Giải Địa lí 9 trang 115 Cánh diều

Với giải bài tập Địa lí 9 trang 115 trong Bài 4: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa lí 9 trang 115.

1 239 24/05/2024


Giải Địa lí 9 trang 115

Câu hỏi trang 115 Địa Lí 9: Đọc thông tin, hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp. Lấy ví dụ cụ thể.

Trả lời:

a) Các nhân tố tự nhiên:

- Địa hình, đất:

+ 3/4 diện tích là đồi núi, chủ yếu đồi núi thấp; đất fe-ra-lit; có các cao nguyên rộng lớn nhiều đồng cỏ => thuận lợi phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc.

+ Đồng bằng chiếm ¼ diện tích, đất phù sa => thuận lợi sản xuất lương thực, thực phẩm. Ví dụ: đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta đồng thời là vựa lúa lớn nhất cả nước.

- Khí hậu:

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa => phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, năng suất cao, nhiều cây trồng giá trị kinh tế lớn. Khí hậu phân hóa => đa dạng hóa cây trồng và sản phẩm nông nghiệp, hình thành các vùng chuyên canh với các điều kiện sinh thái nông nghiệp khác nhau. Ví dụ: các tỉnh vùng Đông Nam Bộ phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm như cao su, điều,…

+ Khí hậu diễn biến thất thường, nhiều thiên tai=> sản xuất bấp bênh. Ví dụ: những trận bão với mưa lớn nhiều ngày khiến lúa và các cây trồng khác bị ngập trong nước, thiệt hại mùa màng nghiêm trọng.

- Nguồn nước: mạng lưới sông, hồ dày đặc, nguồn nước ngầm khá dồi dào => thuận lợi tưới tiêu nước trong sản xuất, cung cấp phù sa cho đồng ruộng. Ví dụ: sông Hồng là nguồn cung cấp nước tưới và bồi đắp phù sa mỗi năm cho vùng đồng bằng sông Hồng.

- Sinh vật phong phú, nhiều giống cây trồng, vật nuôi tốt => phát triển ngành trồng trọt; nhiều đồng cỏ thuận lợi cho chăn nuôi gia súc lớn. Ví dụ: các giống cây trồng như chè, cà phê, sầu riêng, mãng cầu; các giống vật nuôi tốt như: lợn ỉ, gà đông tảo, ngựa bạch,…

b) Các nhân tố kinh tế - xã hội:

- Nguồn lao động đông (người trong độ tuổi lao động chiếm 67,6% tổng dân số), có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, trình độ lao động ngày càng được nâng cao => áp dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Ví dụ: hiện nay việc sản xuất nông nghiệp đã ứng dụng nhiều công nghệ như: máy cấy, máy gặt, máy sấy thóc, trồng rau thủy canh trong nhà kính,…

- Khoa học - công nghệ phát triển, tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi mới, nâng cao năng suất và chất lượng nông sản => đáp ứng nhu cầu thị trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên đất, nước,… bảo vệ môi trường. Ví dụ: phát triển các giống lúa mới cho năng suất cao, chịu hạn, chịu mặn và ít sâu bệnh.

- Cơ sở vật chất, kĩ thuật trong nông nghiệp ngày càng hoàn thiện, công nghiệp chế biến được đẩy mạnh => nâng cao năng suất, giá trị nông sản, phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung. Ví dụ: sản phẩm vải thiều nhờ công nghiệp chế biến đã trở thành mặt hàng xuất khẩu mang lại giá trị cao.

- Chính sách phát triển nông nghiệp như: chính sách đất đai, ứng dụng công nghệ, liên kết trong sản xuất, khuyến khích phát triển hợp tác => thúc đẩy sản xuất quy mô lớn, tăng cường liên kết và phát triển các chuỗi giá trị nông sản, thu hút vốn đầu tư. Ví dụ: hình thành các hợp tác xã nông nghiệp với những hoạt động như cung ứng hàng hóa, chế biến nông sản, tiếp thị và tiêu thụ nông sản,…

- Thị trường tiêu thụ

+ THị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; hình thành vùng sản xuất hàng hóa,…Ví dụ: mặt hàng nông sản của Việt Nam không chỉ phục vụ thị trường trong nước mà còn xuất khẩu đi nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.

+ Thị trường tiêu thụ có sự biến động làm ảnh hưởng đến sản xuất. Ví dụ: nông sản Việt Nam thường xuyên bị các thương lái Trung Quốc ép giá khiến nông dân được mùa nhưng mất giá.

Xem thêm các bài giải sách giáo khoa Địa lí 9 bộ sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giải Địa lí 9 trang 114

Giải Địa lí 9 trang 115

Giải Địa lí 9 trang 116

Giải Địa lí 9 trang 118

Giải Địa lí 9 trang 119

Giải Địa lí 9 trang 120

1 239 24/05/2024