Câu hỏi:
22/07/2024 8,659II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết của lòng trắc ẩn trong cuộc sống hiện đại.
Trả lời:
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng -phân-hợp, song hành hoặc móc xích.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: sự cần thiết của lòng trắc ẩn trong cuộc sống hiện đại.
c. Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ sự cần thiết của lòng trắc ẩn trong cuộc sống hiện đại.
. Có thể triển khai theo hướng sau:
*Giải thích: Lòng trắc ẩn là sự thương xót, đồng cảm và thấu hiểu giữa con người với con người.
* Bàn luận (phân tích, chứng minh):
- Lòng trắc ẩn được tạo nên bởi hai trụ cột chính là sự liên kết giữa người với người và ý nghĩa mà việc đối xử tốt với người khác đem lại. Vì thế trước tiên, lòng trắc ẩn sẽ giúp cho thế giới bớt đi khổ đau, bất hạnh, buồn thương.
- Lòng trắc ẩn giúp phát triển các mối quan hệ xã hội, khiến người gần người hơn, từ đó ngăn cản sự tổn thương, giúp cuộc sống này trở nên tốt đẹp hơn.
- Mỗi cá nhân hình thành và phát triển trong mình phẩm chất cao quý này sẽ góp phần phát triển những phẩm chất khác như: sự đồng cảm, đoàn kết, và cả sự biết ơn những giá trị mình đang có.
- Dẫn chứng: Trong hơn 40 năm mẹ Theresa đã chăm sóc người nghèo, bệnh tật, trẻ mồ côi, người hấp hối trên khắp Ấn Độ cũng như các quốc gia khác. Bà thực hiện bất cứ việc gì bà nghĩ là có thể mang tới hòa bình, tình yêu và tiếng cười trên thế giới. Đó chính là tình yêu thương không vị kỉ của vị nữ tu, hơn cả là lỏng trắc ẩn từ sâu thẳm trái tim bà.
*Bài học nhận thức và hành động:
- Lòng trắc ẩn là điều cần có ở mỗi con người, đặc biệt trong cuộc sống hiện đại khi con người có xu hướng thu mình lại, quan tâm nhiều hơn đến bản thân, có những người bạn ảo mà quên đi còn rất nhiều cảnh đời cần có sự sẻ chia của mọi người.
- Cần trân trọng và nâng niu những tấm lòng trong xã hội dù là nhỏ bé nhất, bởi thứ nhỏ bé đó là thứ xã hội cần nhất.
d. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Khổ thơ cuối gợi cho anh/chị suy nghĩ, trăn trở gì về thân phận của những người gánh hàng rong?
Câu 2:
Anh/chị hiểu như thế nào về câu thơ: “Họ gánh tặng tôi ngọn gió mát lành đồng quê”.
Câu 3:
Hình ảnh quê hương hiện lên trong nỗi nhớ của nhà thơ qua những từ ngữ nào?
Câu 4:
- Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn trích:
Họ gánh về cho tôi mùa ổi mùa xoài mùa mận
Mùa sen mùa cốm trên vai
Cả nắng ban mai cả hoàng hôn tím
Ngày đi rưng rưng đôi dép lê
Tôi mua được mùa ổi mùa sen bằng đồng bạc lẻ
Đồng bạc lặng lẽ
Thấm đẫm sương đêm thấm đẫm mồ hôi
Sau lưng họ đồng làng mồ côi hun hút gió
Vòng tay ngỏ
Lời ru con căng sữa
Họ gánh về cổng tôi bao mùa trinh nguyên, những mùa
tôi sẽ quên nếu thiếu họ
Hương nhãn Hưng Yên vừa vào mùa, sen Tây Hồ vừa nở,
cốm làng Vòng vừa trăn trở những hạt xanh
Họ gánh tặng tôi ngọn gió mát lành đồng quê
Nơi mẹ và con và chồng họ đứng chờ […]
Những ngôi sao của tôi
Gánh trên vai mình hẩm hiu số phận
Vô danh giữa đời thường
Dẫu đôi lúc đặt vào mắt tôi bao tia nhìn mang hình dấu hỏi.
(Trích Những ngôi sao mang hình quang gánh, Nguyễn Phan Quế Mai, www.thivien.vn)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Xác định thể thơ của đoạn trích trên.
Câu 5:
Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, cứ ngày đêm thổi sáo đi theo Mị .
Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết. Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường. Mị từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm, Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường.
Anh ném pao ,em không bắt
Em không yêu, quả pao rơi rồi...
(Trích Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập hai, Nxb GD,2008, tr 7,8)
Anh/chị hãy phân tích diễn biến tâm lí và hành động của nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét sự tinh tế khi diễn tả sự hồi sinh trong tâm hồn nhân vật của nhà văn Tô Hoài.