Dựa vào thông tin và hình 13.2, hãy phân tích sự phát triển của một số ngành kinh tế thế mạnh ở Duyên hải Nam Trung Bộ

Lời giải Câu hỏi trang 165 Địa Lí 9 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa lí 9.

1 102 24/05/2024


Giải Địa lí 9 Cánh diều Bài 13: Duyên hải Nam Trung Bộ

Câu hỏi trang 165 Địa Lí 9: Dựa vào thông tin và hình 13.2, hãy phân tích sự phát triển của một số ngành kinh tế thế mạnh ở Duyên hải Nam Trung Bộ.

Dựa vào thông tin và hình 13.2 hãy phân tích sự phát triển của một số ngành kinh tế

Trả lời:

- Kinh tế biển đảo: phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển

+ Giao thông vận tải biển: giữ vai trò quan trọng, là 1 trong 3 đầu mối giao thông chính đối với khu vực và quốc gia với nhiều cảng biển quan trọng: Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định.

+ Du lịch biển đảo: ngày càng thu hút khách trong và ngoài nước, đa dạng về sản phẩm và loại hình du lịch (du lịch nghỉ dưỡng, giải trí và thể thao biển,… Các khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí hiện đại được đầu tư, xây dựng cọc ven biển. Các điểm du lịch nổi tiếng: Mỹ Khê, Cù Lao Chàm, Nha Trang, Mũi Né,…

+ Khai thác hải sản: tăng nhanh về sản lượng, gắn với đẩy mạnh đánh bắt xa bờ bằng tàu công suất lớn, công nghệ đánh bắt tiên tiến. Năm 2021, sản lượng hải sản khai thác chiếm 34,3% sản lượng cả nước. Các tỉnh có sản lượng khai thác lớn: Quảng Ngãi, Bình Định, Bình Thuận, Ninh Thuận,…

+ Khai thác khoáng sản biển đa dạng: cát thủy tinh (Khánh Hòa), ti-tan (Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận), muối (Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận)

- Công nghiệp: giá trị sản xuất năm 2021 chiếm 5,1% cả nước.

+ Cơ cấu ngành đa dạng, ưu tiên phát triển các ngành có lợi thế, thúc đẩy các ngành công nghiệp hiện đại với những sản phẩm có thế mạnh. Các ngành công nghiệp truyền thống: cơ khí, công nghiệp đóng tàu (Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Định); chế biến thực phẩm và đồ uống (Phú Yên, Ninh Thuận); dệt, may và giày, dép (Đà Nẵng); nhiều ngành công nghiệp mới được đẩy mạnh phát triển: cơ khí ô tô (Quảng Nam); lọc hóa dầu, sản xuất kim loại, nhiệt điện (Quảng Ngãi); năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời ở Ninh Thuận, Bình Thuận).

+ Phân bố không gian công nghiệp gắn với các cảng biển, hành lang kinh tế Đông - Tây, các đường quốc lộ nối với Tây Nguyên.

- Dịch vụ: chiếm 39,8% cơ cấu GRDP của vùng, đa dạng các ngành:

+ Du lịch phát triển nhanh với sản phẩm đặc trưng là du lịch biển đảo và lịch sử văn hóa. Năm 2021, thu hút khoảng 11% lượt khách nội địa, từ 10 - 22% lượt khách quốc tế của cả nước. Các địa phương thu hút lượng khách lớn: Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa,…

+ Thương mại phát triển, tăng nhanh tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng; sự đa dạng, hiện đại của hệ thống cung ứng hàng hóa. Năm 2021, đóng góp 9,2% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của cả nước, với hàng trăm siêu thị, trung tâm thương mại tập trung chủ yếu ở Đà Nẵng, Khánh Hòa.

+ Tài chính ngân hàng phát triển mạnh mẽ và rộng khắp, Đà Nẵng là một trong những trung tâm tài chính lớn của cả nước.

1 102 24/05/2024