Giải Sinh học 12 Bài 13 (Chân trời sáng tạo): Di truyền quần thể

Với giải bài tập Sinh học 12 Bài 13: Di truyền quần thể sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Sinh học 12 Bài 13.

1 474 06/04/2024


Giải Sinh học 12 Bài 13: Di truyền quần thể

Câu hỏi 1 trang 86 Sinh học 12: Có ba tập hợp cá thể sau:

- Một đàn bò rừng Vườn quốc gia Cát Tiên.

- Những con gà được người bán mang đến phiên chợ.

- Những cây cỏ trong vườn.

a) Tập hợp nào là quần thể?

b) Trình bày những căn cứ để xác định một tập hợp cá thể được gọi là quần thể.

Lời giải:

a) Một đàn bò rừng Vườn quốc gia Cát Tiên được gọi là 1 quần thể.

b) Những căn cứ để xác định một tập hợp cá thể được gọi là quần thể:

- Cùng loài.

- Cùng sống trong 1 không gian, thời gian.

- Có khả năng giao phối tạo con lai hữu thụ.

Câu hỏi 2 trang 87 Sinh học 12: Trong quần thể ngẫu phối, nếu cho các cá thể tự thụ phấn hoặc giao phối gần liên tục qua nhiều thế hệ thì tần số allele có thay đổi không? Hãy giải thích.

Lời giải:

- Trong quần thể ngẫu phối, nếu cho các cá thể tự thụ phấn hoặc giao phối gần liên tục qua nhiều thế hệ thì tần số allele không thay đổi không.

- Giải thích: Trong quần thể ngẫu phối, nếu cho các cá thể tự thụ phấn hoặc giao phối gần liên tục qua nhiều thế hệ, lúc đó tần số allele của quần thể gần như không thay đổi theo định luật cân bằng Hardy-Weinberg.

Câu hỏi 5 trang 88 Sinh học 12: Ở ngô, bộ nhiễm sắc thể 2n = 20. Nếu trên mỗi cặp nhiễm sắc thể chỉ xét một cặp gene, mỗi gene có hai allele. Hãy nhận xét về số loại kiểu gene có thể có trong quần thể ngẫu phối.

Lời giải:

Số loại kiểu gene được tính bằng tích số loại kiểu gen của từng cặp gen, vậy với 2n = 20 thì ngô có khoảng 3486784401 loại kiểu gene, một số lượng khổng lồ.

Luyện tập trang 90 Sinh học 12: Bệnh phenylketonuria do một rối loạn chuyển hoá amino acid phenylalanine trong cơ thể ở người đồng hợp tử về allele lặn trên nhiễm sắc thể thường, những người có kiểu gene đồng hợp trội hoặc dị hợp không biểu hiện bệnh. Ở Anh, tần số người bị bệnh phenylketonuria là 1/10000. Hãy xác định:

- Tần số allele lặn trong quần thể.

- Tần số những người bình thường không mang allele lǎn.

- Tần số những người bình thường có mang allele lặn.

Lời giải:

Áp dụng định luật cân bằng Hardy - Weinberg, ta có công thức:

p2 + 2pq + q2 = 1

Trong đó: p là tần số allele A

q là tần số allele a

p2 là tần số kiểu gene AA

2pq là tần số kiểu gene Aa

q2 là tần số kiểu gene aa

Theo đề bài, ta có: q2 = 1/10000

Suy ra, q = 0,01

Suy ra, p = 1 - q = 1 - 0,01 = 0,99

Vậy:

- Tần số allele lặn trong quần thể: q = 0,01

- Tần số những người bình thường không mang allele lặn:

2pq = 0,99 x 0,01 = 0,0198

- Tần số những người bình thường có mang allele lặn: p2 = 0,992 = 0,9801

Xem thêm các bài giải SGK Sinh học 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Ôn tập Chương 1 trang 68

Bài 10: Mối quan hệ giữa kiểu gene – kiểu hình – môi trường

Bài 11: Thực hành: Thí nghiệm về thường biển ở cây trồng

Bài 12: Thành tựu chọn, tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính

Ôn tập Chương 2 trang 84

1 474 06/04/2024


Xem thêm các chương trình khác: