Danh sách câu hỏi

Có 2569 câu hỏi trên 65 trang

Em hãy sắp xếp các nội dung dưới đây bằng cách viết số tương ứng vào bảng cho phù hợp để thể hiện đúng quyền, nghĩa vụ của người lao động và quyền, nghĩa vụ của người sử dụng lao động.

1. Tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp.

2. Không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

3. Thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và thoả thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động.

4. Tuyển dụng, bố trí, quản lí, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lí vi phạm kỉ luật lao động.

5. Hưởng lương phù hợp với trình độ, kĩ năng nghề trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao động.

6. Được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể.

7. Tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.

8. Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe doạ trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ trong quá trình thực hiện công việc.

9. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

10. Chấp hành kỉ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lí, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.

11. Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.

12. Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kĩ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động.

Nội dung thể hiện

Trả lời

Quyền của người lao động

Ví dụ: 1;

Nghĩa vụ của người lao động

 

Quyền của người sử dụng lao động

 

Nghĩa vụ của người sử dụng lao động

 

Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi.

Tình huống 1. Vợ chồng chị T cưới nhau được mười năm và có với nhau một cô con gái. Chồng chị T là một người nghiện rượu và vũ phu. Mỗi khi say rượu, anh ta lại đánh, chửi hai mẹ con chị T thậm tệ. Có lần, chị T phải nhập viện cấp cứu do bị chồng đánh. Tuy nhiên, vì muốn giữ gìn hạnh phúc gia đình, chị T vẫn âm thầm chịu đựng những trận đòn roi. Không những thế, vì sống ở nông thôn, ngại hàng xóm chê cười nên chị T không dám tâm sự, thổ lộ với ai về việc mình và con gái thường xuyên bị bạo lực gia đình, điều này càng khiến chị ấy cảm thấy bế tắc.

Tình huống 2. Bạn P thường xuyên bị mẹ kế la mắng, đánh đập. Mỗi lần không hài lòng với hành vi, việc làm hoặc kết quả học tập của bạn P, mẹ kế lại phạt và nhốt bạn ấy vào nhà kho, không cho ăn cơm, gặp gỡ bạn bè. Không những thế, mẹ kế còn đe doạ và yêu cầu bạn P không được nói chuyện bị phạt với ai, nếu nói ra thì sẽ không cho bạn ấy gặp mẹ ruột nữa.

Câu hỏi:

– Hành vi của chồng chị T và mẹ kế của bạn P là biểu hiện của hình thức bạo lực gia đình nào?

– Hành vi của chồng chị T và mẹ kế của bạn P có thể bị pháp luật xử lí như thế nào?

– Nếu em là chị T và bạn P, em sẽ làm gì?