2. |
- 1 HS đọc yêu cầu bài 1
- HS làm việc theo nhóm 2. - Đại diện nhóm trình bày: - Các nhóm nhận xét, bổ sung.
-HS đọc yêu cầu bài SGK -HS trả lời:Dấu hai chấm có 3 tác dụng:1.Dùng để báo hiệu lời nói trực tiếp.2.Báo hiệu phần liệt kê.3.Báo hiệu phần giải thích.Với bài này chỉ nhận diện 1 tác dụng của dấu hai chấm dùng để báo hiệu phần liệt kê. -HS sẽ tự điền dấu hai chấm vào chỗ thích hợp. |
|||||||||||||||||||||||||||||||
3. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
||||||||||||||||||||||||||||||||
Bài 3: Chọn dấu chấm hoặc dấu hai chấm thay cho ô vuông. - GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài 3. a.Mùa hè có rất nhiều loài hoa hoa hồng, hoa phượng,hoa mười giờ,... Hoa nào cũng đẹp,cũng rực rỡ sắc màu b.Có nhiều hoạt động thú vị mà bạn có thể làm khi hè đến đi cắm trại,đi tắm biển,tham gia các câu lạc bộ - GV giao nhiệm vụ làm việc theo nhóm -GV nhận xét bổ sung. - GV cho HS đọc bài mở rộng “Tập nấu ăn” trong SGK. - GV trao đổi về những dụng cụ nhà bếp, biết tên các loại thực phẩm, công thức nấu món trứng đúc thịt. - GV giao nhiệm vụ HS về nhà tìm đọc thêm những bài văn, bài thơ,...viết về những hoạt động yêu thích của em. - Nhận xét, đánh giá tiết dạy. |
- HS đọc yêu cầu bài tập 3. - Các nhóm làm việc theo yêu cầu. - Đại diện nhóm trình bày. Kết quả:a.Loài hoa: hoa hồng....sắc màu: b.......hè đến: - Các nhóm nhận xét chéo nhau. - Theo dõi bổ sung.
- HS đọc bài mở rộng.
- HS trả lời theo ý thích của mình. - HS lắng nghe, về nhà thực hiện.
|
|||||||||||||||||||||||||||||||
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
TIẾNG VIỆT
LUYỆN VIẾT ĐOẠN (T4)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Bồi dưỡng tình cảm yêu thương với người thân trong gia đình và những người xung quanh, biết quan sát và có ý thức giúp đỡ mọi người (thông qua nhân vật Diệu trong “Tạm biệt mùa hè”
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các nội dung trong SGK.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia làm việc nhóm trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu quê hương, đất nước qua quan sát và tìm hiểu các hình ảnh trong bài.
- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý và tôn trọng bạn trong làm việc nhóm.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
||||||||||||||||||||||||||
1. Khởi động. - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. - Cách tiến hành: |
|||||||||||||||||||||||||||
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. + Câu 1: Cho HS thi tìm các mùa trong năm. + Câu 2: Đọc 2 đoạn cuối bài “Tạm biệt mùa hè” trả lời câu hỏi: Nội dung của bài nói gì? - GV nhận xét, tuyên dương - GV dẫn dắt vào bài mới |
- HS tham gia chơi: - 1 HS đọc bài và trả lời: - 1 HS đọc bài và trả lời: - Tạm biệt mùa hè là dòng suy nghĩ của cô bé Diệu vào đêm trước ngày khai giảng. Diệu nhớ lại những việc mà mình đã làm trong suốt mùa hè vừa qua – một mùa hè không rực rỡ, sôi động mà thiết tha, lắng đọng, nhiều xúc cảm. |
||||||||||||||||||||||||||
2. Khám phá. - Mục tiêu: Bồi dưỡng tình cảm yêu thương với người thân trong gia đình và những người xung quanh, biết quan sát và có ý thức giúp đỡ mọi người (thông qua nhân vật Diệu trong “Tạm biệt mùa hè” + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
|||||||||||||||||||||||||||
2.1. Hoạt động 1:Đọc câu chuyện “Tạm biệt mùa hè” -Bài1: Đọc lại câu chuyện tạm biệt Mùa Hè.Trao đổi với bạn về những nội dung theo gợi ý trong bảng. - Bài này là bức chuẩn bị cho HS viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của mình về một nhân vật.HS sẽ phân tích kĩ hơn về nhân vật Diệu;Mỗi một hành động thái độ của Diệu sẽ có những tác động cụ thể tới người đọc. -HS trao đổi trả lời miệng. -GV nhận xét bổ sung
- Hoạt Động 2:Nói - Bài 2:Nói về tình cảm, cảm xúc của em đối với người bạn mà em yêu quý. - GV gọi HS đọc các gợi ý ở mục 2 - Yêu cầu HS làm việc nhóm đôi. - GV quan sát học sinh, hỗ trợ những nhóm khi cần. - Đại diện một số nhóm phát biểu ý kiến. - GV-HS nhận xét góp ý.
- Hoạt động 3:Viết - Bài 3: Viết 2-3 câu thể hiện tình cảm,cảm xúc của em đối với bạn theo gợi ý C ở bài 2. - GV yêu cầu HS tự viết. - GV gọi vài HS đọc bài của mình trước lớp. - GV nhận xét bổ sung. |
1:Đọc lại câu chuyện tạm biệt Mùa Hè.Trao đổi với bạn về những nội dung theo gợi ý trong bảng dưới đây. - HS trao đổi nhóm đôi. -Đại diện nhóm trình bày -Nhóm khác nhận xét bổ sung. -Kết quả:
-Bài 2: Nói về tình cảm, cảm xúc của em đối với người bạn mà em yêu quý. -HS đọc các gợi ý ở mục 2. - HS làm việc nhóm đôi theo 3 câu hỏi gợi ý.
- Bài 3:Viết 2-3 câu thể hiện tình cảm,cảm xúc của em đối với bạn theo gợi ý C ở bài 2. - HS tự viết bài. - HS trình bày bài viết của mình. - VD:Em rất yêu quý bạn Lan.Vì Lan học chăm, lại hay giúp đỡ mọi người. |
||||||||||||||||||||||||||
3. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
|||||||||||||||||||||||||||
- GV nhắc HS về nhà đọc bài viết của mình cho người thân nghe và nghe người thân góp ý. -Suy nghĩ xem sau khi người thân góp ý, em có muốn thay đổi gì trong bài viết của mình không? -HS biết mở rộng vốn từ ngữ về mùa hè.Hiểu được một trong những chức năng của dấu hai chấm và biết cách sử dụng. -Viết được đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người bạn. |
- HS trả lời theo ý thích của mình. - HS lắng nghe, về nhà thực hiện.
|
||||||||||||||||||||||||||
4.Củng Cố: - GV tổng kết bài học - Đọc và hiểu được bài “Tạm biệt mùa hè” - Bài đọc kể về trải nghiệm mùa hè của cô bé Diệu,những trải nghiệm rất nhẹ nhàng và cũng nhiều ý nghĩa,thể hiện được tâm hồn đẹp đẽ của một bạn nhỏ biết quan tâm,yêu quý người xung quanh |
|||||||||||||||||||||||||||
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
TUẦN 6
TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐIỂM: CỔNG TRƯỜNG RỘNG MỞ
Bài: LỜI GIẢI TOÁN ĐẶC BIỆT (T1+2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện “Lời giải toán đặc biệt”.
- Bước đầu biết thể hiện cảm xúc qua giọng đọc: giọng kể, có nhấn nhá, tạo sự hấp dẫn cho câu chuyện
- Hiểu nội dung bài: Câu chuyện kể về một buổi thi toán của Vích-to Huy-gô: Huy-gô đã làm bài rất chậm, khiến thầy giáo vô cùng lo lắng. Nhưng cuối cùng, thầy phát hiện ra Huy-gô đã giải toán bằng thơ. Câu chuyện cho thấy tài năng văn chương của Vích-to Huy-gô từ khi còn rất nhỏ
- Nghe và kể lại được câu chuyện Đôi viên tương lai
- Có thêm hiểu biết về đại văn hào nước Pháp Vich-to Huy-gô
- Phát triển năng lực ngôn ngữ
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: rèn luyện kĩ năng sinh tồn
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. Tranh ảnh minh họa câu chuyện.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động. - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. - Cách tiến hành: |
|
- GV tổ chức cho học sinh thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi: Em thấy bài toán dưới đây có gì đặc biệt - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới |
- HS thảo luận và tìm ra đáp án - HS phát biểu ý kiến trước lớp: Đề bài toán được viết dưới dạng thơ
|
2. Khám phá. - Mục tiêu: + Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện “Lời giải toán đặc biệt”. + Bước đầu biết thể hiện cảm xúc qua giọng đọc: giọng kể, có nhấn nhá, tạo sự hấp dẫn cho câu chuyện + Hiểu nội dung bài: Câu chuyện kể về một buổi thi toán của Vích-to Huy-gô: Huy-gô đã làm bài rất chậm, khiến thầy giáo vô cùng lo lắng. Nhưng cuối cùng, thầy phát hiện ra Huy-gô đã giải toán bằng thơ. Câu chuyện cho thấy tài năng văn chương của Vích-to Huy-gô từ khi còn rất nhỏ + Nghe và kể lại được câu chuyện Đôi viên tương lai + Có thêm hiểu biết về đại văn hào nước Pháp Vich-to Huy-gô + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
|
2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản. - GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, đọc nhấn nhá theo nội dung câu chuyện - GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ câu đúng, chú ý câu dài. Đọc đúng ngữ điệu ngạc nhiên của thầy giáo: À, ra thế! - GV chia đoạn: (4 đoạn) + Đoạn 1: Từ đầu đến giỏi đều các môn + Đoạn 2: Tiếp theo cho đến lo lắng thay cho Huy-gô + Đoạn 3: Tiếp theo cho đến À, ra thế! + Đoạn 4: Phần còn lại - GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn. - Luyện đọc từ khó: Vích-to Huy-gô, mải miết, mười lăm phút… - Luyện đọc câu dài: Mình rất phần khích/ vì được mẹ chuẩn bị cho một chiếc mũ bơi / cùng một cặp kính bơi màu hồng rất đẹp. - Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 3. - GV nhận xét các nhóm. 2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi. - GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. + Câu 1: Vích-to Huy-gô đã bộc lộ năng khiếu gì từ rất sớm? + Câu 2: Trong giờ kiểm tra Toán, vì sao thầy giáo lại rất lo lắng cho Vích-to Huy-gô?
+ Câu 3: Vì sao thầy giáo lại reo lên khi xem bài của Vích-to Huy-gô? + Câu 4: Qua giờ kiểm tra Toán, em thấy Huy-gô là người như thế nào?
- Gv nhận xét, tuyên dương 2.3. Hoạt động : Luyện đọc lại. - GV đọc diễn cảm toàn bài. - HS đọc nối tiếp, Cả lớp đọc thầm theo. |
- Hs lắng nghe.
- HS lắng nghe cách đọc.
- HS quan sát
- HS đọc nối tiếp theo đoạn. - HS đọc từ khó.
- 2-3 HS đọc câu dài.
- HS luyện đọc theo nhóm 3.
- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:
+ Từ rất sớm, Vích-to Huy-gô đã bộc lộ tài năng thơ ca của mình + Trong giờ kiểm tra Toán, thầy giáo lo lắng cho Huy-gô vì Huy-gô cứ ngồi cắn bút, dù chỉ còn 20 phút nữa là hết giờ. + HS chọn đáp án C
+ Em thấy Huy-gô là người thông minh/ Em thấy Huy-gô là người thích thử thách bản thân,... - HS đọc |
3. Nói và nghe: Kể chuyện Đội viên tương lai - Mục tiêu: + Nghe và kể lại được câu chuyện Đôi viên tương lai + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
|
3.1. Hoạt động 3: Nghe câu chuyện - GV YC HS quan sát các bức tranh, dựa vào tên truyện và câu hỏi gợi ý dưới mỗi tranh và cho biết: + Tranh vẽ cảnh ở đâu? + Trong tranh có những ai? Họ đang làm gì? - GV nhận xét, tuyên dương. - GV giới thiệu câu chuyện, kể chuyện lần 1 - Gv kể chuyện (lần 2), thỉnh thoảng dừng lại hỏi sự việc tiếp theo là gì để HS tập kể theo, khích lệ các em nhớ chi tiết câu chuyện - GV nêu câu hỏi dưới tranh và mời một số em trả lời câu hỏi - Gv nhận xét,tuyên dương 3.2. Hoạt động 4: Dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý, kể lại câu chuyện Đội viên tưởng lai - GV gọi Hs đọc yêu cầu trước lớp. - GV cho HS làm việc nhóm 2, thực hiện yêu cầu - Mời các nhóm trình bày.
- GV nhận xét, tuyên dương. 3.3. Hoạt động 5: Nếu là Linh, khi phát hiện ra tờ đơn bị bẩn, em sẽ làm thế nào? - Gv hướng dẫn HS nêu suy nghĩ về cách làm của bạn Linh trong câu chuyện. YC HS đưa ra cách giải quyết - YC 2,3 nhóm trình bày trươc lớp - Gv khen ngợi, động viên HS |
- HS quan sát các bức tranh và trả lời các câu hỏi, trình bày trước lớp.
- HS lắng nghe
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi dưới tranh
- 1 HS đọc yêu cầu: Dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý, kể lại câu chuyện Đội viên tương lai - HS trình bày trước lớp, HS khác có thể nêu câu hỏi. Sau đó đổi vai HS khác trình bày.
- HS trao đôi trong nhóm suy nghĩ của mình
- Đại diện nhóm trình bày – Nhận xét |
4. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
|
- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào thực tiễn cho học sinh. - YC HS tìm hiểu thông tin về Đội TNTP HCM (ngày thành lập, Đội ca, huy hiệu Đội, cờ Đội, khăn quàng đỏ, 5 Điều BH dạy thiếu niên nhi đồng,...) - Nhận xét, tuyên dương |
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
- HS tìm hiểu và trao đổi với người thân về những thông tin mình tìm được
|
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
TIẾNG VIỆT
Nghe – Viết: LỜI GIẢI TOÁN ĐẶC BIỆT (Tiết 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Nghe - viết đúng chính tả một đoạn trong câu chuyện Lời giải toán đặc biệt trong khoảng 15 phút
- Viết chính tả các tiếng chứa r/d/gi hoặc an/ang
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các bài tập trong SGK.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia làm việc trong nhóm để ttrar lời câu hỏi trong bài.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, quê hương qua bài viết.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động. - Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học - Cách tiến hành: |
|
- GV cho HS nghe bài Dàn đồng ca mùa hạ để khởi động bài học. - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới |
- HS hát - HS lắng nghe. |
2. Khám phá. - Mục tiêu: + Viết đúng chính tả một đoạn trong bài Lời giải toán đặc biệt trong khoảng 15 phút. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
|
2.1. Hoạt động 1: Nghe – Viết. (làm việc cá nhân) - GV giới thiệu nội dung - GV đọc lại một đoạn trong câu chuyện Lời giải toán đặc biệt, từ Huy-gô mải miết viết đến À, ra thế! - Mời 1 HS đọc lại cả đoạn - GV hướng dẫn cách viết bài: + Cách đặt dấu gạch ngang đầu dòng trước câu nói của nhân vật + Viết hoa tên bài và các chữ đầu mỗi câu + Đặt dấu chấm câu và dấu chấm than cuối câu. + Cách viết một số từ dễ nhầm lẫm: Huy-gô, mải miết,.... - GV đọc từng cụm từ hoặc từng câu cho HS viết. - GV đọc lại đạn văn cho HS soát lỗi. - GV cho HS đổi vở dò bài cho nhau. - GV nhận xét chung. 2.2. Hoạt động 2: Tìm từ ngữ được tạo bởi mỗi tiếng giao, dao, rao - GV mời HS nêu yêu cầu. - YCHS làm việc nhóm để thực hiện - Mời đại diện nhóm trình bày.
- GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung. 2.3. Hoạt động 3: Làm bài tập chính tả (chọn a hoặc b) a. Tìm từ ngữ chỉ hoạt động hoặc đặc điểm có tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc gi - GV mời HS nêu yêu cầu. - Giao nhiệm vụ cho các nhóm: Tìm từ ngữ chỉ hoạt động bắt đầu bằng r, d hoặc gi - Mời đại diện nhóm trình bày. - GV nhận xét, tuyên dương b. Trò chơi: Thỏ về nhà - Gv tổ chức cuộc thi Đưa thỏ về nhà sớm nhất. - GV HD cách chơi: + HS làm việc nhóm, trao đổi để tìm đáp án + Từng nhóm phải tìm đáp án càng nhanh càng tốt rồi viết ra một tờ giấy và nhanh chóng dán lên bảng + Nhóm nào dán được giấy lên bảng là nhóm hoàn thành nhiệm vụ. GV sẽ ghi lại thứ tự các nhóm đã hoàn thành. Nếu trong lớp có quá nhiều nhóm thì GV dừng trò chơi sau khi 3 nhóm đầu tiên hoàn thành. + GV cùng HS kiểm tra đáp án. Nhóm nào viết đúng đáp án, đúng chính tả và nhanh nhất thì sẽ thắng cuộc. - GV chốt đáp án trên bảng lớp (1. Màu vàng; 2. Buổi sáng; 3. Quả nhãn; 4. Cái đàn) - Gv khen ngợi HS tích cực tham gia bài học và chơi trò chơi |
- HS lắng nghe. - HS lắng nghe.
- 1 HS đọc lại – cả lớp đọc thầm - HS lắng nghe.
- HS viết bài.
- HS nghe, dò bài. - HS đổi vở dò bài cho nhau.
- 1 HS đọc yêu cầu bài. - HS làm việc nhóm: + Cùng đọc các tiếng. Tìm các tiếng ghep được với mỗi tiếng cho trước - Các nhóm trình bày bài làm – Nhóm khác nhận xét, bổ sung - Kết quả: + Giao bóng, giao hẹn, giao hàng, giao nhận, giao lưu, giao thừa,... + Ca dao, đồng dao, con dao, dao kéo, dao động,... + tiếng rao, rao bán, rao vặt, rao giảng,...
- 1 HS đọc yêu cầu. - Các nhóm làm việc theo yêu cầu. - Đại diện các nhóm trình bày. HS nhận xét, góp ý
- Cả lớp tham gia trò chơi |
3. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
|
- YC HS tìm hiểu thông tin về Đội TNTP HCM (ngày thành lập, Đội ca, huy hiệu Đội, cờ Đội, khăn quàng đỏ, 5 Điều BH dạy thiếu niên nhi đồng,...) - Nhận xét, tuyên dương - Nhận xét, đánh giá tiết dạy. |
- HS tìm hiểu và trao đổi với người thân về những thông tin mình tìm được
|
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐIỂM: CỔNG TRƯỜNG RỘNG MỞ
Bài: BÀI TẬP LÀM VĂN (T1+2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Bài tập làm văn
- Bước đầu biết thể hiện cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trong câu chuyện qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Nhận biết được trình tự các sự việc gắn với thời gian, địa điểm cụ thể. Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật, nêu được đặc điểm của các nhân vật trong chuyện dựa vào hành động, việc làm của nhân vật
- Hiểu nội dung văn bản: nói phải đi đôi với làm
- Biết cách tìm đọc và trao đổi về cách tìm được câu chuyện, bài văn, bài thơ,... về nhà trường, viết được phiếu đọc sách trong phần Đọc mở rộng
- Hình thành và phát triển phẩm chất thật thà, ngay thẳng trong học tập và trong cuộc sống; có trách nhiệm đối với lời nói của mình; có ý thức lao động và có trách nhiệm với công việc gia đình
- Phát triển ngôn ngữ
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học - Cách tiến hành: |
|
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu - GV có thể giải thích để HS hiểu rõ hơn về hai đề văn: + Đề sô 1 YC kể về một việc có thật em đã làm ở nhà. Em chỉ cần nhớ lại và kể theo trí nhớ + Đề số 2 kể về một việc không có thật, em chưa từng làm. Em cần tưởng tượng và viết ra. - Gv giao nhiệm vụ cho HS làm việc theo nhóm
- GV Nhận xét, tuyên dương. - Gv mời HS nêu ND tranh minh họa bài tập đọc
- GV dẫn dắt vào bài mới: Hôm nay các em sẽ luyện đọc câu chuyện Bài tập làm văn. Đây là câu chuyện về quá trình làm bài tập làm văn của một bạn nhỏ. Các em hãy cùng đọc câu chuyện để xem bạn ấy gặp khó khăn gì với bài tập đó, bạn ấy đã giải quyển khó khăn ra sao, và chuyện gì đã xảy ra sau đó) |
- HS đọc to yêu cầu – cả lớp đọc thầm
- HS lần lượt nói ý kiến của mình trong nhóm. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và góp ý. - Đại diện 2-3 nhóm trình bày trước lớp. Các nhóm khác nhận xét - HS nêu (Tranh vẽ 1 bạn HS nước ngoài, có lẽ đang làm bài kiểm tra vì bạn đang cầm bút và trước mặt bạn là một tờ giấy. Bạn đang nghĩ về các hoạt động như rửa bát, quét nhà, giặt quần áo,...) |
2. Khám phá. - Mục tiêu: + Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Bài tập làm văn + Bước đầu biết thể hiện cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trong câu chuyện qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu. + Nhận biết được trình tự các sự việc gắn với thời gian, địa điểm cụ thể. Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật, nêu được đặc điểm của các nhân vật trong chuyện dựa vào hành động, việc làm của nhân vật + Hiểu nội dung văn bản: nói phải đi đôi với làm - Cách tiến hành: |
|
2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản. - GV đọc mẫu - GV HS đọc: Giọng kể chuyện, thay đổi ngữ điệu ở lời trích dẫn bài làm văn và lời nói trực tiếp của nhân vật. - GV chia đoạn: Gồm 4 đoạn + Đoạn 1: Từ đầu đến khan mùi soa + Đoạn 2: tiếp đến giặt bít tất + Đoạn 3: tiếp theo đến để mẹ đỡ vất vả + Đoạn 4: Còn lại - GV gọi HS đọc nối tiếp đoạn - Luyện đọc từ khó: lia lịa, nộp, lạ thật, nhận lời, giúp đỡ, rửa bát đĩa, quả thật, chẳng lẽ, ngắn ngủn,…) - Luyện đọc câu dài: Thỉnh thoảng,/ mẹ bận,/ định bảo tôi giúp việc này việc kia,/ nhưng thấy tôi đang học,/ mẹ lại thôi; Nhưng rồi tôi vui vẻ nhận lời,/ vì đó là việc làm/ mà tôi đã nói trong bài tập làm văn - Luyện đọc: GV tổ chức cho HS luyện đọc theo nhóm 4. - GV nhận xét các nhóm. 2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi. - GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 5 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. + Câu 1: Nhắc lại đề văn mà cô giáo đã giao cho cả lớp
+ Câu 2: Vì sao Cô-li-a gặp khó khan với đề văn này? + Câu 3: Để bài văn dài hơn, Cô-li-a đã làm gì?
+ Câu 4: Em hãy giải thích vì sao Cô-li-a vui vẻ nhận lời mẹ khi làm việc nhà
+ Câu 5: Em có nhận xét gì về Cô-li-a?
- Gv động viên, khen ngợi những bạn có những nhận xét hay và tích cực tham gia phát biểu. GV nhắc nhở HS: Từ câu chuyện của Cô-li-a, các em cần rút ra bài học cho mình. Cân tự giác giúp đỡ bố mẹ và người thân làm các việc nhà. Việc nhà không phải là việc của riêng người lớn, mà là trách nhiệm của tất cả những người sống trong gia đình đó. Vì thế chúng ta cần tùy theo khả năng và sức lực của mình để làm các công việc phù hợp, chia sẻ công việc với bố mẹ. Bên cạnh đó, câu chuyện cũng nhắc nhwor chúng ta cần phải “nói đi đôi với làm”, đã nói là phải làm, trung thực và trách nhiệm trong mọi việc. 2.3. Hoạt động 3: Luyện đọc lại - GV đọc diễn cảm toàn bài - GV cho HS luyện đọc theo cặp. - GV cho HS luyện đọc nối tiếp. - GV mời một số học sinh thi đọc trước lớp. - GV nhận xét, tuyên dương. |
- Hs lắng nghe. - HS lắng nghe cách đọc.
- HS quan sát, đánh dấu đoạn
- HS đọc nối tiếp theo đoạn. - HS đọc từ khó.
- 2-3 HS đọc câu văn dài
- HS luyện đọc theo nhóm 4.
- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:
+ Đề văn cô giáo đã giao cho cả lớp là: Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ + Chọn đáp án C: Vì bạn ấy ít giúp đỡ mẹ + Bạn ấy cố viết thêm cả những việc bạn không làm như giặt cả áo lót, áo sơ mi và quần + Những việc mẹ bảo bạn ấy làm giống với những gì bạn ấy viết trong bài tập làm văn./ Vì Cô-li-a thấy mình cần phải thực hiện đúng những gì đã viết, “nói phải đi đôi với làm” + Cô-li-a là một học sinh có ý thức học tập vì đã rất cố gắng để hoàn thành bài tập làm văn/ Cô-li-a là người biết giữ lời, “nói đi đôi với làm”, nên đã vui vẻ thực hiện những việc đã viết trong bài tập làm văn.
- HS luyện đọc theo cặp. - HS luyện đọc nối tiếp. - Một số HS thi đọc trước lớp. |
3. Đọc mở rộng - Mục tiêu: + Biết cách tìm đọc và trao đổi về cách tìm được câu chuyện, bài văn, bài thơ,... về nhà trường, viết được phiếu đọc sách trong phần Đọc mở rộng + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
|
3.1. Hoạt động 4: Đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ về nhà trường và viết vào phiếu đọc sách theo mẫu - Gọi 1 HS đọc yêu cầu - YC HS chọn một câu chuyện, bài thơ, bài văn để viết vào phiếu đọc sách theo mẫu - GV HD HS viết phiếu đọc sách. Lưu ý HS: + Nếu HS đọc nhiều bài, có thể viết nhiều phiếu đọc sách + HS có thể dựa vào gợi ý trong tranh minh họa để hiểu yêu cầu và viết mục này (VD: tìm bài đọc bằng cách đọc sách báo trong nhà, trên thư viện, tra trên mạng hay hỏi người thân) + Chi tiết, câu văn, câu thơ em thích nhất: HS chỉ cần viết 1 câu là đạt YC. HS khá giỏi có thể viết nhiều hơn + Mức độ yêu thích: HS có thể tô màu hoặc đánh dấu số sao tương ứng với mức độ yêu thích của HS với bài đọc + Hs khá giỏi có thẻ bổ sung thêm thông tin vào phiếu đọc sách - Nhận xét, sửa sai. - GV chấm một số bài, nhận xét tuyên dương. 3.2. Hoạt động 5: Trao đổi với bạn về bài em đã đọc và chia sẻ cách em đã làm để tìm được câu chuyện YC HS quan sát tranh, đọc lời thoại và thực hiện yêu cầu - Trao đổi với các bạn về bài em đã đọc: + GV khuyến khích HS mang quyển sách/ tờ báo,... có câu chuyện/ bài thơ đó và phiếu đọc sách/ nhật kí đọc sách đến lớp để chia sẻ với bạn bè. - Chia sẻ với bạn cách em đã làm để tìm được bài đọc: + Gv khuyến khích HS trình bày chi tiết cách HS đã làm và những thuận lợi, khó khăn khi thưc hiện cách làm đó. - GV động viên, khen ngợi những HS đã rất tích cực đọc sách và chia sẻ với bạn
|
- HS đọc yêu cầu - HS thưc hiện theo yêu cầu
- HS lắng nghe và thực hiện
- 1 vài HS đọc bài làm – HS khác nhận xét
- HS thực hiện
- HS trao đổi trong nhóm về nội dung bài văn/ bài thơ mình đã đọc - HS trao đổi trong nhóm về cách HS đã tìm thấy câu chuyện/bài thơ |
4. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
|
- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh. + Cho HS tên một số bài thơ/ bài văn về nhà trường + Qua những bài thơ/bài văn đó em hãy nêu cảm nghĩ của mình với nhà trường em đang học tập - Hướng dẫn các em cách tìm các bài thơ/ bài văn nói về nhà trường khác - Nhận xét, tuyên dương |
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. - HS lắng nghe
- Trả lời các câu hỏi.
- Lắng nghe |
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
TIẾNG VIỆT
LUYỆN TỪ VÀ CÂU (Tiết 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Giúp HS nhận biết các từ ngữ về nhà trường; nhận biết được câu hỏi trong văn bản cho trước; biết sử dụng dấu chấm hỏi
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các nội dung trong SGK.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia làm việc nhóm trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động. - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. - Cách tiến hành: |
|
- GV cho HS nghe bài Em yêu trường em - GV nhận xét, tuyên dương - GV dẫn dắt vào bài mới |
- HS vận động theo nhạc
|
2. Khám phá. - Mục tiêu: + Giúp HS nhận biết các từ ngữ về nhà trường; nhận biết được câu hỏi trong văn bản cho trước; biết sử dụng dấu chấm hỏi + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
|
2.1. Hoạt động 1: Luyện từ và câu (làm việc cá nhân/ nhóm) Bài 1: Tìm tiếp các từ ngữ về nhà trường trong từng nhóm - GV mời cầu HS đọc yêu cầu bài 1.
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm làm việc. Khuyến khích HS tìm được càng nhiều từ ngữ thích hợp càng tốt - Mời đại diện nhóm trình bày. - Mời các nhóm nhận xét, bổ sung. - Nhận xét, chốt đáp án: + Người: thầy giáo, cô giáo, học sinh, bác bảo vệ, cô lao công, thầy giám thị, cô tổng phụ trách,... + Địa điểm: cổng trường, sân trường, hành lang, lớp học, căng tin, nhà xe, hội trường, thư viện, sân thể dục,... + Đồ vật: bàn, ghế, phấn, bảng, khăn lau, bút, thước, tẩy,... + Hoạt động: nghe, viết, nói, vẽ, viết, hát, tập thể dục,... Bài 2: Câu nào dưới đây là câu hỏi? Dựa vào đâu em biết điều đó (làm việc cá nhân) - Gv giới thiệu về câu hỏi: Hôm nay chúng ta sẽ học về câu hỏi. Đây là một kiểu câu rất quen thuộc và các em đã gặp rất nhiều trong các bài đọc. Vậy câu hỏi dùng để làm gì? Dấu hiệu nhận biết câu hỏi là gì? Chúng ta cùng đi làm bài tập 2 - GV mời HS nêu yêu cầu bài tập 2. - GV giao nhiệm vụ cho HS - Mời HS đọc đáp án - Mời HS khác nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung, chốt đáp án: Câu a là câu hỏi vì kết thúc câu là dấu chấm hỏi. Bài 3: Đọc câu chuyện Hộp bút của Na và thực hiện yêu cầu - GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài 3. a/ Hỏi đáp về các nhân vật trong chuyện - GV giới thiệu về câu chuyện Hộp bút của Na - HD HS cách đặt câu hỏi: Đối với mỗi câu chuyện, chúng ta có thể đặt các câu hỏi với cá từ: ai (người nào, nhân vật nào,...), cái gì, ở đâu, khi nào (bao giờ, lúc nào,...), vì sao, thế nào,... - Gv hướng dẫn HS đọc nhẩm câu hỏi – đáp và tập hỏi – đáp theo mẫu. Trong câu chuyện này, Hs có thể đặt ra các câu hỏi: Ai? Làm gì? Ở đâu? Vì sao? Thế nào? - GV giao nhiệm vụ làm việc theo nhóm 2, hỏi – đáp theo mẫu. GV quan sát, giúp đỡ những nhóm chưa biết hỏi - đáp - GV mời 1 – 2 cặp HS thực hành hỏi – đáp trước lớp - GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét, khen ngợi các HS đã tích cực hỏi – đáp và có những câu hỏi – đáp hay b/ Ghi lại 1 -2 câu hỏi của em và bạn - GV HD HS nhớ lại và ghi chép vào vở 1 -2 câu hỏi - Lưu ý HS các lỗi chính tả, viết hoa chữ cái đâu câu và dùng dấu chấm hỏi cuối câu. |
- 1 HS đọc yêu cầu bài 1, lớp đọc thầm tên nhóm và từ ngữ cho trước trong từng nhóm - HS làm việc theo nhóm 2.
- Đại diện nhóm trình bày - Các nhóm nhận xét, bổ sung.
- HS quan sát, bổ sung.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2. - HS suy nghĩ, làm bài - Một số HS trình bày kết quả. - HS nhận xét bạn.
- HS đọc yêu cầu bài tập 3.
- HS lắng nghe
- HS luân phiên dặt câu hỏi và trả lời câu hỏi theo nhóm - Các nhóm trình bày.
- Các nhóm nhận xét cho nhau.
|
3. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
|
- GV cho Hs đặt 1 câu với các từ ngữ vừa tìm được ở bài tập 1 - Nhận xét, đánh giá tiết dạy. |
- HS thực hiện
- HS lắng nghe, về nhà thực hiện. |
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
TIẾNG VIỆT
LUYỆN VIẾT ĐƠN (Tiết 4)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- HS biết điền thông tin vào đơn xin vào Đội
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các nội dung trong SGK.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia làm việc nhóm trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu gia đình
- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý và tôn trọng bạn trong làm việc nhóm.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động. - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. - Cách tiến hành: |
|
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học: Trò chơi ai nhanh hơn + Tìm nhanh các từ ngữ về nhà trường - GV dẫn dắt vào bài mới |
- HS tham gia chơi
|
2. Khám phá. - Mục tiêu: + HS biết điền thông tin vào đơn xin vào Đội + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
|
Bài tập 1: Đọc đơn xin vào Đội và trả lời câu hỏi - Gọi HS đọc yêu cầu - YC HS làm việc nhóm đôi và trả lời các câu hỏi: + Bạn Nguyễn Ngọc Bích viết đơn để làm gì? + Đơn được gửi cho ai? + Người viết đơn đã hứa những gì khi vào Đội? - Gọi Hs trình bày trước lớp
- Gv nhận xét, tuyên dương Bài tập 2: Điền thông tin vào mẫu đơn xin vào Đội và đối chiếu với bài của bạn - GV mời HS đọc yêu cầu bài 2. - GV giao mẫu đơn cho từng HS, YC HS điền thông tin của mình vào các chỗ trống
- GV yêu cầu HS trình bày kết quả. - GV mời HS nhận xét.
- GV chấm nhanh một số bài và đọc cho cả lớp nghe 1,2 bài tiêu biểu - GV nhận xét, tuyên dương, động viên HS |
- 1 – 2 HS đọc - HS đọc thầm tờ đơn và tự tìm các thông tin để trả lời từng câu hỏi, sau đó trao đổi với bạn trong nhóm - HS trình bày trước lớp. Nhận xét
- HS đọc YC BT2 - HS đọc thầm tờ đơn và thực hiện theo yêu cầu. Trao đổi với bạn bên cạnh tờ đơn đã điền của mình. - 2 – 3 HS trình bày. HS khác nhận xét, góp ý, sửa chữa bài làm
|
3. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
|
- GV hỏi HS: Nêu lại những nội dung đã học trong 4 tiết? - GV đặt câu hỏi để HS nhắc lại những nội dung chủ yếu trong tuần 6. - GV chốt lại: trong tuần 6, các em đã được đọc hai câu chuyện: Lời giải toán đặc biêt và Bài tập làm văn; nghe – viết một đoạn trong bài Lời giải toán đặc biệt, làm bài chính tả r/gi/d và an/ang; MRVT về nhà trường, LT về câu hỏi. - Dặn dò HS về nhà chia sẻ với người thân những thông tin về Đội TNTP HCM mà em đã tìm hiểu được và đọc cho mọi người nghe đơn xin vào Đội của em. - Nhận xét, đánh giá tiết dạy. |
- HS nêu
- HS lắng nghe, về nhà thực hiện.
|
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
TUẦN 7
TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐIỂM: CỔNG TRƯỜNG RỘNG MỞ
Bài 13: BÀN TAY CÔ GIÁO (T1+2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Học sinh đọc đúng từ ngữ, khổ thơ và toàn bộ bài thơ “Bàn tay cô giáo”.Biết cách ngắt nhịp trong mỗi câu thơ , biết cách ngắt nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ. Bước đầu biết đọc diễn cảm.
- Bước đầu nhận biết được trình tự các sự việc gắn với các hoạt động của cô giáo trong bài thơ. Nhận biết được các hình ảnh được gợi ra từ ngữ gợi tả của bài thơ
- Hiểu nội dung bài: Bài thơ ca ngợi sự khéo léo của cô giáo khi dạy học sinh làm thủ công và thể hiện tình cảm yêu thương, quý trọng cô giáo của các bạn học sinh
- Nói được ý kiến cá nhân và lắng nghe người khác nói về một giờ học thú vị
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Bồi dưỡng tình yêu mái trường, thầy cô, bạn bèt.
- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý kính trọng, biết ơn thầy cô giáo qua câu chuyện về những trải nghiệm hình gấp của cô.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có niềm vui và hứng thú trong học tập.Tập gấp hình đồ chơi bằng giấy .Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. Tranh ảnh cho bài Bàn tay cô giáo.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động. - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: |
|
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. + Câu 1: Kể hoặc nói về câu truyện về chủ đề trường học mà mình đã tìm đọc được? + Câu 2: Nói những điều mình biết về thầy cô giáo cũ của mình? Học sinh quan sát tranh và giới thiệu nội dung tranh . - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới |
- HS tham gia trò chơi + Trả lời nối tiếp . + Trả lời: Tên thầy cô. Môn học, mình yêu quý và nhớ nhất về điều gì? - HS lắng nghe. |
2. Khám phá. - Mục tiêu: + Học sinh đọc đúng từ ngữ, khổ thơ và toàn bộ bài thơ “Bàn tay cô giáo”. +Biết cách ngắt nhịp trong mỗi câu thơ , biết cách ngắt nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ. Bước đầu biết đọc diễn cảm. + Bước đầu nhận biết được trình tự các sự việc gắn với các hoạt động của cô giáo trong bài thơ. Nhận biết được các hình ảnh được gợi ra từ ngữ gợi tả của bài thơ + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
|
2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản. - GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả hoạt động của cô. - GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ đúng nhịp, Đọc diễn cảm với ngữ điệu phù hợp. - Gọi 1 HS đọc toàn bài. - GV nối tiếp khổ thơ: (4 bạn) + Khổ 1: Từ đầu đến chiếc thuyền xinh quá. + Khổ 2: Tiếp theo cho đến nắng tỏa + Khổ 3: Tiếp theo cho đến sóng lượn + Khổ 4+5: Còn lại. - GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn. - Luyện đọc từ khó: giấy trắng, nắng tỏa, quanh thuyền, sóng lượn, rì rào, sóng vỗ… - Luyện đọc câu dài cảm: Chiếc thuyền xinh quá!.Đọc cả bài với giọng ngạc nhiên, thích thú, khâm phục - Luyện đọc theo khổ: GV tổ chức cho HS luyện đọc nối tiếp khổ thơ theo nhóm 4. - GV nhận xét các nhóm. 2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi. - GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 5 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. + Câu 1: Chọn lời giải thích cho mỗi từ?
GV nhận xét đưa kết luận đáp án. + Câu 2: Từ các tờ giấy cô giáo đã làm ra những gì?
+ Câu 3: Theo em hai dòng thơ: (Biết bao điều là, từ bàn tay cô) muốn nói điều gì? GV nói thêm: Bài thơ cho thấy cô giáo không chỉ khéo léo, tạo ra bao điều kỳ diệu từ đôi tay của mình mà còn cho hấy tình cảm của cá bạn Học sinh rất quý trọng, khâm phục và ngưỡng mộ cô giáo mình. + Câu 4: Tìm những cau thơ nói về sự khéo léo của cô giáo khi hướng dẫn học sinh làm thủ công? - GV mời HS nêu nội dung bài. Câu 5 : Dựa vào bài thơ, em hãy giới thiệu bức tranh mà cô giáo đã tạo ra - GV Chốt: Bức tranh cô giáo tạo ra từ cách cắt gấp giấy là bức tranh về cảnh biển lúc bình minh, mặt trời rực rỡ. Trên mặt biển xanh biếc, dập dềnh sóng vỗ có một con thuyền trắng. 2.3. Hoạt động : Luyện đọc lại. - GV đọc diễn cảm toàn bài thơ. - HS đọc nối tiếp, Cả lớp đọc thầm theo. |
- Hs lắng nghe.
- HS lắng nghe cách đọc.
- 1 HS đọc toàn bài. - HS khác theo dõi đọc thầm theo
- HS đọc nối tiếp theo khổ - HS đọc từ khó.
- 2-3 HS đọc lại
- HS luyện đọc theo nhóm 4.
- HS thảo luận nhóm trả lời lần lượt các câu hỏi: - Thảo luận theo nhóm 4 chọn đáp án phù hợp + dập dềnh: mặt nước chuyển động lên xuống nhịp nhàng.) + rì rào: tiếng sóng vỗ nhỏ, êm nhẹ phát ra đều đều liên tiếp + Phô:. Để lộ ra, bày ra + HS tự chọn nối theo cặp cột A với cột B. Học sinh làm việc theo nhóm bàn -2,3 nhóm nối tiếp nêu kết quả. -Tờ giấy trắng – Chiếc thuyền, Tờ giấy đỏ - mặt trời tỏa nắng- tờ giấy xanh- mặt nước dập dềnh. + Học sinh chọn ý trả lời phù hợp Hoặc có thể nêu ý kiến khác...
( Học sinh chọn đáp án B hoặc nói theo ý mình: Co giáo rất sáng tạo cô biến những vật bình thường thành đặc biệt... - HS nêu theo hiểu biết của mình. -2-3 HS nhắc lại
Học sinh đọc câu hỏi và trả lòi miệng cá nhân: Cô gấp cong cong, Thoắt cái đã xong,Mềm mại tay cô, Cô cắt rất nhanh, Biết bao điều lạ, Từ bàn tay cô. Học sinh thảo luận nhóm 4 , Đại diện nhóm trả lời |
3. Nói và nghe: Một giờ học thú vị - Mục tiêu: +Nói được ý kiến cá nhân và lắng nghe người khác nói về một giờ học thú vị +Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
|
3.1. Hoạt động 3: Kể về một giờ học em thấy thú vị - GV gọi HS đọc chủ đề và yêu cầu nội dung.
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4: HS kể về giờ học, môn học nào? + Trong giờ học đó em tham gia vào hoạt động nào? + Em thích nhất hoạt động nào trong giờ học đó - Gọi HS trình bày trước lớp. - GV nhận xét, tuyên dương. 3.2. Hoạt động 4: Em cảm nhận thế nào về giờ học đó. - GV gọi Hs đọc yêu cầu trước lớp. - GV cho HS làm việc nhóm 2: Các nhóm đọc thầm gợi ý trong sách giáo khoa và suy nghĩ về các hoạt động trong giờ học của mình. - Mời các nhóm trình bày. - GV nhận xét, tuyên dương. |
- 1 HS đọc to chủ đề: Kể về một giờ học thú vị + Yêu cầu: Kể về một giờ học em thấy thú vị - HS sinh hoạt nhóm và kể về điều đáng nhớ của mình trong giờ học thú vị đó.
- HS trình kể về điều đáng nhớ của mình trong mùa hè.
- 1 HS đọc yêu cầu:
- HS trình bày trước lớp, HS khác có thể nêu câu hỏi. Sau đó đổi vai HS khác trình bày. |
4. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
|
- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh. + GV nêu câu hỏi em học được gì trong bài học hôm nay? + Nêu cảm nhận của mình sau tiết học? - Nhắc nhở các em biết yêu trường lớp, Kính yêu và biết ơn thầy cô, Biết giữ vệ sinh môi trường và an toàn khi thực hiện các giờ cắt dán thủ công. - Nhận xét, tuyên dương |
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. - HS quan sát video.
+ Trả lời các câu hỏi.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm. |
IV. Điều chỉnh bổ sung sau bài dạy: .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. |
TIẾNG VIỆT
Nghe – Viết: NGHE THẦY ĐỌC THƠ (T3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Viết đúng chính tả bài thơ “Nghe thầy đọc thơ” trong khoảng 15 phút.
- Viết đúng từ ngữ chứa l/n, vần ăn/ăng
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các bài tập trong SGK.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia làm việc trong nhóm để trả lời câu hỏi trong bài.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Bồi dưỡng tình yêu mái trường, thầy cô, bạn bèt.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có niềm vui và hứng thú trong học tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động. - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: |
|
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. + Câu 1: Quan sát tranh cho biết trang vẽ gì? + Câu 2: Xem tranh đoán xem thầy trò có thể đang nói về điều gì?. - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới |
- HS tham gia trò chơi + Trả lời: Thầy trò nguồi trò chuyện dưới gốc cây + Trả lời: hát, đọc thơ, kể chuyện ... - HS lắng nghe. |
2. Khám phá. - Mục tiêu: + Viết đúng chính tả bài thơ : Nghe thầy đọc thơ trong khoảng 15 phút. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
|
2.1. Hoạt động 1: Nghe – Viết. (làm việc cá nhân) - GV giới thiệu nội dung: Bài thơ nói về cảm xúc của bạn nhỏ khi nghe thầy đọc thơ. Qua lời đọc của thầy bạn nhỏ thấy mọi thứ xung quanh đều như đẹphơn, đáng yêu hơn. Bài thơ ca ngợi thầy giáo đọc thơ hay, vừa thể hiện tình cảm tôn trọng, yêu thương mà bạn nhỏ dành cho thầy giáo của mình. - GV đọc toàn bài thơ. - Mời 4 HS đọc nối tiếp bài thơ. - GV hướng dẫn cách viết bài thơ: + Viết theo thể thơ lục bát(6-8) chữ như trong SGK + Viết hoa tên bài và các chữ đầu dòng. + Chú ý các dấu chấm ở cuối câu. + Cách viết một số từ dễ nhầm lẫmnghiêng, bâng khuâng, sông xa... - GV đọc từng dòng thơ cho HS viết. - GV đọc lại bài thơ cho HS soát lỗi. - GV cho HS đổi vở dò bài cho nhau. - GV nhận xét chung. 2.2. Hoạt động 2: Làm bài tập a hoặc b Phân biệt l/n hoặc ăn/ăng (làm việc nhóm 2). - GV mời HS nêu yêu cầu. - a/ Học sinh đọc và điền l/n vào khổ thơ
- Mời đại diện nhóm trình bày. - GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung.
b / Tìm và điền vần ăn/ ăng phù hợp. (làm việc nhóm 4) - GV mời HS nêu yêu cầu. - Giao nhiệm vụ cho các nhóm: Tìm và điền tiếng có vần ăn./ăng phù hợp - Mời đại diện nhóm trình bày. - GV nhận xét, tuyên dương. |
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe. - 4 HS đọc nối tiếp nhau. - HS lắng nghe.
- HS viết bài. - HS nghe, dò bài. - HS đổi vở dò bài cho nhau.
- 1 HS đọc yêu cầu bài. - Hs làm việc nhóm đôi tìm điền theo yêu cầu. Tớ là chiếc xe lu Người tớ to lù lù Con đường nào mới đắp Tớ san bằng tăm tắp Con đường nào rải nhựa Tớ là phẳng như lụa Trời nóng như lửa thiêu Tớ vẫn lăn đều đều Trời lạnh như ướp đá Tớ càng lăn vội vã. - 1 HS đọc yêu cầu. - Các nhóm làm việc theo yêu cầu - Kết quả: b/ Đêm đã về khuya ,cảnh vật vắng vẻ , yên tĩnh. Mặt trăng đã lên cao, tròn vành vạnh. Ánh trắng sáng vằng vặc, chiếu xuống mặt hồ. Những gợn sóng lăn tăn phản chiếu ánh sáng lóng lánh như ánh bạc. - Các nhóm nhận xét. - Đại diện các nhóm trình bày |
3. Vận dụng trải nghiệm. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
|
- GV gợi ý cho HS nhớ về phần nói và nghe về một giờ học thú vị vừa rao đổi trên lớp . - Hướng dẫn HS về trao đổi với người thân về một giờ học vui vẻ,thú vị .Kể cho người thâm nghe những việc làm mình thấy vui, thú vị nhất. -Nêu những điều thú vị nhất mình học được sau bài học. Đọc hiểu bài bàn tay cô giáo. - Nhận xét, đánh giá tiết dạy. Chuẩn bị bài sau |
- HS lắng nghe để lựa chọn.
- Lên kế hoạch trao đổi với người thân trong thời điểm thích hợp |
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐIỂM: CỔNG TRƯỜNG RỘNG MỞ
Bài 14: CUỘC HỌP CỦA CHỮ VIẾT (T1+2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện “Cuộc họp của chữ viết”.Biết đọclời thoại theo nhân vật.
- Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
Nhận biết được các sự việc xảy ra trong câu chuyện gắn với thời gian, địa điểm cụ thể.
- Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật dựa vào hành động, việc làm của nhân vật.
- Hiểu nội dung bài: Khi viết việc sử dụng đúng dấu câu nói riêng và đúng chính tả , từ ngữ , ngữ pháp nói chung là rất quan trọng, vì người viết đúng thì người đọc mới hiểu đúng.
-Tìm đọc được câu đố về đồ dùng học tập hoặc đồ vật ở trong lớp.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Quý trọng kiến thức, quý trọng những lời khuyên để tiến bộ hơn.
- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý và giữ gìn Tiếng Việt.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.Tranh ảnh bài đọc, mẫu chữ hoa e, ê
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: |
|
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. + Câu 1: Đọc bài “Bàn tay cô giáo” và trả lời câu hỏi : Tìm những chi tiết thể hiện cô rất khéo tay? + GV nhận xét, tuyên dương. + Câu 2: Điều gì xảy ra nếu không có dấu câu khi viết? Có thể chiếu đoạn văn viết không có dâu câu cho học sinh đọc, quan sát, nhận xét. -Cho học sinh quan sát và nêu nội dung tranh dẫn đến bài đọc - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới |
- HS tham gia trò chơi. + Đọc và trả lời câu hỏi - HS lắng nghe. |
2. Khám phá. - Mục tiêu: +Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện “Cuộc họp của chữ viết”.Biết đọc lời thoại theo nhân vật. + Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
|
2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản. - GV đọc mẫu: Đọc diễn cảmgiọng kể chuyện, thay đổi ngữ điệu chỗ lời nói trực tiếp của các nhân vật - GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, nghỉ hơi ở chỗ ngắt nhịp thơ. - Gọi 1 HS đọc toàn bài. - GV chia đoạn: (4 đoạn) + Đoạn 1: Từ đầu đến Đi đôi giày da tên trán lấm tấm mồ hôi. + Đoạn 2: Tiếp theo cho đến lấm tấm mồ hôi. + Đoạn 3: Tiếp theo cho đến Ẩu thế nhỉ! + Đoạn 4: Còn lại. - GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn. - Luyện đọc từ khó: dõng dạc, mở đầu, nũ sắt, lấm tấm, lắc đầu.. - - Luyện đọc câu dài: Từ nay, / mỗi khi em Hoàng định chấm câu,/ anh dấu chấm/ cần yêu cầu Hoàng/ đọc lại nội dung câu văn/ một lần nữa đã./ - GV mời HS nêu từ ngữ giải nghĩa trong SGK. Gv giải thích thêm. - Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4.. - GV nhận xét các nhóm. 2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi. - GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. + Câu 1: Câu chuyện kể về cuộc hợp của những ai?
+ Câu 2: Cuộc họp đó bàn về chuyện gì?
+ Câu 3: Vì sao không ai hiểu những điều Hoàng đã viết?
-Theo dấu chấm vì sau Hoàng chấm câu chưa đúng? - Em có nhận xét gì về bạn Hoàng?
+ Câu 4: Dựa vào lời kể của bác chữ A, sắp xếp các bước mà Hoàng cần thực hiện? Câu 5 :Em hãy góp thêm ý kiến để giúp bạn Hoàng viết đúng
Cho Học sinh chia sẻ theo nhóm 4, đại diện vài nhóm chia sẻ trước lớp.
GV nhận xét tuyên dương các em có ý tưởng hay
- GV gợi ý thêm: Muốn viết đúng, viết hay , các em nên đọc thật nhiều. Đọc nhiều giúp các em quen với hiện tượng chính tả, ngữ pháp và từ đó tránh được việc viết sai chính tả, ngữ pháp. Đọc nhiều cũng giúp các em có vốn từ ngữ phong phú, nâng cao hiểu biết về cuộc sống xung quanh, các ễm biết cách diễn đạt hay hơn, nhiều ý tưởng hơn.Việc đọc và viết gắn bó rất chặt chẽ.Vì thế các em nhớ muốn viết tốt , các em phải đọc tốt, đọc nhiều. GV có thể cho các em đọc phân vai hay đóng vai diễn kịch theo bài đọc - GV mời HS nêu nội dung bài thơ. 2.3. Hoạt động 3: Luyện đọc lại. - GV đọc diễn cảm toàn bài. - HS đọc nối tiếp, Cả lớp đọc thầm theo. |
- Hs lắng nghe.
- HS lắng nghe cách đọc.
- 1 HS đọc toàn bài. - HS quan sát
- HS đọc nối tiếp theo đoạn. - HS đọc từ khó.
- 2-3 HS đọc câu thơ.
- HS đọc giải nghĩa từ.
- HS luyện đọc theo nhóm 4.
- HS trả lời lần lượt các câu hỏi: + Học sinh đọc đoạn 1. + Kể về cuộc họp của các chữ cái và dấu câu.
Học sinh đọc trao đổi nhớm bàn nêu: Cuộc họp bàn về việc tìm cách giúp đỡ Hoàng vì bạn ấy không biết cách chấm câu. - Hs đọc thầm lại câu Hoàng viết và chuẩn bị câu trả lời - HS nêu :Không ai hiểu những điều Hoàng viết vì bạn ấy chấm câu không đúng chỗ. - Vì Hoàng không để ý đến dấu câ, viết mỏi tay chỗ nào bạn ấy chấm chỗ đó - Bạn Hoàng ẩu, thiếu cẩn thận. - Hs thảo luận nhóm 4, 2-3 HS đại diện nhắc lại nội dung :Dấu chấm được giao nhiệm vụ giúp đỡ Hoàng sửa lỗi. Các bước giúp Hoàng sửa lỗi trước khi chấm câu là: viết câu- đọc lại câu- chấm câu. Học sinh suy nghĩ và nêu câu trả lời của mình, 1 số em nối tiếp nêu, lớp và Gv nhận xét bổ sung: VD : Suy nghĩ trước khi viết, không nên viết câu quá dài, Khi đã đủ ý mới dùng dấu câu, sau khi viết phải đọc lại cẩn thận...
- HS luyện đọc nối tiếp. - Một số HS thi đọc trước lớp. |
3. Vận dụng trải nghiệm. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
|
- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh. + Cho HS quan sát video hay hình ảnh viết dấu câu chưa đúng + GV nêu câu hỏi em thấy viết dâu câu khống đúng thì sẽ như thế nào? Em cần làm như thế nào để viết đúng dấu câu. - Hướng dẫn các em vận dụng viết cau đúng chính tả. - Nhận xét, tuyên dương |
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. - HS quan sát video.
+ Trả lời các câu hỏi.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm. |
IV. Điều chỉnh bổ sung sau bài dạy: .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. |
TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐIỂM: CỔNG TRƯỜNG RỘNG MỞ
TẬP VIẾT ÔN VIẾT CHỮ HOA E,Ê VÀ CÂU ỨNG DỤNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Viết đúng chữ viết hoa E,Ê cỡ nhỏ, viết đúng từ ngữ và câu ứng dụng có chữ viết hoa E,Ê
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, nêu được nội dung bài bài viết.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia vận dụng viết bài.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc, chia sẻ cách viết trong nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Quý trọng kiến thức, quý trọng những lời khuyên để tiến bộ hơn.
- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý và giữ gìn Tiếng Việt.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ luyện chữ.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point, mẫu chữ hoa e, ê
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: |
|
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. + Nêu cách viết chữ hoa D, Đ? + GV nhận xét, tuyên dương học sinh quan sát và nêu cách viết đúng, -Cho học sinh quan sát và nêu nội dung tranh dẫn đến bài đọc - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới |
- HS tham gia trò chơi. + Đọc và trả lời câu hỏi - HS lắng nghe. |
2. Khám phá - Mục tiêu: . + Viết đúng chữ viết hoa E,Ê cỡ nhỏ, viết đúng từ ngữ và câu ứng dụng có chữ viết hoa E, Ê + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
|
2.1. Hoạt động 1: Ôn chữ viết hoa (làm việc cá nhân, nhóm 2) - GV dùng video giới thiệu lại cách viết chữ hoa E,Ê - GV viết mẫu lên bảng. - GV cho HS viết bảng con (hoặc vở nháp). - Nhận xét, sửa sai. - GV cho HS viết vào vở. - GV chấm một số bài, nhận xét tuyên dương. 2.2. Hoạt động 2: Viết ứng dụng (làm việc cá nhân, nhóm 2). a. Viết tên riêng. - GV mời HS đọc tên riêng. Ê -đê - GV giới thiệu: Việt Nam có 54 dân tộc anh em Ê- đê là tên của 1 trong số 54 dân tộc đó. Họ sống ở Tây Nguyên. - GV yêu cầu HS viết tên riêng vào vở. - GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung. b. Viết câu. - GV yêu cầu HS đọc câu. - GV giới thiệu câu ứng dụng: Đây là 2 câu thơ trong bài thơ Bóng mây của Thanh Hào .Thể hiện tình yêu thương của bạn nhỏ với mẹ của mình , qua mơ ước hóa thành đám mây để che cho mẹ đi cấy ngoài đồng ruộng khỏi bị nắng. - GV nhắc HS viết hoa các chữ trong câu thơ: Ư, E. Lưu ý cách viết thơ lục bát.Viết đúng chính tả các chữ hóa, suốt, râm . - GV cho HS viết vào vở. - GV yêu cầu nhận xét chéo nhau trong bàn. - GV chấm một số bài, nhận xét, tuyên dương. |
- HS quan sát video.
- HS quan sát. - HS viết bảng con.
- HS viết vào vở chữ hoa E, Ê
- HS đọc tên riêng: Ê - đê. - HS lắng nghe.
- HS viết tên riêng Ê -đê vào vở.
- 1 HS đọc yêu câu: Ước gì em hóa thành mây Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm - HS lắng nghe.
- HS viết câu thơ vào vở. - HS nhận xét chéo nhau.
|
4. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, say mê luyện chữ sau khi học sinh học bài. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
|
- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh. + Cho HS quan sát 1 số bài của các bạn viết đúng đẹp, video hay hình ảnh viết chữ đẹp, đúng + GV nêu hướng dẫn các em vận dụng viết chữ hoa E Ê đúng đẹp. - Nhận xét, tuyên dương |
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. - HS quan sát video.
+ Trả lời cách viết chữ hoa E, Ê - Lắng nghe, rút kinh nghiệm. |
IV. Điều chỉnh bổ sung sau bài dạy: ............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. |
TIẾNG VIỆT
LUYỆN TỪ VÀ CÂU (T3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Nhận biết câu kể, thực hành về dấu câu. Đặt được câu giới thiệu và câu nêu hoạt động.
- Biết viết đoạn văn giới thiệu bản thân
-Có ý thức nâng cao tính cẩn thận. Quý trọng kiến thức, quý trọng những lời khuyên để tiến bộ hơn.
- Đọc mở rộng theo yêu cầu.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các nội dung trong SGK.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia làm việc nhóm trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Quý trọng kiến thức, quý trọng những lời khuyên để tiến bọ hơn.
- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý và tôn trọng bạn trong làm việc nhóm.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
||||||||
1. Khởi động. - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học. - Cách tiến hành: |
|||||||||
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. + Câu 1: Đọc đoạn đầu bài “Cuộc họp của chữ viết” trả lời câu hỏi: Tại sao mọi người không hiểu được khi mình viết không đúng dấu câu? + Câu 2: Muốn viết đúng dấu câu mình cần làm gì?
- GV nhận xét, tuyên dương - GV dẫn dắt vào bài mới |
- HS tham gia chơi: - 1 HS đọc bài và trả lời: + vì không rõ ý nghĩa định nêu là gì.
- 1 HS đọc bài và trả lời: + Đọc kỹ, đọc nhiều , viết câu không quá dài và cần đủ ý, đọc lại sau khi viết... |
||||||||
2. Khám phá. - Mục tiêu: + Dựa vào bài đọc, tìm được câu kể. Tìm và xếp được câu giới thiệu và câu nêu hoạt động, câu nêu đặc điểm vào đúng nhóm. + Hình thành và phát triển tình cảm yêu quê hương, sự quan tâm, yêu quý, giúp đỡ chia sẻ với bạn bè và mọi người xung quanh. + Đọc mở rộng theo yêu cầu. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
|||||||||
2.1. Hoạt động 1: (làm việc cá nhân, nhóm) a. Tìm câu giới thiệu, câu nêu đặc điểm và câu nêu hoạt động. Bài 1: Các câu trong đoạn văn dưới đây được gọi là câu kể. Hãy xếp các câu đó vào nhóm thích hợp. (Làm việc nhóm 2) - GV mời cầu HS đọc yêu cầu bài 1. - Giao nhiệm vụ cho các nhóm làm việc: - Mời đại diện nhóm trình bày. - Mời các nhóm nhận xét, bổ sung. - Nhận xét, chốt đáp án:
2.2. Hoạt động 2: (làm việc cá nhân, nhóm) b. Tìm đúng, nhận biết về câu kể Bài 2: Chọn thông tin đúng về câu kể. (làm việc cá nhân) - GV mời HS nêu yêu cầu bài tập 2. - GV giao nhiệm vụ cho HS suy nghĩ, Làm vở nháp. - Mời HS đọc thông tin đã tìm được. - Mời HS khác nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung. Bài 3: Xếp các câu dưới đây vào nhóm thích hợp và nêu lý do (làm việc nhóm) - GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài 3. - GV giao nhiệm vụ làm việc theo nhóm 4, ghép các từ ngữ để tạo thành câu: - GV mời các nhóm trình bày kết quả. - GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương, chốt đáp án
.Bài 4: Tìm dấu câu phù hợp thay cho ô vuông ( Làm việc cá nhân viết vào vở)
- GV mời 1 số em trình bày kết quả. - GV yêu cầu các em khác nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương, chốt đáp án
|
- 1 HS đọc yêu cầu bài 1 - HS làm việc theo nhóm 2. - Đại diện nhóm trình bày: - Các nhóm nhận xét, bổ sung. + Câu giới thiệu: Tớ là bút nâu. Đây là bút đỏ, bạn của tớ. + Câu nêu đặc điểm: Tớ cao nhất hộp bút vì hiếm khi được gọt. Bút đỏ thì thấp một mẩu vì được gọt quá nhiều. +Câu nêu hoạt động:Tớ dùng keo gắn bút đỏ vào bên cạnh tớ để bạn nhìn được ra ngoài hộp bút. - HS quan sát, bổ sung.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2. - HS suy nghĩ, đọc và tìm thông tin nhận biết câu kể ghi vào vở. - Một số HS trình bày kết quả. - HS nhận xét bạn. - Một số em đọc nối tiếp lại kết quả bài + Câu kể dùng để kể, tả, giới thiệu... cuối câu có dấu chấm.
- HS đọc yêu cầu bài tập 3. - Các nhóm làm việc theo yêu cầu. - Đại diện nhóm trình bày. - Các nhóm nhận xét cho nhau. - Theo dõi bổ sung.
- Học sinh làm vở , nối tiếp nêu kết quả , - Đổi vở soát nhận xét - Đáp án: Mình là thành viên mới của lớp 3A. Mình vừa chuyển từ trường khác đến. Bạn ấy vui vẻ giới thiệu: - Tớ tên là Tuệ Minh. Tớ thích chơi cờ vua và múa ba lê. - Các bạn xôn xao đáp lại: - Tên của cậu đẹp quá ! - Tớ cũng thích chơi cờ vua lắm ! - Cậu có muốn tham gia vào câu lạc bộ cờ vua cùng chúng tớ không ? |
||||||||
3. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
|||||||||
- GV cho Hs đọc bài mở rộng “Đi tàu Thống nhất” trong SGK. - GV trao đổi những về những hoạt động HS yêu thích trong bài - GV giao nhiệm vụ HS về nhà tìm đọc thêm những bài văn, bài thơ,...viết về những hoạt động yêu thích của em. - Nhận xét, đánh giá tiết dạy. |
- HS đọc bài mở rộng.
- HS trả lời theo ý thích của mình. - HS lắng nghe, về nhà thực hiện.
|
||||||||
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. |
TIẾNG VIỆT
LUYỆN VIẾT ĐOẠN (T4)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Biết viết đoạn văn giới thiệu bản thân
-Có ý thức nâng cao tính cẩn thận. Quý trọng kiến thức, quý trọng những lời khuyên để tiến bộ hơn.
- Đọc mở rộng theo yêu cầu.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các nội dung trong SGK.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia làm việc nhóm trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Quý trọng kiến thức, quý trọng những lời khuyên để tiến bọ hơn.
- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý và tôn trọng bạn trong làm việc nhóm.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động. - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học. - Cách tiến hành: |
|
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. + Câu 1: Thông tin về nhận biết câu kể? + Câu 2: Thông tin về nhận biết câu cảm?
- GV nhận xét, tuyên dương - GV dẫn dắt vào bài mới |
- HS tham gia chơi: - 1 HS đọc bài và trả lời: + Câu dùng để giới thiệu,kể , tả ... cuối câu có dấu chấm. - 1 HS đọc bài và trả lời: + Câu để nêu biểu lộ cảm xúc, khen chê... Cuối câu có dấu chấm than. |
2. Khám phá. - Mục tiêu: + Dựa vào tranh giới thiệu về bản thân. Viết được đoạn văn giới thiệu về bản thân + Hình thành và phát triển tình cảm yêu quê hương, sự quan tâm, yêu quý, giúp đỡ chia sẻ với bạn bè và mọi người xung quanh. + Đọc mở rộng theo yêu cầu. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
|
2.1. Hoạt động 1: Quan sát tranh và đóng vai bạn nhỏ giới thiệu về bạn ấy. (làm việc theo nhóm 4)
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài 1. - GV yêu cầu HS suy nghĩ trả lời theo gợi ý: Tranh vẽ những gì? Con đoán được bức tranh muốn nói về ai, nói gì về bạn ấy - GV yêu cầu HS khác nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương và chốt đáp án. *Trong lời giới thiệu của bạn nhỏ bạn ấy nói những thông tin gì về mình?
2,2. Hoạt động 2: Thực hành viết đoạn văn giới thiệu bản thân. (làm việc cá nhân) Bài tập 2: Em hãy viết một đoạn văn giới thiệu bản thân vào tấm thẻ rồi trang trí thật đẹp: - GV mời HS đọc yêu cầu bài 2. - GV giao nhiệm vụ cho HS suy nghĩ và viết vào thẻ-thiệp .... - GV Gợi ý;Giới thiệu tên tuổi, ngày sinh nhật, sở thích của mình,ước mơ của mình (nêu đặc điểm về ngoại hình, tính cách-với học sinh khá giỏi) - GV mời HS nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung. Bài tập 3: Đọc lại đoạn viết của em, phát hiện lỗi và sửa lỗi. (Làm việc nhóm 4) - GV mời HS đọc yêu cầu bài 3. - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: Mỗi bạn trong nhóm đọcđoạn giới thiệu mình viết, các thành viên trong nhóm nghe và góp ý sửa lỗi. - GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả. - GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung. |
- HS đọc yêu cầu bài tập 1. - HS suy nghĩ và trả lời. - HS nhận xét trình bày của bạn. Đáp án dự kiến:Tranh vẽ cảnh sinhnhật bạn áo vàng. Có 8 cái nến là bạn ấy 8 tuổi, cặp có tên Tuệ Minh là tên bạn ấy. Tờ lịch ghi 29/7nghĩa là hôm nay là 29/7 và 29/7là ngày sinh nhật bạn ấy .Các bạn của bạn ấy chúc bạn ấy trở thành diễn viên múa ba lê, khen bạn ấy múa rất đẹp. Nghĩa là bạn ấy có sở thích múa ba lê.
*Học tên,tuổi, ngày sinh, sở thích
- HS đọc yêu cầu bài 2. - HS thực hành viết. - HS trình bày kết quả. - HS nhận xét bạn trình bày.
- HS đọc yêu cầu bài 3. - Các nhóm làm việc theo yêu cầu.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe, điều chỉnh. |
3. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
|
- GV cho Hs đọc bài mở rộng “Đọc và giải câu đố về đồ dùng học tập” trong SGK. - GV trao đổi những về những hoạt động HS yêu thích trong bài. Rút ra bài học gì cho bản thân sau khi học xong bài <Cuộc họp của chữ viết> - GV giao nhiệm vụ HS về nhà tìm đọc thêm những câu đố về đồ dùng học tập, câu thơ bài hát về chủ đề nhà trường. - Nhận xét, đánh giá tiết dạy. |
- HS đọc bài mở rộng.
- HS trả lời theo ý của mình. - HS lắng nghe, về nhà thực hiện.
|
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. |
Tài liệu có 11380 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Xem thêm các bộ Giáo án lớp 3 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Giáo án môn Đạo đức lớp 3 – KNTT