Danh sách câu hỏi

Có 50,504 câu hỏi trên 1,263 trang

Nội dung của đoạn văn sau là gì?

Trước hết, để hiểu rõ đạo lí về lòng biết ơn, chúng ta cần tìm hiểu nội dung câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”. Về nghĩa đen, chúng có nghĩa là: mỗi khi ăn một trái cây, uống một ngụm nước trong lành, mát mẻ chúng ta phải ghi nhớ tới nguồn tạo ra, nơi xuất phát dòng nước, công lao của những người đã vun trồng, chăm sóc và khơi nguồn. Còn về nghĩa bóng, hình ảnh “quả”, “nước” chỉ những thành quả mà chúng ta vẫn hưởng thụ hàng ngày cả về vật chất (cơm ăn, áo mặc, của cải, đồ dùng,…) đến tinh thần (tri thức khoa học, truyền thốn lịch sử văn hóa, di sản nghệ thuật, cuộc sống hào bình hôm nay,…). Cụm từ “ăn quả”, “uống nước” chỉ sự hưởng thụ thành quả. Còn hình ảnh “kẻ trồng cây” và “nguồn” chỉ nguồn cội tổ tiên, những người đi trước tạo ra thành quả và bảo vệ thành quả cho chúng ta hưởng. Đó là gia đình, tổ tiên, dân tộc, các anh hùng liệt sĩ, các thế hệ đi trước… Như vậy, bằng các hình ảnh ẩn dụ đặc sắc, cả hai câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn” đã gửi gắm đạo lí về lòng biết ơn của những người được hưởng thành quả đối với những người đã tạo ra và bảo vệ thành quả.