Danh sách câu hỏi

Có 1,861 câu hỏi trên 47 trang

I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích:  

“Dịch bệnh Covid-19 có lẽ là “mảnh đất màu mỡ” để tin giả bùng phát với quy mô chưa từng thấy trên thế giới và ở Việt Nam: từ những người vô tình hay hữu ý tung tin về việc phát hiện ca nhiễm bệnh ở chỗ này chỗ kia; từ những status vô cùng ngớ ngẩn nhưng vẫn thu hút khá đông lượt chia sẻ như chính phủ phun thuốc lên trời để chống dịch hoặc phải ăn 6 - 12 quả trứng luộc để phòng virus; cho đến những thông tin gây hoang mang và hoảng loạn cho xã hội {…}. 

Có thể nói, chìa khóa của cuộc chiến chống tin giả thực sự nằm trong tay những người sử dụng  Internet và mạng xã hội. Ngắt kết nối Internet hay đóng cửa mạng xã hội để giảm nguy cơ phát tán fake  news là điều không thể xảy ra và đi ngược lại với xu hướng phát triển cũng như nhu cầu tiếp cận thông tin  của con người, nhưng người dùng hoàn toàn có thể quyết định không chia sẻ, thậm chí không đọc những  thông tin từ những nguồn không tin cậy. Oái oăm là chúng ta thường tự nhận mình là những người dùng  thông thái, nhưng khi bị ngập lụt trong “đại dịch thông tin” - thuật ngữ mới mà Tổ chức Y tế Thế giới  (WHO) sử dụng để nói về tình trạng dư thừa thông tin bao gồm cả thông tin tốt lẫn thông tin giả mạo - thì  chẳng ai dám chắc là họ miễn nhiễm và không dính bẫy fake news.” 

(Trích: “Tin giả và trách nhiệm của báo chí” – Lê Quốc Minh – Tạp chí Tuyên giáo ngày 30/07/2020)

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? 

Người đàn bà bỗng chép miệng, con mắt như đang nhìn suốt cả đời mình: 

– Giá tôi đẻ ít đi, hoặc chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn, từ ngày cách mạng về đã đỡ đói khổ  chứ trước kia vào các vụ bắc, ông trời làm động biển suốt hàng tháng, cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây  xương rồng luộc chấm muối… 

– Lão ta trước hồi bảy nhăm có đi lính ngụy không?

– Tôi bỗng hỏi một câu như lạc đề.

– Không chú à, cũng nghèo khổ, túng quẫn đi vì trốn lính – bỗng mụ đỏ mặt – nhưng cái lỗi chính là đám đàn  bà ở thuyền đẻ nhiều quá, mà thuyền lại chật. 

– Vậy sao không lên bờ mà ở

– Đẩu hỏi. 

– Làm nhà trên đất ở một chỗ đâu có thể làm được cái nghề thuyền lưới vó? Từ ngày cách mạng về, cách  mạng đã cấp đất cho nhưng chẳng ai ở, vì không bỏ nghề được! 

– Ở trên thuyền có bao giờ lão ta đánh chị không?

– Tôi hỏi. 

– Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu… Giá mà  lão uống rượu… thì tôi còn đỡ khổ… Sau này con cái lớn lên, tôi mới xin được với lão… đưa tôi lên bờ mà  đánh… 

– Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được!

 –Đẩu và tôi cùng một lúc thốt lên.

– Là bởi vì các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn  bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông… 

– Phải, phải, bây giờ tôi đã hiểu,

 – bất ngờ Đẩu trút một tiếng thở dài đầy chua chát,

– trên thuyền phải có  một người đàn ông… dù hắn man rợ, tàn bạo? 

– Phải

– Người đàn bà đáp

 – Cũng có khi biển động sóng gió chứ chú? 

Lát lâu sau mụ lại mới nói tiếp: 

– Mong các chú cách mạng thông cảm cho, đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn  ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục  đứa. Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái  khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được! Mong  các chú lượng tình cho cái sự lạc hậu. Các chú đừng bắt tôi bỏ nó!

– Lần đầu tiên trên khuôn mặt xấu xí của  mụ chợt ửng sáng lên như một nụ cười – vả lại, ở trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi  sống hòa thuận, vui vẻ. 

– Cả đời chị có một lúc nào thật vui không? – Đột nhiên tôi hỏi. 

– Có chứ, chú! Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no… 

(Trích Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020,  tr.76-77) 

Cảm nhận của anh/chị về nhân vật người đàn bà hàng chài trong đoạn trích trên. Từ đó, bình luận ngắn gọn  về cách nhìn con người của nhà văn Nguyễn Minh Châu.

Lúc ấy đã khuya. Trong nhà đã ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông  sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại.  Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia.  Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người  ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này.  Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta  là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi đến ngày rũ xương ở đây thôi...Người  kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ...Mị phảng phất nghĩ như vậy. 

Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình, Mị lại tưởng tượng như  có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc đó bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho  nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị  cũng không thấy sợ... 

Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị tưởng như A Phủ đương  biết có người bước lại...Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết  mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được  một tiếng “Đi ngay...”, rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có  thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy. 

Mị đứng lặng trong bóng tối. 

Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống  tới lưng dốc, Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt: 

- A Phủ cho tôi đi. A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói: 

- Ở đây thì chết mất. 

... 

(Trích Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, tr. 13-14)

Phân tích hình tượng nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, bình luận về khát vọng chân chính của con  người trong cuộc sống. 

Cảm nhận của anh/chị về sức sống tiềm tàng mãnh liệt của nhân vật Mị trong đoạn trích sau:

Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn  mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi  bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc  lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, cứ ngày đêm thổi sáo đi theo Mị. Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết. Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà.  Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường. Mị từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A Sử  cho Mị đi chơi Tết. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ  nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm, Mị  vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị, không  có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ  không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài  đường. 

Anh ném pao, em không bắt 

Em không yêu, quả pao rơi rồi… 

(Trích Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục) 

Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự,  vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong  nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của  bà rủ xuống hai dòng nước mắt... Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không? 

Bà lão khẽ thở dài đứng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt.  Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà  con mình mới có vợ được... Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con... May ra mà qua  khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng  phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được? 

Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới”: 

- Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng... 

Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi. Hắn ho khẽ một tiếng, bước từng bước dài ra sân. Bà cụ  Tứ vẫn từ tốn tiếp lời: - Nhà ta nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà  ông giời cho khá... Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau. 

Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. Ngoài xa dòng sông sáng trắng uốn khúc  trong cánh đồng tối. Mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt. Bà lão thở  nhẹ ra một hơi dài. Bà lão nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đưa con gái út. Bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài  dằng dặc của mình. Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?... 

- Con ngồi xuống đây. Ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân. 

Bà lão nhìn người đàn bà, lòng đầy thương xót. Nó bây giờ là dâu là con trong nhà rồi. Người đàn bà khẽ  nhúc nhích, thị vẫn khép nép đứng nguyên chỗ cũ. Bà lão hạ thấp giọng xuống thân mật:

- Kể có ra làm được dăm ba mâm thì phải đấy, nhưng nhà mình nghèo, cũng chả ai người ta chấp nhặt chỉ  cái lúc này. Cốt làm sao chúng mày hòa thuận là u mừng rồi. Năm nay thì đói to đấy. Chúng mày lấy nhau  lúc này, u thương quá... 

(Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, tập II, NXB Giáo dục Việt Nam)  

Cảm nhận của anh/chị về nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích trên. Từ đó, bình luận ngắn gọn về tư tưởng  nhân đạo của nhà văn Kim Lân trong tác phẩm Vợ nhặt. 

I. ĐỌC HIỂU

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:  

Trong bối cảnh khó khăn của dịch bệnh Covid-19, lực lượng hỗ trợ y tế, lực lượng kiểm soát dịch bệnh  luôn phải căng mình từng ngày để làm việc bởi tình trạng thiếu người. Trước những khó khăn đó, hàng nghìn sinh viên y khoa năm cuối, cùng nhiều cán bộ về hưu của ngành Y tế khắp cả nước đã tình nguyện xung phong  tham gia góp sức vào cuộc chiến chống dịch. 

Trường Đại học Y Hà Nội có gần 130 sinh viên năm cuối làm đơn đăng ký tham gia tình nguyện tại Trung  tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội. Những lá đơn các sinh viên viết bằng tay thể hiện đầy quyết tâm mong muốn  tham gia chống dịch đã được gửi tới nhà trường từ tháng 2/2020, khi dịch bệnh bắt đầu xuất hiện ở nhiều  quốc gia trên thế giới. Nội dung những là đối thủ ngắn gọn, nhưng đã thể hiện ý chí quyết tâm chống dịch  "Chúng tôi hiểu rằng dịch Covid-19 rất nguy hiểm và khó kiểm soát. Chúng tôi sẵn sàng tình nguyện tham  gia chống dịch Covid-19, để san sẻ gánh nặng với đồng nghiệp và đất nước... 

Không chỉ có những lá đơn xung phong của các bạn sinh viên ngành Y, mà những ngày gần đây, lá thư xin  ra thực hiện chốt kiểm soát dịch bệnh Covid-19 của cô giáo trẻ Đoàn Thị Hồng Lương (Trường Tiểu học Lê  Hồng Phong, TP. Hải Phòng) đã khiến nhiều người xúc động. 

Trong lá thư xin ra trận”, cô giáo Hồng Lương bày tỏ: "Hình ảnh các bác cựu chiến binh ngày đêm trực  chốt tại các tổ dân phố, các bạn sinh viên căng mình ra sức hỗ trợ tại các khu cách ly tập trung... khiến cho  tôi, một đoàn viên thanh niên có sức khỏe, sức trẻ, rất băn khoăn, trăn trở muốn đóng góp sức mình vào công  tác phòng chống dịch tại địa phương”. Cô giáo Hồng Lương cũng đã nhận được sự ủng hộ của gia đình để  ra làm nhiệm vụ ở chốt chống dịch, 

Ngọn lửa tình nguyện không chỉ rực cháy nơi tuổi trẻ, khi đất nước cần, những y bác sĩ dù đã ở độ tuổi  nghỉ hưu, thay vì ở nhà tránh dịch cùng gia đình vẫn sẵn sàng tình nguyện nhận nhiệm vụ. Bởi với họ, giờ đây mong muốn lớn nhất là được sống vì cộng đồng, xã hội, được cống hiến cho đời, còn sức là còn cống hiến.

(Nguồn http://baodantoc.vn/nhung-nguoi-dan-than-vi-cong-dong) 

Những lực lượng nào tham gia góp sức vào cuộc chiến chống dịch được thể hiện trong đoạn  trích? 

Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị được nhà văn Tô Hoài thể hiện trong đoạn trích sau:

Lúc ấy đã khuya. Trong nhà đã ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt  trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen  lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia.  Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người  ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này.  Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta  là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia  việc gì mà phải chết thế. A Phủ... Mị phảng phất nghĩ như vậy. 

Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhở lại đời mình, Mị lại tưởng tượng  như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bổ con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói  cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao  Mị cũng không thấy sợ... 

Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mi tưởng như A Phủ  đương biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cử thở phè từng hơi, không  biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào  được một tiếng “Đi ngay...”, rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuyu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái  chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy. 

Mị đứng lặng trong bóng tối. 

Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. 

(Trích Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục, 2017, tr.13-14)

 

Phân tích vẻ đẹp trí dũng và tài hoa của hình tượng ông lái đò trong đoạn trích sau:

            Ông đò hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào mình. Mặt nước hò la vang  dậy quanh mình, ùa vào mà bẻ gãy cán chèo võ khí trên cánh tay mình. Sóng nước như thể quân liều mạng  vào sát nách mà đá trái mà thúc gối vào bụng và hông thuyền. Có lúc chúng đội cả thuyền lên. Nước bám lấy  thuyền như đổ vật túm thắt lưng ông đò đòi lật ngửa mình ra giữa trận nước vang trời thanh la não bạt. Sóng  thác đã đánh đến miếng đòn hiểm độc nhất, cả cái luồng nước vô sở bất chí ấy bóp chặt lấy hạ bộ người lái  đò […]. Mặt sông trong tích tắc lòe sáng lên như một cửa bể đom đóm rừng ùa xuống mà châm lửa vào đầu  sóng. Nhưng ông đò cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái, mặt méo bệch đi như cái luồng  sóng đánh hồi lung, đánh đòn tỉa, đánh đòn âm vào chỗ hiểm. Tăng thêm mãi lên tiếng hỗn chiến của nước  của đá thác. Nhưng trên cái thuyền sáu bơi chèo, vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy ngắn gọn tỉnh táo của người cầm  lái. Vậy là phá xong cái trùng vi thạch trận vòng thứ nhất. Không một phút nghỉ tay nghỉ mắt, phải phá luôn  vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật. Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Ông đã thuộc  quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này. Vòng đầu vừa rồi, nó mở ra năm cửa trận, có bốn cửa  tử một cửa sinh cửa, sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông. Vòng thứ hai này tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa  con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Cưỡi lên thác Sông Đà, phải cưỡi đến cùng  như là cưỡi hổ. Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá. Nắm chặt lấy được cái bờm sóng  đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái  miết một đường chéo về phía cửa đá ấy. Bốn năm bọn thuỷ quân cửa ải nước bên bờ trái liền xô ra cảnh níu  thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử. Ông đò vẫn nhớ mặt bọn này, đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì  ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến. Những luồng tử đã bỏ hết lại sau thuyền. Chỉ còn vẳng reo  tiếng hò của sóng thác luồng sinh. Chúng vẫn không ngớt khiêu khích, mặc dầu cái thằng đá tướng đứng chiến  ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng thua cái thuyền đã đánh trúng vào cửa sinh nó trấn lấy. Còn  một trùng vây thứ ba nữa. Ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả. Cái luồng sống ở chặng ba này  lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác. Cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó. Thuyền vút qua  cổng đá cánh mở cánh khép. Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre  xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vào từ động lái được lượn được. Thế là hết thác.

(Trích Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục)