Trang chủ Lớp 8 Giáo dục công dân Giải SBT Công dân 8 CTST Bài 9. Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

Giải SBT Công dân 8 CTST Bài 9. Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

Giải SBT Công dân 8 CTST Bài 9. Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

  • 25 lượt thi

  • 14 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Em hãy kể tên một số loại vũ khí, chất cháy, nổ, chất độc hại mà em biết, sau đó, nêu những nguy cơ tai nạn và hậu quả có thể xảy ra bằng cách hoàn thiện bảng dưới đây.

 

Vũ khí

Chất cháy, nổ

Chất độc hại

1. Các loại

 

 

 

2. Nguy cơ gây tai nạn

 

 

 

3. Hậu quả có thể xảy ra

 

 

 

Xem đáp án

 

Vũ khí

Chất cháy, nổ

Chất độc hại

1. Các loại

Súng, đạn, dao…

Bom, mìn, xăng, khí gas…

Thuốc diệt cỏ, thủy ngân…

2. Nguy cơ gây tai nạn

Gây bị thương

Gây bỏng

Gây hại cho da, ngộ độc

3. Hậu quả có thể xảy ra

Bị thương hoặc tử vong

Bị thương hoặc tử vong

Mắc bệnh hoặc tử vong


Câu 2:

Em hãy cho biết những ý kiến dưới đây là đúng hay sai. Hãy đánh dấu X vào ô tương ứng và giải thích tại sao.

Ý kiến

Đúng

Sai

Giải thích

1. Tự do sử dụng vũ khí cần được Nhà nước và pháp luật tôn trọng.

 

 

 

2. Những loại đạn pháo còn sót lại trong lòng đất sau chiến tranh sẽ không thể phát nổ.

 

 

 

3. Các tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại luôn gây thiệt hại to lớn về người và tài sản.

 

 

 

4. Chỉ những cá nhân nào được Nhà nước giao nhiệm vụ mới được sử dụng vũ khí.

 

 

 

5. Súng săn không gây nguy hiểm lớn nên mọi người được phép sử dụng tự do.

 

 

 

 

Xem đáp án

Ý kiến

Đúng

Sai

Giải thích

1. Tự do sử dụng vũ khí cần được Nhà nước và pháp luật tôn trọng.

 

x

Tự do dùng vũ khí sẽ bị nhà nước xử phạt theo quy định

2. Những loại đạn pháo còn sót lại trong lòng đất sau chiến tranh sẽ không thể phát nổ.

 

x

Có khả năng vẫn phát nổ khi có tác động vật lý

3. Các tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại luôn gây thiệt hại to lớn về người và tài sản.

x

 

Vì là vũ khí, chất cháy nổ có mức độ sát thương rất cao

4. Chỉ những cá nhân nào được Nhà nước giao nhiệm vụ mới được sử dụng vũ khí.

x

 

Ví dụ: Cảnh sát, công an, quân đội

5. Súng săn không gây nguy hiểm lớn nên mọi người được phép sử dụng tự do.

 

x

Súng săn có thể gây ra sát thương, thậm chí gây tử vong


Câu 3:

Em hãy hoàn thành bảng sau:

Trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

Em hãy hoàn thành bảng sau: Trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại   (ảnh 1)
Xem đáp án

1. Tự giác tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về ề phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

2. Tuyên truyền, vận động bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện tốt các quy định

3. Tố cáo những hành vi vi phạm hoặc xúi giục người khác vi phạm các quy định trên


Câu 4:

Thuốc trừ sâu, thuốc diệt chuột được xếp vào nhóm nguy cơ gây hại nào dưới đây?


Câu 5:

Dầu hoả là chất gì?


Câu 6:

Ngày Toàn dân phòng cháy, chữa cháy là ngày nào dưới đây?


Câu 7:

Khi có cháy, nổ xảy ra, chúng ta nên gọi số máy nào dưới đây?


Câu 9:

Hành vi, việc làm nào dưới đây không vi phạm các quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?


Câu 10:

Quy trình bốn bước để xử lí một vụ cháy lớn được sắp xếp theo thứ tự nào dưới đây?


Câu 11:

Em hãy nêu một số biện pháp mà em biết hoặc đã thực hiện để phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

Nguy cơ tai nạn

Biện pháp phòng ngừa

1. Từ vũ khí

 

2. Từ chất cháy, nổ

 

3. Từ chất độc hại

 

Xem đáp án

Nguy cơ tai nạn

Biện pháp phòng ngừa

1. Từ vũ khí

Cấm tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí

Tự giác tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí,

Báo cho cơ quan chức năng khi phát hiện người, tổ chức tàng trữ trái phép vũ khí

 

2. Từ chất cháy, nổ

Cấm tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng trái phép các chất cháy nổ

Tự giác tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về phòng ngừa tai nạn cháy nổ

Không tàng trữ các chất gây cháy nổ như pháo, bom,..

 

3. Từ chất độc hại 

Cấm tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng trái phép các loại chất độc

Không tàng trữ, sử dụng, mua bán trí phép chất độc hại


Câu 14:

Em hãy tìm hiểu về nguy cơ mất an toàn từ các chất độc hại tại nơi em sinh sống và đề xuất các biện pháp phòng tránh những nguy cơ đó. Sau đó, giới thiệu, chia sẻ với các bạn trong lớp về kết quả tìm hiểu của mình.

Xem đáp án

Bài tham khảo:

Ở địa phương em chủ yếu sản xuất nông nghiệp, hơn 70% số hộ nông dân mua thuốc ở thị trường tự do; khoảng 90% số hộ sử dụng thuốc không có hướng dẫn và không hiểu biết về độc hại của các loại thuốc sử dụng trong nông nghiệp . Đây là một trong những nguyên nhân làm gia tăng nguồn gây ô nhiễm môi trường và làm ảnh hưởng sức khoẻ của cộng đồng, kể cả sức khoẻ của chính người sử dụng thuốc.

Trên thực tế, tai nạn lao động trong sản xuất nông nghiệp mà bà con nông dân thường gặp phải là do các dụng cụ cắt gây ra, ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật… dẫn đến bệnh ngoài da; tổn thương do sử dụng điện, máy móc, vật tư nông nghiệp chưa đúng cách... Trong khi đó, phần lớn lao động nông nghiệp chưa được qua đào tạo nghề, làm việc theo kinh nghiệm. Nhiều người thiếu kiến thức và kỹ năng sử dụng máy nông nghiệp. Bà con mua máy về tự học, tự làm mà không có người giảng dạy, hướng dẫn bài bản, do vậy dễ dẫn đến những tai nạn thương tâm.

Ngoài ra, những thói quen giản đơn trong lao động đã hạn chế người nông dân tiếp xúc với những kiến thức lao động chuyên môn và kiến thức về an toàn vệ sinh lao động... Mặt khác, do tâm lý đơn giản hóa trong lao động đã khiến người nông dân ít tiếp xúc với những kiến thức chuyên môn và kiến thức về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ). Đơn cử như khi phun thuốc trừ sâu người lao động thường bỏ qua công tác bảo hộ như không dùng khẩu trang, găng tay, ủng bảo hộ... Nhiều trường hợp để thuốc trừ sâu ngay cạnh khu sinh hoạt của gia đình mà không được bảo quản một cách cẩn thận, hay thậm chí có những trường hợp nông dân khi đang pha chế thuốc sâu cũng châm thuốc để hút, lấy tay lau lên mặt hay ăn uống trong quá trình pha chế thuốc.

Bên cạnh đó, do nhận thức yếu kém và chạy theo lợi nhuận kinh tế, một số hộ nông dân sẵn sàng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, không theo hướng dẫn, không tuân thủ thời gian cách ly… để tăng năng suất cây trồng, vô hình chung đã làm cho tình trạng mất an toàn vệ sinh lao động ngày càng tăng mạnh.

Về lâu dài, chính người nông dân sẽ phải đối mặt với những ảnh hưởng đến sức khỏe do sử dụng các loại hóa chất, phân bón, thuốc trừ sâu, sử dụng điện và máy móc thiếu an toàn này.

Để người nông dân tránh được những rủi ro khi tham gia sản xuất nông nghiệp, trước hết các ban, ngành, địa phương, cần tăng cường công tác tập huấn, nâng cao kỹ thuật, tay nghề trong việc vận hành máy móc cho người nông dân; tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn cho nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách, đúng liều lượng, thời gian quy định... Tăng cường rà soát các cơ sở sản xuất có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp.

Về lâu dài, Nhà nước cần triển khai những biện pháp đồng bộ trong nghiên cứu, xây dựng hệ thống pháp luật, lực lượng cán bộ chuyên môn đủ để hướng dẫn nông dân thực hiện những biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong sản xuất.


Bắt đầu thi ngay