Giải Lịch sử 12 Bài 5 (Kết nối tri thức): Cộng đồng ASEAN: Từ ý tưởng đến hiện thực

Với giải bài tập Lịch sử 12 Bài 5: Cộng đồng ASEAN: Từ ý tưởng đến hiện thực sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch sử 12 Bài 5.

1 712 09/04/2024


Giải Lịch sử 12 Bài 5: Cộng đồng ASEAN: Từ ý tưởng đến hiện thực

Mở đầu trang 25 Lịch Sử 12: Tem “Chào mừng Cộng đồng ASEAN” do các hoạ sĩ Việt Nam thiết kế, được phát hành đồng thời tại Việt Nam và các nước ASEAN vào năm 2015. Tem mang thông điệp: “Một Tầm nhìn, một Bản sắc, một Cộng đồng”. Vì sao tất cả các nước thành viên đều chào mừng Cộng đồng ASEAN? Cộng đồng ASEAN được hình thành như thế nào? Hãy chia sẻ những điều em biết về Cộng đồng ASEAN.

Tem Chào mừng Cộng đồng ASEAN do các hoạ sĩ Việt Nam thiết kế được phát hành

Lời giải:

- Tất cả các nước thành viên đều chào mừng Cộng đồng ASEAN, vì: khi Cộng đồng ASEAN được thành lập, mức độ hợp tác, liên kết giữa các nước thành viên sẽ sâu rộng hơn

- Quá trình thành lập Cộng đồng ASEAN:

+ Ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN đã khởi nguồn từ khi ASEAN thành lập (1976)

+ Năm 1997, ASEAN chính thức khẳng định ý tưởng thành lập Cộng đồng ASEAN tại Hội nghị cấp cao ASEAN không chính thức được tổ chức tại Ma-lai-xi-a.

+ Ngày 22-11-2015, các nhà lãnh đạo ASEAN đã kí Tuyên bố Cu-a-la Lăm-pơ chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN kể từ ngày 31-12-2015.

1. Ý tưởng, mục tiêu và kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN

Câu hỏi trang 26 Lịch Sử 12: Khai thác thông tin và Tư liệu 1 trong mục, hãy nêu những nét chính về ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN.

Khai thác thông tin và Tư liệu 1 trong mục hãy nêu những nét chính

Lời giải:

- Ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN đã khởi nguồn từ khi ASEAN thành lập. Tuyên bố Băng Cốc (1967) đã nêu ra mục tiêu xây dựng một cộng đồng thịnh vượng và hoà bình ở Đông Nam Á.

- Sau 30 năm phát triển và mở rộng, ASEAN chính thức khẳng định ý tưởng thành lập Cộng đồng ASEAN tại Hội nghị cấp cao ASEAN không chính thức được tổ chức tại Ma-lai-xi-a (1997). Các nước thành viên thông qua văn kiện Tầm nhìn ASEAN 2020, nêu rõ việc xây dựng Cộng đồng ASEAN, định hướng cho sự phát triển trong tương lai của ASEAN.

- Với ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN, mục tiêu hợp tác về kinh tế, chính trị-an ninh, văn hoá-xã hội giữa các nước thành viên sẽ được phát triển lên một nấc thang mới, đáp ứng nguyện vọng của các quốc gia thành viên về một khu vực Đông Nam gắn kết, hữu nghị và hợp tác.

Câu hỏi trang 26 Lịch Sử 12: Khai thác thông tin và Tư liệu 2 trong mục, hãy nêu mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN.

Khai thác thông tin và Tư liệu 2 trong mục hãy nêu mục tiêu xây dựng

Lời giải:

- Mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN là đưa ASEAN trở thành một cộng đồng với ba trụ cột có mức độ liên kết sâu rộng hơn, ràng buộc hơn trên cơ sở pháp lí là Hiến chương ASEAN, đồng thời mở rộng hợp tác với bên ngoài.

Câu hỏi trang 27 Lịch Sử 12: Trình bày những nét chính về kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN.

Lời giải:

- Để thực hiện mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN, các nước thành viên đã thông qua kế hoạch triển khai cụ thể trên ba trụ cột: chính trị-an ninh, kinh tế văn hoá-xã hội.

+ Kế hoạch được nêu rõ trong văn bản “Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN (2009-2015), được thông qua tại Hội nghị cấp cao ASEAN 14 ở Thái Lan (2009), nhằm đưa ASEAN trở thành cộng đồng gắn kết hơn về kinh tế, chính trị-an ninh, có trách nhiệm về xã hội đối với người dân.

+ Về quan hệ đối ngoại, ASEAN tăng cường thực hiện các biện pháp mở rộng quan hệ hợp tác với bên ngoài, thông qua cơ chế hợp tác khu vực do ASEAN giữ vai trò chủ đạo.

- Sau sáu năm thực hiện, đến năm 2015, ASEAN đã hoàn thành về cơ bản việc triển khai các kế hoạch xây dựng cộng đồng. Trên cơ sở đó, ngày 22-11-2015, các nhà lãnh đạo ASEAN đã kí Tuyên bố Cu-a-la Lăm-pơ chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN kể từ ngày 31-12-2015.

2. Ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN

Câu hỏi trang 27 Lịch Sử 12: Khai thác thông tin và Tư liệu 3 trong mục, hãy trình bày nội dung chính của Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN.

Lời giải:

- Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN được xây dựng trên nền tảng những thành quả hợp tác chính trị-an ninh đã đạt được, nhằm mục tiêu tạo dựng môi trường hoà bình và an ninh ở khu vực, nâng hợp tác chính trị-an ninh lên một nấc thang mới cao hơn và chặt chẽ hơn, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của ASEAN.

Câu hỏi trang 28 Lịch Sử 12: Hãy trình bày nội dung chính của Cộng đồng Kinh tế ASEAN.

Lời giải:

- Cộng đồng Kinh tế ASEAN là sự tiếp nối các chương trình hợp tác kinh tế của ASEAN trước đây, được mở rộng hơn về phạm vi, mức độ hợp tác kinh tế, thương mại,...

- Nội dung chính của Cộng đồng Kinh tế ASEAN bao gồm:

+ Tạo ra một thị trường và cơ sở sản xuất chung, trong đó có sự lưu chuyển tự do của hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động có tay nghề;

+ Xây dựng khu vực kinh tế có sức cạnh tranh cao, năng động, phát triển đồng đều, hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu.

Câu hỏi trang 29 Lịch Sử 12: Khai thác thông tin và Tư liệu 4 trong mục, hãy trình bày nội dung chính của Cộng đồng Văn hoá-Xã hội ASEAN.

Khai thác thông tin và Tư liệu 4 trong mục hãy trình bày nội dung chính

Lời giải:

- Cộng đồng Văn hoá-Xã hội ASEAN là một khuôn khổ hợp tác chặt chẽ với các quy định và tiêu chuẩn chung để tạo sự hài hoà, bình đẳng và công bằng xã hội, nâng cao ý thức về cộng đồng và bản sắc chung ASEAN.

- Sáu nội dung chính của Cộng đồng Văn hoá-Xã hội ASEAN bao gồm:

+ Phát triển con người;

+ Phúc lợi và bảo hiểm xã hội;

+ Bình đẳng xã hội và các quyền;

+ Bảo đảm bền vững về môi trường;

+ Xây dựng sắc ASEAN;

+ Thu hẹp khoảng cách phát triển.

- Có nền tảng từ sự phát triển các giá trị văn hoá truyền thống lâu đời, Cộng đồng Văn hoá-Xã hội ASEAN là một trụ cột quan trọng, gắn kết và tạo thuận lợi cho việc xây dựng hai trụ cột Kinh tế và Chính trị-An ninh.

3. Cộng đồng ASEAN sau năm 2015

Câu hỏi trang 30 Lịch Sử 12: Nêu những thách thức và triển vọng của Cộng đồng ASEAN.

Lời giải:

Những thách thức của Cộng đồng ASEAN

- Thách thức trong nội khối:

+ Về chính trị: sự đa dạng về chế độ chính trị, tình hình chính trị ở một số nước còn phức tạp, còn tồn tại một số mẫu thuẫn trong quan hệ song phương...

+ Về kinh tế, sự chênh lệch về thu nhập, trình độ phát triển,... giữa các nước gây khó khăn trong hợp tác nội khối; sự tương đồng trong sản xuất một số ngành nghề cũng tạo ra sự cạnh tranh trong xuất khẩu,...

- Thách thức từ bên ngoài:

+ Cạnh tranh ảnh hưởng của các nước lớn đối với khu vực;

+ Diễn biến phức tạp của tình hình Biển Đông và tình hình quốc tế;

+ Biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh,...

- Để vượt qua những thách thức, các nước ASEAN đã và đang đẩy nhanh quá trình triển khai các kế hoạch đã đề ra vì lợi ích chung, lâu dài của cả cộng đồng.

Triển vọng của Cộng đồng ASEAN:

- ASEAN sẽ tiếp tục phát triển với mức độ liên kết, hợp tác ngày càng sâu rộng trên cả ba trụ cột, tiếp tục là một trong những khu vực phát triển năng động nhất trên thế giới.

- Về đối ngoại, ASEAN có quan hệ rộng mở với các đối tác bên ngoài, đồng thời có uy tín, vị thế ngày càng cao trong khu vực và trên thế giới.

Luyện tập và Vận dụng (trang 30)

Luyện tập 1 trang 30 Lịch Sử 12: Tóm tắt nét chính về ý tưởng, mục tiêu và kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN.

Lời giải:

♦ Ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN ASEAN

- Ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN đã khởi nguồn từ khi ASEAN thành lập (1967).

- Năm 1997, tại Hội nghị cấp cao ASEAN không chính thức được tổ chức tại Ma-lai-xi-a, các nước thành viên đã thông qua văn kiện Tầm nhìn ASEAN 2020, qua đó chính thức khẳng định ý tưởng thành lập Cộng đồng ASEAN.

♦ Mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN: đưa ASEAN trở thành một cộng đồng với ba trụ cột có mức độ liên kết sâu rộng hơn, ràng buộc hơn trên cơ sở pháp lí là Hiến chương ASEAN, đồng thời mở rộng hợp tác với bên ngoài.

♦ Kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN

- Để thực hiện mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN, các nước thành viên đã thông qua kế hoạch triển khai cụ thể trên ba trụ cột: chính trị-an ninh, kinh tế văn hoá-xã hội.

- Sau sáu năm thực hiện, đến năm 2015, ASEAN đã hoàn thành về cơ bản việc triển khai các kế hoạch xây dựng cộng đồng.

- Ngày 22-11-2015, các nhà lãnh đạo ASEAN đã kí Tuyên bố Cu-a-la Lăm-pơ chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN kể từ ngày 31-12-2015.

Luyện tập 2 trang 30 Lịch Sử 12: Lập bảng thống kê (theo gợi ý dưới đây vào vở) về nội dung ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN.

Cộng đồng

Chính trị-An ninh

Cộng đồng Kinh tế

Cộng đồng

Văn hoá-Xã hội

Lời giải:

Cộng đồng

Chính trị-An ninh

Cộng đồng Kinh tế

Cộng đồng

Văn hoá-Xã hội

- Được xây dựng trên nền tảng những thành quả hợp tác chính trị-an ninh đã đạt được.

- Mục tiêu: tạo dựng môi trường hoà bình và an ninh ở khu vực, nâng hợp tác chính trị-an ninh lên một nấc thang mới cao hơn và chặt chẽ hơn, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của ASEAN.

- Là sự tiếp nối và mở rộng các chương trình hợp tác kinh tế của ASEAN trước đây.

- Nội dung:

+ Tạo ra một thị trường và cơ sở sản xuất chung;

+ Xây dựng khu vực kinh tế có sức cạnh tranh cao, năng động, phát triển đồng đều, hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu.

- Là một khuôn khổ hợp tác chặt chẽ với các quy định và tiêu chuẩn chung để tạo sự hài hoà, bình đẳng và công bằng xã hội, nâng cao ý thức về cộng đồng và bản sắc chung ASEAN.

- Có vai trò gắn kết và tạo thuận lợi cho việc xây dựng hai trụ cột Kinh tế và Chính trị-An ninh.

Vận dụng trang 30 Lịch Sử 12: Sưu tầm tư liệu từ sách, báo, internet và vận dụng kiến thức đã học, hãy viết một bài giới thiệu ngắn về những hoạt động của em để góp phần xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh, phát triển.

Lời giải:

(*) Tham khảo: Một số hành động cụ thể mà em có thể làm để góp phần xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh, phát triển

+ Chăm chỉ, sáng tạo trong học tập và lao động sản xuất; có mục đích, động cơ học tập, làm việc và lý tưởng sống đúng đắn.

+ Quan tâm đến đời sống chính trị- xã hội của đất nước, khu vực dan và thế giới.

+ Thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; đồng thời vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện đúng các quy định của pháp luật.

+ Tìm hiểu về nền kinh tế và sự đa dạng văn hoá của các nước trong khu vực Đông Nam Á.

+ Phê phán, đấu tranh chống lại các hành vi mang tính kì thị, phân biệt, chia rẽ giữa các quốc gia, dân tộc.

+ Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong; lối sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội; biết đấu tranh chống các biểu hiện của lối sống lai căng, thực dụng, xa rời các giá trị văn hoá - đạo đức truyền thống của dân tộc.

+ Tích cực tham gia góp phần xây dựng quê hương bằng những việc làm thiết thực, phù hợp khả năng như: tham gia bảo vệ môi trường; phòng chống tệ nạn xã hội; tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, hoạt động thiện nguyện,…

+ Phê phán, đấu tranh với những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc.

1 712 09/04/2024


Xem thêm các chương trình khác: