Giáo án Công nghệ lớp 10 Kết nối tri thức cả năm

VietJack trân trọng giới thiệu bộ Giáo án môn Công nghệ lớp 10 - Kết nối tri thức đầy đủ Học kì 1 & Học kì 2 nhằm giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy, biên soạn Giáo án Công nghệ lớp 10 theo phương án mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Công nghệ chuẩn của Bộ Giáo dục. Mời thầy cô và các bạn đón xem:

1 681 lượt xem
Tải về


Giáo án môn Công nghệ lớp 10 theo chương trình mới - Kết nối tri thức

Trường: .....................                      Họ và tên giáo viên: ......................

Tổ: ............................

Ngày soạn: ...................

Ngày dạy: ....................Lớp: ………….     

BÀI 1. CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG

Số tiết: 2 (tiết 1 + 2)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Nêu được các khái niệm khoa học, kĩ thuật, công nghệ và mối liên hệ giữa chúng.

- Mô tả được mối quan hệ giữa công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội.

2. Phát triển phẩm chất và năng lực

2.1.  Phẩm chất

- Chăm chỉ: chăm học, ham học, có tinh thần tự học.

- Trách nhiệm: phối hợp với các thành viên trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ của giáo viên.

2.2 . Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: Tham khảo SGK và các tài liệu liên quan để thực hiện yêu cầu của giáo viên.

- Giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm  trao đổi, tranh luận để tìm hiểu bài học.

2.3 Năng lực công nghệ

- Giao tiếp công nghệ: HS báo cáo kết quả học tập trước lớp.

- Đánh giá công nghệ: xác định được mối quan hệ giữa công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

1. Thiết bị

- Máy tính.

- Dụng cụ học tập: bút chì, tẩy, thước các loại.

2. Học liệu

- Sách giáo khoa, sách giáo viên và tài liệu liên quan.

- Phiếu học tập.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

- Sử dụng phương pháp hoạt động nhóm, giảng giải, đàm thoại.

VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Tiết 1: Khái quát về khoa học, kĩ thuật, công nghệ

1.Ổn định lớp (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ (không)

3. Tiến trình

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG) (3 phút)

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi dẫn nhập ở đầu bài: Quan sát Hình 1.1 em hãy kể tên một số sản phẩm công nghệ có trong hình. Mô tả vai trò của sản phẩm công nghệ đối với đời sống con người?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát Hình 1.1 SGK theo yêu cầu của GV và suy nghĩ câu trả lời.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về khoa học (9 phút)

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho học sinh hoạt động với hộp chức năng Khám phá ở trang 6 SGK.

Câu hỏi: Quan sát Hình 1.2 em hãy cho biết phát minh nổi bật tương ứng với ba nhà khoa học?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh nghiên cứu nội dung SGK, trao đổi cặp đôi để hoàn thành câu hỏi trong 5 phút.

+ Giáo viên theo dõi, hỗ trợ khi cần.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Học sinh trình bày kết quả.

+ Học sinh khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

I. Khái quát về khoa học, kĩ thuật, công nghệ

1. Khoa học

* Khoa học: là hệ thống tri thức về mọi quy luật và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội, tư duy.

* Khoa học tự nhiên:

- Là một lĩnh vực của khoa học.

- Mục đích: nhận thức, mô tả, giải thích và tiên đoán về các sự vật, hiện tượng và quy luật tự nhiên dựa trên những bằng chứng có được từ quan sát và thực nghiệm.

- Gồm: lĩnh vực vật lí, hóa học, sinh học, thiên văn học và khoa học trái đất.

- Vai trò của thành tựu:

+ Nâng cao hiểu biết của con người về sự vật, hiện tượng và quy luật tự nhiên.

+ Giải quyết vấn đề thực tiễn

+ Tạo dựng môi trường sống

+ Định hình cho sự phát triển kinh tế, xã hội.

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về kĩ thuật (10 phút)

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK, trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi ở hộp chức năng Khám phá ở trang 7 SGK.

Quan sát Hình 1.3 và cho biết:

+ Nhóm 1 : Vấn đề cần giải quyết trong mỗi tình huống là gì?

+ Nhóm 2: Vấn đề được giải quyết như thế nào?

+ Nhóm 3 : Cơ sở khoa học nào đã được sử dụng để giải quyết vấn đề?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Các nhóm thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 5 phút.

+ GV quan sát, hỗ trợ khi cần.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

2. Kĩ thuật

- Là ứng dụng các nguyên lí khoa học vào việc thiết kế, chế tạo, vận hành máy móc, thiết bị, công trình, quy mô và hệ thống một cách hiệu quả và kinh tế.

- Vai trò:

+ Tạo ra giải pháp, sản phẩm, công nghệ mới.

+ Ứng dụng nguyên lí khoa học vào thực tiễn: thiết bị, máy móc, hệ thống phục vụ đời sống, sản xuất, kiến tạo môi trường.

- Gồm:

+ Kĩ thuật cơ khí

+ Kĩ thuật điện

+ Kĩ thuật xây dựng

+ Kĩ thuật hóa học,…

Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về công nghệ (10 phút)

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK, trao đổi nhóm hoạt động với hộp chức năng Khám phá ở trang 8 SGK.

Câu hỏi: Quan sát Hình 1.4, em hãy mô tả các phương pháp trồng cây và đánh giá ưu, nhược điểm của mỗi phương pháp này.

+ Nhóm 1 : Tìm hiểu về phương pháp địa canh

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về phương pháp thủy canh

+ Nhóm 3: Tìm hiểu về phương pháp khí canh

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Các nhóm thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 5 phút.

+ GV quan sát, hỗ trợ khi cần.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung về: công nghệ nano, công nghệ sinh học, công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ in 3D, …

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

3. Công nghệ

* Là giải pháp, quy trình, bí quyết kĩ thuật có hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm, dịch vụ.

* Phân loại

- Theo lĩnh vực khoa học:

+ Công nghệ hóa học

+ Công nghệ sinh học

+ Công nghệ thông tin

- Theo lĩnh vực kĩ thuật:

+ Công  nghệ cơ khí

+ Công nghệ điện

+ Công nghệ xây dựng

+ Công nghệ vận tải

- Theo đối tượng áp dụng:

+ Công nghệ ô tô

+ Công nghệ vật liệu

+ Công nghệ nano

+ Công nghệ trồng cây trong nhà kính

Hoạt động 2.4: Tìm hiểu về mối liên hệ giữa khoa học, kĩ thuật, công nghệ (10 phút)

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho học sinh quan sát Hình 1.5 SGK và đặt câu hỏi về mối liên hệ giữa khoa học, kĩ thuật, công nghệ.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Các nhóm thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 5 phút.

+ GV quan sát, hỗ trợ khi cần.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

4. Mối quan hệ giữa khoa học, kĩ thuật, công nghệ

- Khoa học là cơ sở của kĩ thuật, kĩ thuật thức đẩy sự phát triển khoa học:

+ Khoa học là tri thức về sự vật hiện tượng, các quy luật của thế giới tự nhiên.

+ Kĩ thuật dựa trên tri thức khoa học để giải quyết vấn đề thực tiễn.

- Kĩ thuật tạo ra công nghệ mới, dựa trên công nghệ hiện có:

+ Kĩ thuật giải quyết vấn đề thực tiễn dựa trên tri thức khoa học. Kết quả là tạo ra hay cải tiến ản phẩm.

+ Công nghệ là cơ sở quan trọng của kĩ thuật để giải quyết vấn đề thực tiễn.

- Công nghệ thúc đẩy khoa học, khoa học là cơ sở để phát triển công nghệ: thông qua các công nghệ, thiết bị đo lường, phân tích trong quá trình khám phá thế giới tự nhiên.

* Giao bài về nhà (2 phút)

Học bài và chuẩn bị phần tiếp theo.

Tiết 2: Công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội

1.Ổn định lớp (2 phút)

2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)

Câu 1. Trình bày khái niệm về khoa học, kĩ thuật, công nghệ?

Câu 2. Trình bày mối liên hệ giữa khoa học, kĩ thuật, công nghệ?

3. Tiến trình

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (tiếp)

Hoạt động 2.5: Tìm hiểu về công nghệ với tự nhiên  (10 phút)

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS quan sát Hình 1.6 SGK và trả lời câu hỏi:

Quan sát Hình 1.6 hãy cho biết mối quan hệ giữa công nghệ với tự nhiên?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh nghiên cứu nội dung SGK, trao đổi cặp đôi để hoàn thành câu hỏi trong 5 phút.

+ Giáo viên theo dõi, hỗ trợ khi cần.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Học sinh trình bày kết quả.

+ Học sinh khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

 1. Công nghệ với tự nhiên

- Khám phá tự nhiên tốt hơn, đạt thành tựu cao hơn.

- Xử lí môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu.

- Khai thác nhưng cũng làm cạn kiệt tài nguyên.

Hoạt động 2.6: Tìm hiểu về công nghệ với con người  (10 phút)

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS quan sát Hình 1.7 SGK và trả lời câu hỏi:

Quan sát Hình 1.7 hãy cho biết mối quan hệ giữa công nghệ với con người?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + Học sinh nghiên cứu nội dung SGK, trao đổi cặp đôi để hoàn thành câu hỏi trong 5 phút.

+ Giáo viên theo dõi, hỗ trợ khi cần.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Học sinh trình bày kết quả.

+ Học sinh khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

2. Công nghệ với con  người

- Tiện nghi, đáp ứng nhu cầu và thay đổi cuộc sống.

- Tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả hoạt động

- Đẩy con người đối mặt với tình trạng thất nghiệp

Hoạt động 2.7: Tìm hiểu về công nghệ với xã hội  (10 phút)

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS quan sát Hình 1.8 SGK và trả lời câu hỏi:

Quan sát Hình 1.8 hãy cho biết mối quan hệ giữa công nghệ với xã hội?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh nghiên cứu nội dung SGK, trao đổi cặp đôi để hoàn thành câu hỏi trong 5 phút.

+ Giáo viên theo dõi, hỗ trợ khi cần.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Học sinh trình bày kết quả.

+ Học sinh khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

3. Công nghệ với xã hội

- Thúc đẩy kinh tế, xã hội, quản lí xã hội

- Sự lệ thuộc vào công nghệ.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (5 phút)

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho học sinh trả lời câu hỏi phần luyện tập trang 10 SGK.

Câu hỏi: Lấy các ví dụ cụ thể về tác động tích cực, tiêu cực của công nghệ đối với tự nhiên, con người và xã hội trong phạm vi gia đình, cộng đồng nơi em đang sinh sống?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS trao đổi cặp đôi hoàn thiện bài tập.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ GV gọi một số học sinh lên chữa bài.

+ Các cặp đôi khác theo dõi, nhận xét và bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.

- Ví dụ về tác động tích cực: mọi người có thể mua sắm online tiện lợi mà không cần phải mất công đến tận cửa hàng, xe công nghệ giúp người dân dễ dàng di chuyển mà không cần xe riêng, camera lắp đặt tại các khu phố giúp theo dõi an ninh, đảm bảo an toàn trật tự...

- Ví dụ về tác động tiêu cực: mạng xã hội đã và đang trở thành công cụ hàng đầu để các thế lực thù địch lợi dụng tiến hành phá hoại tư tưởng; ngày càng có nhiều người phụ thuộc vào điện thoại, quan tâm đến thế giới "ảo" hơn là các mỗi quan hệ thực;...

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG TÌM TÒI, GIAO BÀI VỀ NHÀ (3 phút)

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu học sinh thực hiện nhiệm vụ phần Vận dụng trang 10 SGK

Câu hỏi: Hãy liệt kê một số công nghệ, sản phẩm công nghệ sử dụng trong gia đình em; đánh giá về tác động của công nghệ, sản phẩm công nghệ đó với cuộc sống của em và gia đình.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân thực hiện yêu cầu của giáo viên.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Học sinh lên bảng vào tiết học sau.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét về tiết học và rút kinh nghiệm.

IV.  TỔ TRƯỞNG XÁC NHẬN QUY CÁCH VÀ THỜI GIAN SOẠN KHBD THEO YÊU CẦU

Trường: ............................               Họ và tên giáo viên:.........................

Tổ:....................................

Ngày soạn: ...................

Ngày dạy:.....................Lớp: ...............

BÀI 2. HỆ THỐNG KĨ THUẬT

Số tiết: 2 (tiết 3 + 4)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Trình bày được khái niệm, cấu trúc của hệ thống kĩ thuật.

2. Phát triển phẩm chất và năng lực

2.1 Phẩm chất

- Chăm chỉ: chăm học, ham học, có tinh thần tự học.

- Trách nhiệm: phối hợp với các thành viên trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ của giáo viên.

2.2 Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: Tham khảo SGK và các tài liệu liên quan để thực hiện yêu cầu của giáo viên.

- Giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm  trao đổi, tranh luận để tìm hiểu bài học.

2.3 Năng lực công nghệ

- Giao tiếp công nghệ: HS báo cáo kết quả học tập trước lớp.

- Đánh giá công nghệ: xác định được cấu trúc của hệ thống kĩ thuật của thiết bị trong gia đình.

- Thiết kế kĩ thuật: phân tích được cấu trúc của hệ thống kĩ thuật.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

1. Thiết bị

- Máy tính.

- Dụng cụ học tập: bút chì, tẩy, thước các loại.

2. Học liệu

- Sách giáo khoa, sách giáo viên và tài liệu liên quan.

- Phiếu học tập.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

Sử dụng phương pháp hoạt động nhóm, giảng giải, đàm thoại

VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Tiết 3: Khái niệm về hệ thống kĩ thuật

1. Ổn định lớp (2 phút)

2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)

Câu hỏi: Trình bày mối quan hệ giữa công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội?

3. Tiến trình

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG) (7 phút)

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi dẫn nhập ở đầu bài: Quan sát Hình 2.1 và cho biết nguyên lí làm việc của mạch điều khiển tự động bật/ tắt đèn theo ánh sáng môi trường?

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát hình 2.1 SGK theo yêu cầu của GV và suy nghĩ câu trả lời.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi HS trả lời câu hỏi.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về hệ thống kĩ thuật  (27 phút)

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho học sinh hoạt động với hộp chức năng Khám phá và Kết nối năng lực ở trang 11 SGK.

+ Quan sát Hình 2.và cho biết đầu vào, đầu ra và bộ phận xử lí trong hệ thống kĩ thuật cảnh báo cháy là những thiết bị nào. Để hệ thống cảnh báo cháy hoạt động có cần tất cả tín hiệu đầu vào hay không?

+ Tìm hiểu trên internet hoặc nơi em sống, … và kể tên các thiết bị đầu vào, đầu ra khác của hệ thống cảnh báo cháy?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh nghiên cứu nội dung SGK, trao đổi cặp đôi để hoàn thành câu hỏi trong 5 phút.

+ Giáo viên theo dõi, hỗ trợ khi cần.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Học sinh trình bày kết quả.

+ Học sinh khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

 I. Khái niệm về hệ thống kĩ thuật

Là hệ thống gồm các phần tử đầu vào, đầu ra và bộ phận xử lí có thể liên hệ với nhau để thực hiện nhiệm vụ cụ thể.

Giáo án môn Công nghệ lớp 10 bộ Kết nối tri thức cả năm (ảnh 1)

* Giao bài về nhà (4 phút)

Học bài và chuẩn bị phần tiếp theo.

Tiết 4: Cấu trúc của một hệ thống kĩ thuật

1. Ổn định lớp (2 phút)

2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)

Câu hỏi: Trình bày khái niệm về hệ thống kĩ thuật?

3. Tiến trình

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (tiếp)

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về cấu trúc của một hệ thống kĩ thuật  (13 phút)

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu các nhóm tham khảo SGK và thực hiện nhiệm vụ:

Nhóm 1: Tìm hiểu về cấu trúc của một hệ thống kĩ thuật?

Nhóm 2: Phân tích cấu trúc của hệ thống kĩ thuật ở Hình 2.3?

Nhóm 3: Quan sát Hình 2.4 SGK và cho biết sự khác nhau giữa hệ thống kĩ thuật mạch kín và hệ thống kĩ thuật mạch hở?

Quan sát Hình 1.6 hãy cho biết mối quan hệ giữa công nghệ với tự nhiên?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh nghiên cứu nội dung SGK, trao đổi nhóm để hoàn thành câu hỏi trong 5 phút.

+ Giáo viên theo dõi, hỗ trợ khi cần.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Học sinh trình bày kết quả.

+ Học sinh khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

 II. Cấu trúc của một hệ thống kĩ thuật

* Gồm ba thành phần:

- Đầu vào:

+ Vật liệu

+ Năng lượng

+ Thông tin cần xử lí

- Đầu ra:

+ Năng lượng

+ Thông tin đã xử lí

- Bộ phận xử lí:

+ Biến đổi

+ Vận chuyển

+ Lưu trữ

+ Năng lượng

+ Thông tin

* Gồm hai loại:

+ Hệ thống kĩ thuật mạch hở

+ Hệ thống kĩ thuật mạch kín

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (20 phút)

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho học sinh trả lời câu hỏi phần luyện tập trang 13 SGK

+ Quan sát Hình 2.5 xác định đầu vào, đầu ra của một máy tăng âm?

+ Quan sát Hình 2.6 xác định đầu vào, đầu ra của bàn là?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS trao đổi cặp đôi hoàn thiện bài tập.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ GV gọi một số học sinh lên chữa bài.

+ Các cặp đôi khác theo dõi, nhận xét và bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.

- Máy tăng âm:

+ Đầu vào: Tín hiệu âm

+ Đầu ra: Âm lượng của loa

- Máy xay sinh tố:

+ Đầu vào: Điện năng, mức điều chỉnh nhiệt độ

+ Đầu ra: Nhiệt

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG TÌM TÒI, GIAO BÀI VỀ NHÀ (5 phút)

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu học sinh thực hiện nhiệm vụ phần Vận dụng trang 13 SGK

Nghiên cứu, xây dựng cấu trúc hệ thống kĩ thuật của (1) máy xay sinh tố; (2) máy điều hòa nhiệt độ trong gia đình. Trong hai hệ thống đó, hệ thống nào là mạch kín?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân thực hiện yêu cầu của giáo viên.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Học sinh lên bảng vào tiết học sau.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét về tiết học và rút kinh nghiệm.

IV.  TỔ TRƯỞNG XÁC NHẬN QUY CÁCH VÀ THỜI GIAN SOẠN KHBD THEO YÊU CẦU

Trường: ............................                   Họ và tên giáo viên: .....................

Tổ: ...................................

Ngày soạn: ....................

Ngày dạy: .....................Lớp:....................

BÀI 3. CÔNG NGHỆ PHỔ BIẾN

Số tiết: 5 (tiết 5 + 6 + 7 + 8 + 9)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Kể được một số công nghệ phổ biến

- Tóm tắt được nội dung cơ bản của một số công nghệ phổ biến

2. Phát triển phẩm chất và năng lực

2.1 Phẩm chất

- Chăm chỉ: chăm học, ham học, có tinh thần tự học.

- Trách nhiệm: phối hợp với các thành viên trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ của giáo viên.

2.2 Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: tham khảo SGK và các tài liệu liên quan để thực hiện yêu cầu của giáo viên.

- Giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm  trao đổi, tranh luận để tìm hiểu bài học.

2.3 Năng lực công nghệ

- Giao tiếp công nghệ: HS báo cáo kết quả học tập trước lớp.

- Đánh giá công nghệ: phân tích được sự phát triển của công nghệ phổ biến hiện nay.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

1. Thiết bị

- Máy tính.

- Dụng cụ học tập: bút chì, tẩy, thước các loại.

2. Học liệu

- Sách giáo khoa, sách giáo viên và tài liệu liên quan.

- Phiếu học tập.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

Sử dụng phương pháp hoạt động nhóm, giảng giải, đàm thoại

VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Tiết 5: Công nghệ trong lĩnh vực luyện kim, cơ khí (tiết 1)

1.Ổn định lớp (2 phút)

2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)

Câu hỏi: Trình bày cấu trúc của một hệ thống kĩ thuật?

3. Tiến trình

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG) (5 phút)

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi dẫn nhập ở đầu bài: Quan sát và cho biết Hình 3.1 mô tả công nghệ nào. Hãy liệt kê các sản phẩm của công nghệ đó, kể tên một số công nghệ khác mà em biết.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát hình 3.1 SGK theo yêu cầu của GV và suy nghĩ câu trả lời.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

Hình 3.1 SGK mô tả công nghệ hàn, sản phẩm của công nghệ hàn rất đa dạng như khung nhà xưởng, cầu, vật dụng gia đình, … một số công nghệ khác như: công nghệ đúc, công nghệ gia công cắt gọt, công nghệ điện – quang, … Vậy, các công nghệ này là gì và được ứng dụng ở đâu thì bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về công nghệ luyện kim  (10 phút)

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho học sinh tham khảo SGK và hoàn thiện phiếu học tập sau:

+ Khái niệm công nghệ luyện kim?

+ Quan sát Hình 3.2 và cho biết nhiệt độ cần thiết của lò cao để luyện gang – thép bằng bao nhiêu?

+ Sản phẩm của công nghệ luyện kim?

+ Phân loại công nghệ luyện kim?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + Học sinh nghiên cứu nội dung SGK, trao đổi cặp đôi để hoàn thành câu hỏi trong 5 phút.

+ Giáo viên theo dõi, hỗ trợ khi cần.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Học sinh trình bày kết quả.

+ Học sinh khác nhận xét, bổ sung: giới thiệu về kĩ sư luyện kim thông qua hộp chức năng Kết nối nghề nghiệp ở trang 15 SGK.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

 I. Công nghệ trong lĩnh vực luyện kim, cơ khí

1. Công nghệ luyện kim

- Là công nghệ điều chế kim loại, hợp kim để dùng trong cuộc sống từ các loại quặng hoặc từ các nguyên liệu khác.

- Sản phẩm:

+ Kim loại đen

+ Kim loại màu

- Phân loại:

+ Công nghệ luyện kim đen

+ Công nghệ luyện kim màu

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về công nghệ đúc (10 phút)

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:GV yêu cầu HS tìm hiểu SGK, trao đổi với bạn cùng bàn để hoàn thành phiếu học tập:

+ Khái niệm công nghệ đúc?

+ Sản phẩm của công nghệ đúc?

+ Phân loại công nghệ đúc?

+ Quan sát Hình 3.3 và cho biết công nghệ đúc sử dụng trong các hình a, b thuộc loại nào. Hãy mô tả nguyên lí đúc của mỗi công nghệ đó.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + Các cá nhân trao đổi với bạn cùng bàn thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 5 phút.

+ GV quan sát, hỗ trợ khi cần.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ GV yêu cầu đại diện các bàn báo cáo kết quả.

+ Các bàn khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

2. Công nghệ đúc

- Là công nghệ chế tạo sản phẩm kim loại bằng phương pháp nấu kim loại thành trạng thái lỏng, sau đó rót vào khuôn có hình dạng và kích thước như sản phẩm. Sản phẩm thu được có hình dạng và kích thước phù hợp với yêu cầu.

- Sản phẩm:

+ Chi tiết đúc

+ Phôi đúc

- Phân loại:

+ Đúc trong khuôn cát

+ Đúc trong khuôn kim loại

+ Đúc li tâm

+ Đúc áp lực

+ Đúc khuôn mẫu nóng chảy

Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về công nghệ gia công cắt gọt (10 phút)

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:GV yêu cầu HS tìm hiểu SGK, trao đổi với bạn cùng bàn để hoàn thành phiếu học tập:

+ Khái niệm công nghệ gia công cắt gọt?

+ Sản phẩm của công nghệ gia công cắt gọt?

+ Phân loại công nghệ gia công cắt gọt?

+ Quan sát và cho biết  Hình 3.4 mô tả công nghệ gia công cắt gọt nào?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Các cá nhân trao đổi với bạn cùng bàn thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 5 phút.

+ GV quan sát, hỗ trợ khi cần.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ GV yêu cầu đại diện các bàn báo cáo kết quả.

+ Các bàn khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

3. Công nghệ gia công cắt gọt

- Là công nghệ thực hiện việc lấy đi một phần kim loại của phôi dưới dạng phoi nhờ các dụng cụ cắt và máy cắt kim loại để tạo ra chi tiết có hình dạng, kích thước theo yêu cầu.

- Sản phẩm: các chi tiết máy

- Gồm:

+ Tiện

+ Phay

+ Bào

+ Mài,…

* Giao bài về nhà (3 phút)

Học bài và chuẩn bị phần tiếp theo.

Tiết 6: Công nghệ trong lĩnh vực luyện kim, cơ khí (tiết 2)

1. Ổn định lớp (2 phút)

2. Kiểm tra bài cũ (6 phút)

Câu 1. Trình bày hiểu biết của em về công nghệ luyện kim?

Câu 2. Trình bày hiểu biết của em về công nghệ đúc?

3. Tiến trình

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2.4: Tìm hiểu về công nghệ gia công áp lực (17 phút)

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:GV yêu cầu HS tìm hiểu SGK, trao đổi với bạn cùng bàn để hoàn thành phiếu học tập:

+ Khái niệm công nghệ gia công áp lực?

+ Sản phẩm của công nghệ gia công áp lực?

+ Phân loại công nghệ gia công áp lực?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Các cá nhân trao đổi với bạn cùng bàn thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 5 phút.

+ GV quan sát, hỗ trợ khi cần.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ GV yêu cầu đại diện các bàn báo cáo kết quả.

+ Các bàn khác nhận xét, bổ sung: giới thiệu về nghề cán, kéo kim loại thông qua hộp chức năng Kết nối nghề nghiệp trang 17 SGK.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

4. Công nghệ gia công áp lực

- Là công nghệ dựa vào tính dẻo của kim loại, dùng ngoại lực của thiết bị làm cho kim loại biến dạng theo hình dáng yêu cầu.

- Sản phẩm: chế tạo phôi

- Gồm:

+ Cán

+ Kéo

+ Rèn

+ Dập

Hoạt động 2.5: Tìm hiểu về công nghệ hàn (17 phút)

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:GV yêu cầu HS tìm hiểu SGK, trao đổi với bạn cùng bàn để hoàn thành phiếu học tập:

+ Khái niệm công nghệ hàn?

+ Sản phẩm của công nghệ hàn?

+ Phân loại công nghệ hàn?

+ Quan sát và cho biết trên  Hình 3.6 mô tả công nghệ hàn nào?

+ Sử dụng internet hoặc qua sách, báo, … tìm hiểu về các loại máy hàn MAG  đang được sử dụng rộng rãi hiện nay?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Các cá nhân trao đổi với bạn cùng bàn thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 5 phút.

+ GV quan sát, hỗ trợ khi cần.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ GV yêu cầu đại diện các bàn báo cáo kết quả.

+ Các bàn khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

5. Công nghệ hàn

- Là nối các chi tiết bằng kim loại với nhau thành một khối không thể tháo rời dduwwocj bằng cách nung nóng chỗ nối đến trạng thái hàn. Sau đó kim loại lỏng hóa rắn hoặc kim loại dẻo hoắ rắn thông qua lực ép.

- Sản phẩm: đồ gia dụng, xây dựng, sản phẩm mĩ thuật.

- Gồm:

+ Hàn nóng chảy

+ Hàn áp lực

* Giao bài về nhà (3 phút)

Học bài và chuẩn bị phần tiếp theo.

Tiết 7: Công nghệ trong lĩnh vực điện, điện tử (tiết 1)

1. Ổn định lớp (2 phút)

2. Kiểm tra bài cũ (6 phút)

Câu 1. Trình bày hiểu biết của em về công nghệ gia công áp lực?

Câu 2. Trình bày hiểu biết của em về công nghệ hàn?

3. Tiến trình

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2.6: Tìm hiểu về công nghệ sản xuất điện năng (17 phút)

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK, trao đổi nhóm hoàn thành phiếu học tập sau:

+ Nhóm 1 : Tìm hiểu về khái niệm công nghệ sản xuất điện năng

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về phân loại công nghệ sản xuất điện năng

+ Nhóm 3: Quan sát Hình 3.8 hãy mô tả nguyên lí hoạt động của nhà máy thủy điện?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + Các nhóm thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 5 phút.

+ GV quan sát, hỗ trợ khi cần.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

 + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

 + Các nhóm khác nhận xét, bổ sung về

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

II. Công nghệ trong lĩnh vực điện – điện tử

1. Công nghệ sản xuất điện năng

 - Là công nghệ biến đổi các năng lượng khác thành điện năng.

- Phân loại:

+ Năng lượng nước

+ Năng lượng nguyên tử

+ Năng lượng gió

+ Năng lượng mặt trời

+ Năng lượng nhiệt

Hoạt động 2.7: Tìm hiểu về công nghệ điện - quang (17 phút)

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK, trao đổi nhóm hoàn thành phiếu học tập sau:

+ Nhóm 1 : Tìm hiểu về khái niệm công nghệ điện – quang?

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về sản phẩm và phân loại công nghệ điện – quang?

+ Nhóm 3: Quan sát Hình 3.9 và sắp xếp lại mốc thời gian tương ứng đánh dấu sự phát triển của công nghệ điện – quang. Hãy gọi tên từng loại bóng đèn có trong hình?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + Các nhóm thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 5 phút.

+ GV quan sát, hỗ trợ khi cần.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

2. Công nghệ điện – quang

- Là công nghệ biến đổi điện năng thành quang năng

- Gồm:

+ Đèn sợi đốt

+ Đèn phóng điện

+ Đèn LED

* Giao bài về nhà (3 phút)

Học bài và chuẩn bị phần tiếp theo. 

Tiết 8: Công nghệ trong lĩnh vực điện, điện tử (tiết 2)

1.Ổn định lớp (2 phút)

2. Kiểm tra bài cũ (6 phút)

Câu 1. Trình bày về công nghệ sản xuất điện năng?

Câu 2. Trình bày về công nghệ điện – quang?

3. Tiến trình

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (tiếp)

Hoạt động 2.8: Tìm hiểu về công nghệ điện - cơ  (17 phút)

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK, trao đổi nhóm hoàn thành phiếu học tập sau:

+ Nhóm 1 : Tìm hiểu về khái niệm công nghệ điện – cơ?

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về sản phẩm và phân loại công nghệ điện – cơ?

+ Nhóm 3: Quan sát Hình 3.10 và cho biết mỗi sản phẩm sử dụng công nghệ điện – cơ trong các hình a, b, c, d thuộc loại điện – cơ dạng quay hay dạng tịnh tiến.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + Học sinh nghiên cứu nội dung SGK, trao đổi cặp đôi để hoàn thành câu hỏi trong 5 phút.

+ Giáo viên theo dõi, hỗ trợ khi cần.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Học sinh trình bày kết quả.

+ Học sinh khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

 3. Công nghệ điện - cơ

- Là công nghệ biến đổi năng lượng điện sang cơ năng.

- Gồm:

+ Công nghệ biến đổi năng lượng điện – cơ ở dạng quay: ứng dụng là động cơ điện.

+ Công nghệ biến đổi năng lượng điện – cơ ở dạng tính tiến: ứng dụng là van điện tử, relay điện.

Hoạt động 2.9: Tìm hiểu về công nghệ điều khiển và tự động hóa  (17 phút)

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK, trao đổi nhóm hoàn thành phiếu học tập sau:

+ Nhóm 1 : Tìm hiểu về khái niệm công nghệ điều khiển và tự động hóa?

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về sản phẩm của công nghệ điều khiển và tự động hóa?

+ Nhóm 3: Em hãy mô tả thao tác tự động hóa trong Hình 3.11?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh nghiên cứu nội dung SGK, trao đổi cặp đôi để hoàn thành câu hỏi trong 5 phút.

+ Giáo viên theo dõi, hỗ trợ khi cần.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Học sinh trình bày kết quả.

+ Học sinh khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

 4. Công nghệ điều khiển và tự động hóa

- Là công nghệ thiết kế, xây dựng, vận hành các hệ thống điều khiển nhằm mục đích tự động các quá trình sản xuất tại các nhà máy, xí nghiệp.

- Sản phẩm: dây chuyền sản xuất tự động trong công nghiệp.

- Vai trò:

+ Tăng năng suất

+ Giảm nhân công, thời gian và chi phí

* Giao bài về nhà (3 phút)

Học bài và chuẩn bị phần tiếp theo.

Tiết 9: Công nghệ trong lĩnh vực điện, điện tử (tiết 3)

1. Ổn định lớp (2 phút)

2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)

Câu 1. Trình bày về công nghệ điện - cơ?

Câu 2. Trình bày về công nghệ điều khiển và tự động hóa?

3. Tiến trình

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (tiếp)

Hoạt động 2.10: Tìm hiểu về công nghệ truyền thông không dây  (13 phút)

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK, trao đổi nhóm hoàn thành phiếu học tập sau:

+ Nhóm 1 : Tìm hiểu về khái niệm công nghệ truyền thông không dây?

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về phân loại công nghệ truyền thông không dây?

+ Nhóm 3: Quan sát Hình 3.12 và cho biết các thiết bị điện tử nào thường sử dụng mạng truyền thông không dây?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh nghiên cứu nội dung SGK, trao đổi cặp đôi để hoàn thành câu hỏi trong 5 phút.

+ Giáo viên theo dõi, hỗ trợ khi cần.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Học sinh trình bày kết quả.

+ Học sinh khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

 5. Công nghệ truyền thông không dây

- Là công nghệ cho phép truyền tải thông tin qua một khoảng cách mà không cần dây dẫn làm môi trường truyền.

- Gồm:

+ Công nghệ Wi-Fi

+ Công nghệ Bluetooth

+ Công nghệ mạng di động

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (20 phút)

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho học sinh trả lời câu hỏi phần luyện tập trang 18 SGK

Quan sát và cho biết có thể sử dụng những công nghệ nào trong lĩnh vực cơ khí để chế tạo sản phẩm như trong Hình 3.7?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS trao đổi cặp đôi hoàn thiện bài tập.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ GV gọi một số học sinh lên chữa bài.

+ Các cặp đôi khác theo dõi, nhận xét và bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.

- Hình 3.7 a sử dụng công nghệ đúc

- Hình 3.7 b sử dụng công nghệ hàn và công nghệ gia công áp lực.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG TÌM TÒI, GIAO BÀI VỀ NHÀ (5 phút)

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu học sinh thực hiện nhiệm vụ phần Vận dụng trang 22 SGK

+ Quan sát và kể tên các thiết bị trong gia didnhf em có sử dụng các công nghệ được nêu tỏng bài học này.

+ Kể tên các công nghệ phổ biến khác mà em biết.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân thực hiện yêu cầu của giáo viên.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Học sinh lên bảng vào tiết học sau.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét về tiết học và rút kinh nghiệm.

IV.  TỔ TRƯỞNG XÁC NHẬN QUY CÁCH VÀ THỜI GIAN SOẠN KHBD THEO YÊU CẦU

Tài liệu có 28 trang. Để xem toàn bộ tài liệu vui lòng tải xuống. 

1 681 lượt xem
Tải về