Danh sách câu hỏi

Có 80,395 câu hỏi trên 2,010 trang

Hãy xác định câu đúng hoặc sai về các cuộc kháng chiến trong lịch sử Việt Nam và giải thích ngắn gọn câu sai.

1. Việt Nam thuộc khu vực Đông Nam Á - khu vực nằm trên trục đường giao thông quan trọng kết nối châu Á và châu Đại Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương nên trong suốt tiến trình lịch sử, Việt Nam luôn phải đối phó với nhiều thế lực ngoại xâm. aurin

2. Trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075 - 1077), Triều Lý đã thực hiện kế sách "vườn không nhà trống", sau đó chủ động tập kích vào các căn cứ Khâm Châu, Liêm Châu, Ung Châu (Trung Quốc).

3. Câu thơ: Đằng Giang tự cổ huyết do hồng (Sông Bạch Đằng xưa máu vẫn còn loang đỏ) gợi lại việc ba lần đánh bại quân xâm lược phương Bắc trên sông Bạch Đằng của dân tộc ta.

4. Để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ năm 1258, nhà Trần đã tổ chức Hội nghị Bình Than triệu tập vương hầu, quý tộc, tướng lĩnh để bàn kế sách đánh giặc.

5. Quang Trung đã vận dụng nghệ thuật “đánh nhanh, thắng nhanh” một cách chủ động và đánh tan hàng chục vạn quân Thanh xâm lược chỉ trong thời gian ngắn.

6. Những người lãnh đạo, chỉ huy các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm là: Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Chu Văn An, Nguyễn Huệ,...

7. Trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, có một số cuộc kháng chiến không thành công.

Hãy xác định câu đúng hoặc sai về tầm quan trọng của Biển Đông và các cuộc đấu tranh để bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông trong các câu dưới đây.

1. Việt Nam có đường bờ biển trải dài từ thành phố Hải Phòng đến tỉnh Kiên Giang.

2. Các đảo, quần đảo trên Biển Đông tạo thành tuyến phòng thủ hướng đông của đất nước.

3. Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông bằng biện pháp hoà bình.

4. Các đội dân binh Hoàng Sa, Bắc Hải được thành lập đầu tiên dưới thời vua Tiến Minh Mạng.

5. Bản đồ Đại Nam nhất thống toàn đồ vẽ năm 1838 đã thể hiện quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ của Việt Nam.

6. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật khẳng định chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

7. Giáp Ngọ niên bình Nam đồ (1774) do người phương Tây vẽ đã thể hiện quần đảo Hoàng Sa.

8. Phát triển kinh tế biển, tăng cường quốc phòng và an ninh trên biển là những biện pháp để tăng cường tiềm lực quốc gia trong bảo vệ chủ quyền biển đảo.

9. Việt Nam đã tích cực đóng góp cho việc thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

10. Các Sách trắng ban hành năm 1979, 1981, 1988 của Việt Nam đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

11. Các đội Hoàng Sa và Bắc Hải có nhiệm vụ tuần tiễu giữ gìn vùng biển và khai thác sản vật ở các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.