Câu hỏi:
23/07/2024 3,565Anh/chị hiểu như thế nào về câu thơ: “Họ gánh tặng tôi ngọn gió mát lành đồng quê”.
Trả lời:
- - Câu thơ: “Họ gánh tặng tôi ngọn gió mát lành đồng quê” là cách nói ý nhị, chỉ những gang hánh rong như những ngọn gió mát lành của quê hương.
- - Câu thơ mang lại hình dung về cảm nhận của tác giả về những kỉ niệm tuổi thơ gắn bó với những gánh hàng rong quen thuộc. Những gang hàng đó không chỉ chở những sản vật của quê hương mà hơn cả là nét đẹp của quê nhà
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết của lòng trắc ẩn trong cuộc sống hiện đại.
Câu 2:
Khổ thơ cuối gợi cho anh/chị suy nghĩ, trăn trở gì về thân phận của những người gánh hàng rong?
Câu 3:
Hình ảnh quê hương hiện lên trong nỗi nhớ của nhà thơ qua những từ ngữ nào?
Câu 4:
- Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn trích:
Họ gánh về cho tôi mùa ổi mùa xoài mùa mận
Mùa sen mùa cốm trên vai
Cả nắng ban mai cả hoàng hôn tím
Ngày đi rưng rưng đôi dép lê
Tôi mua được mùa ổi mùa sen bằng đồng bạc lẻ
Đồng bạc lặng lẽ
Thấm đẫm sương đêm thấm đẫm mồ hôi
Sau lưng họ đồng làng mồ côi hun hút gió
Vòng tay ngỏ
Lời ru con căng sữa
Họ gánh về cổng tôi bao mùa trinh nguyên, những mùa
tôi sẽ quên nếu thiếu họ
Hương nhãn Hưng Yên vừa vào mùa, sen Tây Hồ vừa nở,
cốm làng Vòng vừa trăn trở những hạt xanh
Họ gánh tặng tôi ngọn gió mát lành đồng quê
Nơi mẹ và con và chồng họ đứng chờ […]
Những ngôi sao của tôi
Gánh trên vai mình hẩm hiu số phận
Vô danh giữa đời thường
Dẫu đôi lúc đặt vào mắt tôi bao tia nhìn mang hình dấu hỏi.
(Trích Những ngôi sao mang hình quang gánh, Nguyễn Phan Quế Mai, www.thivien.vn)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Xác định thể thơ của đoạn trích trên.
Câu 5:
Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, cứ ngày đêm thổi sáo đi theo Mị .
Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết. Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường. Mị từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm, Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường.
Anh ném pao ,em không bắt
Em không yêu, quả pao rơi rồi...
(Trích Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập hai, Nxb GD,2008, tr 7,8)
Anh/chị hãy phân tích diễn biến tâm lí và hành động của nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét sự tinh tế khi diễn tả sự hồi sinh trong tâm hồn nhân vật của nhà văn Tô Hoài.