Giải Địa lí 11 trang 121 Chân trời sáng tạo

Với giải bài tập Địa lí lớp 11 trang 121 Bài 22: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Nhật Bản sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa lí 11 trang 121

 

1 1488 lượt xem


Giải Địa lí 11 trang 121 Chân trời sáng tạo

Luyện tập 1 trang 121 Địa Lí 11: Lựa chọn một điều kiện tự nhiên hoặc tài nguyên thiên nhiên và hoàn thành thông tin theo bảng sau.

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Đặc điểm

Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội

?

?

?

Lời giải:

Điều kiện tự nhiên

Đặc điểm

Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội

Khí hậu

Phần lớn lãnh thổ nằm trong vùng khí hậu ôn đới mang tính chất gió mùa.

- Khí hậu có sự phân hóa từ bắc xuống nam:

+ Phía bắc có khí hậu ôn đới;

+ Phía nam có khí hậu cận nhiệt đới.

- Khí hậu còn có sự phân hóa ở những khu vực địa hình núi cao.

- Sự phân hóa của khí hậu tạo thuận lợi cho Nhật Bản đa dạng hoá cơ cấu cây trồng, vật nuôi và phát triển du lịch.

- Thường xảy ra thiên tai, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất.

Luyện tập 2 trang 121 Địa Lí 11: Cơ cấu dân số già tác động như thế nào đến sự phát triển kinh tế xã hội Nhật Bản?

Lời giải:

- Hiện tượng già hóa dân số gia tăng phát sinh các vấn đề lớn về tăng trưởng kinh tế và chế độ phúc lợi xã hội.

+ Do già hóa dân số và giảm tỉ lệ sinh, lực lượng lao động giảm, dẫn tới sự trì trệ của tăng trưởng kinh tế.

+ Số người cao tuổi tăng cao sẽ dẫn tới những khó khăn trong phúc lợi xã hội liên quan tới y tế và điều dưỡng.

Vận dụng trang 121 Địa Lí 11: Hãy sưu tầm thông tin và viết một đoạn văn ngắn, tìm hiểu về đặc điểm nguồn lao động của Nhật Bản.

Lời giải:

(*) Tham khảo)

Nhật Bản là quốc gia đứng thứ 11 thế giới về quy mô dân số với 126.860.301 dân năm 2019, giảm 0,27% so với năm 2018. Điều đáng lo ngại là cơ cấu dân số của Nhật Bản đang đi theo xu hướng già hóa.

Theo phân tích của Cơ quan Nghiên cứu dân số, đến năm 2050, dân số Nhật Bản sẽ giảm xuống còn 90 triệu người, trong đó số người trên 65 tuổi dự kiến chiếm khoảng 40% và số người dưới 15 tuổi chỉ chiếm khoảng 8,5%. Trước xu thế này, một ủy ban của Nhật Bản về vấn đề xã hội lão hóa đã đề xuất định nghĩa lại khái niệm người già bằng cách nâng tuổi được công nhận là người già lên mức từ 75 tuổi trở lên.

Nhật Bản được coi là một quốc gia có nền văn hóa đóng, không cởi mở với người nước ngoài. Trung Quốc và Triều Tiên là hai cộng đồng nước ngoài lớn nhất và lâu đời nhất, đến nay đã có thế hệ thứ ba hoặc thứ tư sinh sống tại Nhật Bản.

Kể từ sau thời kỳ năm 1980 đến nay, nhóm di dân từ một số nơi khác cũng đến Nhật Bản. Có thể tạm chia làm hai nhóm gồm: người gốc Nhật sống tại Mỹ Latinh muốn trở về quê hương và nhóm di dân các nước và vùng lãnh thổ đến Nhật Bản để học tập, làm việc. Trong nhóm thứ hai, ngoài người Trung Quốc và Hàn Quốc, nổi bật có nhóm Đông Nam Á với các nước như: Việt Nam, Philippines, Indonesia, Thái Lan, và ngoài Đông Nam Á là: Brazil, Đài Loan (Trung Quốc), Nepal. Như vậy, có thể thấy, số người nước ngoài sinh sống tại Nhật Bản hiện nay vẫn chiếm một phần rất nhỏ trong cơ cấu dân số nước này.

Tuy nhiên, trong bối cảnh dân số già hóa trở thành nỗi lo lớn vì thiếu hụt lao động chính là một yếu tố cản trở đà tăng trưởng của nền kinh tế, Chính phủ Nhật Bản trong vài năm trở lại đây đã bắt đầu xúc tiến các biện pháp cần thiết để thu hút lao động nước ngoài.

Vận dụng (trang 121)

Vận dụng trang 121 Địa Lí 11: Hãy sưu tầm thông tin và viết một đoạn văn ngắn, tìm hiểu về đặc điểm nguồn lao động của Nhật Bản.

Lời giải:

(*) Tham khảo)

Nhật Bản là quốc gia đứng thứ 11 thế giới về quy mô dân số với 126.860.301 dân năm 2019, giảm 0,27% so với năm 2018. Điều đáng lo ngại là cơ cấu dân số của Nhật Bản đang đi theo xu hướng già hóa.

Theo phân tích của Cơ quan Nghiên cứu dân số, đến năm 2050, dân số Nhật Bản sẽ giảm xuống còn 90 triệu người, trong đó số người trên 65 tuổi dự kiến chiếm khoảng 40% và số người dưới 15 tuổi chỉ chiếm khoảng 8,5%. Trước xu thế này, một ủy ban của Nhật Bản về vấn đề xã hội lão hóa đã đề xuất định nghĩa lại khái niệm người già bằng cách nâng tuổi được công nhận là người già lên mức từ 75 tuổi trở lên.

Nhật Bản được coi là một quốc gia có nền văn hóa đóng, không cởi mở với người nước ngoài. Trung Quốc và Triều Tiên là hai cộng đồng nước ngoài lớn nhất và lâu đời nhất, đến nay đã có thế hệ thứ ba hoặc thứ tư sinh sống tại Nhật Bản.

Kể từ sau thời kỳ năm 1980 đến nay, nhóm di dân từ một số nơi khác cũng đến Nhật Bản. Có thể tạm chia làm hai nhóm gồm: người gốc Nhật sống tại Mỹ Latinh muốn trở về quê hương và nhóm di dân các nước và vùng lãnh thổ đến Nhật Bản để học tập, làm việc. Trong nhóm thứ hai, ngoài người Trung Quốc và Hàn Quốc, nổi bật có nhóm Đông Nam Á với các nước như: Việt Nam, Philippines, Indonesia, Thái Lan, và ngoài Đông Nam Á là: Brazil, Đài Loan (Trung Quốc), Nepal. Như vậy, có thể thấy, số người nước ngoài sinh sống tại Nhật Bản hiện nay vẫn chiếm một phần rất nhỏ trong cơ cấu dân số nước này.

Tuy nhiên, trong bối cảnh dân số già hóa trở thành nỗi lo lớn vì thiếu hụt lao động chính là một yếu tố cản trở đà tăng trưởng của nền kinh tế, Chính phủ Nhật Bản trong vài năm trở lại đây đã bắt đầu xúc tiến các biện pháp cần thiết để thu hút lao động nước ngoài.

1 1488 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: