Câu hỏi:
10/09/2024 164
Yếu tố nào sau đây là một trong những thuận lợi của các nước Đông Nam Á trong cuộc đấu tranh giành độc lập năm 1945?
Yếu tố nào sau đây là một trong những thuận lợi của các nước Đông Nam Á trong cuộc đấu tranh giành độc lập năm 1945?
A. Chủ nghĩa thực dân đế quốc đã bị xoá bỏ hoàn toàn trên thế giới.
B. Chủ nghĩa tư bản không còn là một hệ thống duy nhất
C. Chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt, chủ nghĩa thực dân suy yếu
D. Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ ở châu Âu.
Trả lời:
Đáp án đúng là : C
- Chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt, chủ nghĩa thực dân suy yếu, là một trong những thuận lợi của các nước Đông Nam Á trong cuộc đấu tranh giành độc lập năm 1945.
A loại vì năm 1945 chủ nghĩa thực dân chưa bị xoá bỏ hoàn toàn.
B loại vì bên cạnh chủ nghĩa tư bản còn các nước xã hội chủ nghĩa.
C chọn vì đến năm 1945, chủ nghĩa phát xít đã bị tiêu diệt, các nước thực dân bị chiến tranh tàn phá cũng dần suy yếu.
D loại vì chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ năm 1939.
→ C đúng .A,B,D sai.
*. Sự thành lập các quốc gia độc lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
a. Vài nét chung về quá trình đấu tranh giành độc lập.
- Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á (trừ Xiêm) đều bị chủ nghĩa thực dân phương Tây nô dịch.
- Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á bị biến thành thuộc địa của quân phiệt Nhật Bản.
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tận dụng thời cơ Nhật Bản đầu hàng đồng minh, nhân dân Đông Nam Á đứng lên đấu tranh, nhiều nước giành được độc lập hoặc giải phóng phần lớn lãnh thổ.
+ 17/8/1945, In-đô-nê-xia tuyên bố độc lập.
+ 2/9/1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.
- Thực dân Âu – Mĩ quay lại tái chiếm Đông Nam Á → nhân dân Đông Nam Á tiến hành kháng chiến chống xâm lược → đầu những năm 50 của thế kỉ XX, hầu hết các nước Đông Nam Á giành được độc lập.
- 1975, cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân 3 nước Đông Dương giành thắng lợi.
- 1984, Bru-nây giành độc lập.
- 2002, Đông Timo tách khỏi Inđônêxia, trở thành quốc gia độc lập.
b. Lào (1945 – 1975)
- 12/10/1945, Chính phủ Lào ra mắt quốc dân và tuyên bố độc lập.
- Tháng 3/1946, Pháp trở lại xâm lược Lào.
- 1946 – 1954, nhân dân Lào kháng chiến chống Pháp xâm lược dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.
- 1954 – 1975, nhân dân Lào kháng chiến chống Mĩ xâm lược dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Lào.
- 2/12/1975, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào được thành lập.
c. Campuchia (1945 – 1975)
- Tháng 10/1945, Pháp trở lại xâm lược Campuchia. Nhân dân Campuchia kháng chiến chống xâm lược dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương (từ 1951 là Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia).
- Ngày 9/11/1953, Pháp ký Hiệp ước "trao trả độc lập cho Campuchia" nhưng vẫn chiếm đóng đất nước này.
- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, chính phủ Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ 1954 công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Campuchia.
- 1954 - 1970: chính phủ Xihanuc thực hiện đường lối hòa bình,trung lập để xây dựng đất nước.
- 1970 - 1975: kháng chiến chống Mỹ.
- 1975 - 1979: nội chiến chống Khơ me đỏ.
- 1979 đến nay: thời kỳ hồi sinh và xây dựng đất nước. Tháng 9/1993, Vương quốc Campuchia được thành lập.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
So với trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai-Oasinhtơn, trật tự hai cực Ianta có điểm khác biệt nào sau đây?
So với trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai-Oasinhtơn, trật tự hai cực Ianta có điểm khác biệt nào sau đây?
Câu 2:
Hoạt động của tư sản và tiểu tư sản Việt Nam trong những năm 1919-1925 đều có tính chất
Câu 4:
Trong giai đoạn 1939-1945, sự kiện lịch sử thế giới nào sau đây có ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam?
Câu 5:
Ở Việt Nam, trong những năm 1919-1925, lực lượng xã hội nào sau đây có hoạt “chấn hưng nội hóa”, “bài trừ ngoại hóa”?
Câu 7:
So với trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai-Oasinhtơn, trật tự hai cực Ianta có điểm khác biệt nào sau đây?
So với trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai-Oasinhtơn, trật tự hai cực Ianta có điểm khác biệt nào sau đây?
Câu 8:
Nội dung nào sau đây là một trong những biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa?
Nội dung nào sau đây là một trong những biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa?
Câu 9:
Nội dung nào sau đây là nguyên nhân chung dẫn đến sự phát triển của nền kinh tế Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Nội dung nào sau đây là nguyên nhân chung dẫn đến sự phát triển của nền kinh tế Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Câu 10:
Nội dung nào sau đây thuộc bối cảnh lịch sử của phong trào Cần vương (1885 – 1896)?
Nội dung nào sau đây thuộc bối cảnh lịch sử của phong trào Cần vương (1885 – 1896)?
Câu 11:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, lực lượng xã hội nào sau đây lãnh đạo cuộc đấu tranh đòi độc lập của nhân dân Ấn Độ?
Câu 12:
Sự phát triển và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai không có tác động nào sau đây đến quan hệ quốc tế?
Sự phát triển và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai không có tác động nào sau đây đến quan hệ quốc tế?
Câu 13:
Trong thời gian ở Pháp (1917-1923), Nguyễn Ái Quốc có hoạt động yêu nước nào sau đây?
Trong thời gian ở Pháp (1917-1923), Nguyễn Ái Quốc có hoạt động yêu nước nào sau đây?
Câu 15:
Yếu tố nào sau đây tác động đến sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á?
Yếu tố nào sau đây tác động đến sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á?