Danh sách câu hỏi

Có 2,569 câu hỏi trên 65 trang

Bài học về cách ghi chép chi tiêu

Một số người cảm thấy lập kế hoạch chi tiêu và rèn luyện thói quen chi tiêu hợp lí quả thực rất khó khăn vì chúng ta có rất nhiều thứ cần đến tiền. Nhưng nếu không học cách lập kế hoạch để quản lí thu, chi của bản thân thì cho dù kiếm được bao nhiêu tiền, chúng ta cũng không thể đạt được các mục tiêu tài chính trong tương lai. Đối với các em học sinh, nếu chi tiêu không hợp lí thì dù bố mẹ, người thân cho bao nhiêu tiền cũng khó có thể tiết kiệm. Không học cách chi tiêu, các em cũng không biết được đồng tiền bố mẹ, người thân làm ra vất vả như thế nào. Vì vậy, học cách chi tiêu và rèn luyện thói quen ghi chép chi tiêu là cần thiết với mỗi người.

Chúng ta có thể ghi chép chi tiêu bằng sổ tay hoặc vở. Đây chính là cách ghi chép chi tiêu hằng ngày đơn giản nhất mà mỗi học sinh có thể thực hiện. Cuốn sổ chi tiêu được chia thành các cột ngày, hạng mục chi tiêu, số tiền chi dự tính, số tiền chi thực tế,... Mỗi học sinh cũng có thể tự ghi chép theo những cách phù hợp và dễ theo dõi nhất với bản thân. Từ nhật kí chi tiêu đó, các em có thể hiểu rõ thói quen chi tiêu của mình trong tháng, tổng kết xem mình đã tiêu bao nhiêu cho khoản nào và còn dư bao nhiêu. Các em hãy phân chia thu nhập của mình vào các hạng mục (nhu cầu thiết yếu, giải trí, tiết kiệm, cho đi,...) theo tỉ lệ phần trăm phù hợp, đối chiếu với thói quen chi tiêu để biết mình phân chia quá ít hay quá nhiều cho một khoản nào đó hay không.

Đôi khi, số tiền thực chi của mỗi tháng sẽ thay đổi theo thời gian. Do đó, chúng ta cần phải theo dõi và đối chiếu số tiền dự tính và số tiền chi thực tế mỗi tháng để có cái nhìn chi tiết về cách chi tiêu trong một thời gian dài và có sự điều chỉnh hợp lí.

Em hãy thiết kế một cuốn sổ tay ghi chép chi tiêu theo gợi ý trong thông tin trên và hướng dẫn cách sử dụng cuốn sổ tay đó.

Bài học về cách ghi chép chi tiêu

Một số người cảm thấy lập kế hoạch chi tiêu và rèn luyện thói quen chi tiêu hợp lí quả thực rất khó khăn vì chúng ta có rất nhiều thứ cần đến tiền. Nhưng nếu không học cách lập kế hoạch để quản lí thu, chi của bản thân thì cho dù kiếm được bao nhiêu tiền, chúng ta cũng không thể đạt được các mục tiêu tài chính trong tương lai. Đối với các em học sinh, nếu chi tiêu không hợp lí thì dù bố mẹ, người thân cho bao nhiêu tiền cũng khó có thể tiết kiệm. Không học cách chi tiêu, các em cũng không biết được đồng tiền bố mẹ, người thân làm ra vất vả như thế nào. Vì vậy, học cách chi tiêu và rèn luyện thói quen ghi chép chi tiêu là cần thiết với mỗi người.

Chúng ta có thể ghi chép chi tiêu bằng sổ tay hoặc vở. Đây chính là cách ghi chép chi tiêu hằng ngày đơn giản nhất mà mỗi học sinh có thể thực hiện. Cuốn sổ chi tiêu được chia thành các cột ngày, hạng mục chi tiêu, số tiền chi dự tính, số tiền chi thực tế,... Mỗi học sinh cũng có thể tự ghi chép theo những cách phù hợp và dễ theo dõi nhất với bản thân. Từ nhật kí chi tiêu đó, các em có thể hiểu rõ thói quen chi tiêu của mình trong tháng, tổng kết xem mình đã tiêu bao nhiêu cho khoản nào và còn dư bao nhiêu. Các em hãy phân chia thu nhập của mình vào các hạng mục (nhu cầu thiết yếu, giải trí, tiết kiệm, cho đi,...) theo tỉ lệ phần trăm phù hợp, đối chiếu với thói quen chi tiêu để biết mình phân chia quá ít hay quá nhiều cho một khoản nào đó hay không.

Đôi khi, số tiền thực chi của mỗi tháng sẽ thay đổi theo thời gian. Do đó, chúng ta cần phải theo dõi và đối chiếu số tiền dự tính và số tiền chi thực tế mỗi tháng để có cái nhìn chi tiết về cách chi tiêu trong một thời gian dài và có sự điều chỉnh hợp lí.

Từ thông tin trên, em hãy cho biết ý nghĩa của việc ghi chép chi tiêu đối với việc rèn luyện thói quen chi tiêu hợp lí.

Đọc câu chuyện

HÃY SỐNG VỚI ƯỚC MƠ

Bạn tôi là chủ một trại ngựa ở San Ysidro, tên là Monty Roberts. Trại ngựa của anh là nơi thường xuyên diễn ra các cuộc quyên góp giúp thanh niên trong vùng thực hiện các dự án của họ. Một lần, chúng tôi được nghe anh kể câu chuyện như sau:

Cách đây đã lâu, có một cậu bé nhà nghèo ngày ngày theo cha đi hết chuồng ngựa này đến chuồng ngựa khác, từ đường đua này đến đường đua khác, từ trang trại này đến trang trại khác để phụ cha huấn luyện ngựa.

Một hôm, thầy giáo của cậu yêu cầu các học sinh viết về ước mơ của mình. Trong khi những học sinh khác mong muốn sẽ trở thành những kĩ sư, bác sĩ, cầu thủ bóng đá, diễn viên,... thì cậu bé đã viết một mạch về ước mơ của mình, rằng một ngày nào đó cậu sẽ là chủ một trại ngựa. Cậu còn vẽ cả sơ đồ của trại ngựa, ghi rõ vị trí tất cả các toà nhà, chuồng ngựa và đường đua.

Bài viết hôm ấy cậu bé chỉ nhận được điểm F to tướng cùng lời ghi chú của thầy giáo “Ở lại gặp thầy sau giờ học”. Và sau đây là những lời cậu bé nghe được từ người thầy của mình:

“Đây là một giấc mơ viễn vông đối với một đứa trẻ như em. Em không đủ khả năng làm chuyện đó đâu. Em có biết là để sở hữu một trại ngựa thì cần phải có số tiền lớn như thế nào không? Nào là tiền mua ngựa giống, mua đất dựng trang trại,... Em nên xác định mục tiêu của mình một cách thực tế hơn. Nếu em viết lại một bài khác, thầy sẽ xét lại điểm cho em”.

Suốt cả tuần đó, cậu bé nghĩ ngợi rất nhiều. Cậu quyết định hỏi bố xem nên làm gì. Bố cậu bảo:

- Này con trai, con phải tự mình quyết định thôi. Và bố nghĩ rằng điều này rất quan trọng với con.

Cuối cùng, sau những ngày đắn đo suy nghĩ, cậu quyết định nộp lại thầy giáo bài làm cũ mà không sửa đổi gì. Cậu mạnh dạn nói:

- Thưa thầy, em xin được giữ lấy ước mơ và đồng ý nhận điểm kém ấy”. Kết thúc câu chuyện, Monty Roberts nói:

- Tôi kể cho các bạn nghe câu chuyện này vì các bạn đang ngồi giữa trại ngựa rộng 200 mẫu của tôi. Tôi vẫn còn giữ bài kiểm tra đó, nó được lồng khung treo phía bên trên lò sưởi. - Ngưng một lúc, anh nói thêm: Một điều thú vị là vào mùa hè cách đây hai năm, người thầy cũ của tôi đã dẫn học sinh đến cắm trại cả tuần ở đây. Trước lúc chia tay, ông ấy nói với tôi: “Monty này, chính em đã cho thầy bài học về nghị lực để sống với ước mơ”.

(Phỏng theo Hạt giống tâm hồn)