Câu hỏi:
19/07/2024 80
Viết đoạn văn (khoảng 200 – 300 chữ) về một trong hai nội dung sau:
- Con người sẽ được gì, mất gì khi trở thành bạn với muôn loài?
- Phải chăng “cái tôi” là một thế giới?
Viết đoạn văn (khoảng 200 – 300 chữ) về một trong hai nội dung sau:
- Con người sẽ được gì, mất gì khi trở thành bạn với muôn loài?
- Phải chăng “cái tôi” là một thế giới?
Trả lời:
Trả lời:
Đoạn văn tham khảo:
- Nội dung 1:
Từ thuở khai thiên lập địa, con người đã gắn bó chặt chẽ với thiên nhiên. Vậy “con người sẽ được gì, mất gì khi trở thành bạn với muôn loài?” Ngày nay dù sống trong những ngôi nhà bê - tông cao tầng có máy điều hòa nhiệt độ và đầy đủ tiện nghi hiện đại nhưng chúng ta vẫn không thể thiếu cây xanh, thảm cỏ, nước, không khí. Có thể nói thiên nhiên là bạn tốt của con người. Thiên nhiên tạo điều kiện cho con người tồn tại và phát triển. Thiên nhiên, đó là rừng vàng cung cấp đủ loại lâm sản. Rừng ngăn nước lũ, chắn gió, chắn cát để bảo vệ mùa màng. Thiên nhiên, đó là biển bạc cung cấp cho con người bao loại hải sản quý giá. Biển còn là đường giao thông thuận lợi nối liền các đại lục từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam. Thiên nhiên còn là đất đai cho con người trồng trọt, canh tác. Từ lúa, ngô, khoai, rau, đậu cho đến cam, nho, táo, mận... Có đất trồng trọt, con người mới có lương thực, thực phẩm để duy trì sự sống. Thiên nhiên, đó là nước, là không khí, là mỏ vàng, mỏ sắt, mỏ dầu, mỏ kim cương. Thiên nhiên cung cấp cho con người mọi điều kiện vật chất để không ngừng nâng cao cuộc sống… Tuy nhiên, việc trở thành bạn với muôn loài cũng có mặt trái. Con người sẽ phải đối mặt với những thách thức và nguy hiểm mới mà họ chưa từng trải qua. Điều này còn phụ thuộc vào tình trạng quản lý và chăm sóc thiên nhiên tại địa phương. Đây là một thử thách về mặt vật lý và tinh thần, và nếu không thích nghi tốt, sẽ có rủi ro về sức khỏe và an toàn. Tóm lại, việc trở thành bạn của muôn loài giúp chúng ta có những trải nghiệm thú vị, đồng thời cũng gắn kết mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
- Nội dung 2:
Con người từ khi ra đời đã tồn tại cái tôi. Vậy “Phải chăng “cái tôi” là một thế giới?”? Cái tôi trong mỗi người phát triển theo thời gian trong quá trình sống của con người... Khi còn nhỏ người ta ít bị các yếu tố xã hội tác động vào nhận thức về chính mình, nói cách khác, cái tôi được phát triển tương đối độc lập. Nhiều người cho rằng "cái tôi" đại diện cho bản thân của mình, tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ "cái tôi" thực sự là gì và nó có ảnh hưởng ra sao đến cuộc sống của họ. Đôi khi, khi con người quá lạc quan vào "cái tôi", họ trở nên ích kỷ và không thể chấp nhận ý kiến của người khác. Một số người còn sử dụng "cái tôi" để bảo vệ mình khỏi sự tổn thương, khiến cho họ không bao giờ muốn làm chuyện gì đó có thể đem lại rủi ro cho bản thân mình. Tuy nhiên, nếu được sử dụng đúng cách, "cái tôi" cũng có thể giúp con người tự tin và đạt được mục tiêu trong cuộc sống. Khi tạo cho mình được nhiều giá trị, làm cho “cái tôi” của mình đẹp hơn, người ta sẽ cảm thấy tự tin, cởi mở và tìm thấy cũng như tạo ra được nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống. Thấu hiểu được giá trị thật về cái tôi của mình, người ta có thể “là chính mình” và sống thật với mình hơn. Tóm lại, mỗi cá nhân là một thực thể tồn tại, phát triển, sinh ra và mất đi, có sự hình thành và cấu tạo rất riêng biệt, với những giá trị nhất định riêng trong thế giới này, chính vì vậy hãy sống hết mình để bản thân có thể là một người tự do, được sống hồn nhiên yêu đời và hạnh phúc
Trả lời:
Đoạn văn tham khảo:
- Nội dung 1:
Từ thuở khai thiên lập địa, con người đã gắn bó chặt chẽ với thiên nhiên. Vậy “con người sẽ được gì, mất gì khi trở thành bạn với muôn loài?” Ngày nay dù sống trong những ngôi nhà bê - tông cao tầng có máy điều hòa nhiệt độ và đầy đủ tiện nghi hiện đại nhưng chúng ta vẫn không thể thiếu cây xanh, thảm cỏ, nước, không khí. Có thể nói thiên nhiên là bạn tốt của con người. Thiên nhiên tạo điều kiện cho con người tồn tại và phát triển. Thiên nhiên, đó là rừng vàng cung cấp đủ loại lâm sản. Rừng ngăn nước lũ, chắn gió, chắn cát để bảo vệ mùa màng. Thiên nhiên, đó là biển bạc cung cấp cho con người bao loại hải sản quý giá. Biển còn là đường giao thông thuận lợi nối liền các đại lục từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam. Thiên nhiên còn là đất đai cho con người trồng trọt, canh tác. Từ lúa, ngô, khoai, rau, đậu cho đến cam, nho, táo, mận... Có đất trồng trọt, con người mới có lương thực, thực phẩm để duy trì sự sống. Thiên nhiên, đó là nước, là không khí, là mỏ vàng, mỏ sắt, mỏ dầu, mỏ kim cương. Thiên nhiên cung cấp cho con người mọi điều kiện vật chất để không ngừng nâng cao cuộc sống… Tuy nhiên, việc trở thành bạn với muôn loài cũng có mặt trái. Con người sẽ phải đối mặt với những thách thức và nguy hiểm mới mà họ chưa từng trải qua. Điều này còn phụ thuộc vào tình trạng quản lý và chăm sóc thiên nhiên tại địa phương. Đây là một thử thách về mặt vật lý và tinh thần, và nếu không thích nghi tốt, sẽ có rủi ro về sức khỏe và an toàn. Tóm lại, việc trở thành bạn của muôn loài giúp chúng ta có những trải nghiệm thú vị, đồng thời cũng gắn kết mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
- Nội dung 2:
Con người từ khi ra đời đã tồn tại cái tôi. Vậy “Phải chăng “cái tôi” là một thế giới?”? Cái tôi trong mỗi người phát triển theo thời gian trong quá trình sống của con người... Khi còn nhỏ người ta ít bị các yếu tố xã hội tác động vào nhận thức về chính mình, nói cách khác, cái tôi được phát triển tương đối độc lập. Nhiều người cho rằng "cái tôi" đại diện cho bản thân của mình, tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ "cái tôi" thực sự là gì và nó có ảnh hưởng ra sao đến cuộc sống của họ. Đôi khi, khi con người quá lạc quan vào "cái tôi", họ trở nên ích kỷ và không thể chấp nhận ý kiến của người khác. Một số người còn sử dụng "cái tôi" để bảo vệ mình khỏi sự tổn thương, khiến cho họ không bao giờ muốn làm chuyện gì đó có thể đem lại rủi ro cho bản thân mình. Tuy nhiên, nếu được sử dụng đúng cách, "cái tôi" cũng có thể giúp con người tự tin và đạt được mục tiêu trong cuộc sống. Khi tạo cho mình được nhiều giá trị, làm cho “cái tôi” của mình đẹp hơn, người ta sẽ cảm thấy tự tin, cởi mở và tìm thấy cũng như tạo ra được nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống. Thấu hiểu được giá trị thật về cái tôi của mình, người ta có thể “là chính mình” và sống thật với mình hơn. Tóm lại, mỗi cá nhân là một thực thể tồn tại, phát triển, sinh ra và mất đi, có sự hình thành và cấu tạo rất riêng biệt, với những giá trị nhất định riêng trong thế giới này, chính vì vậy hãy sống hết mình để bản thân có thể là một người tự do, được sống hồn nhiên yêu đời và hạnh phúc
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nêu một số điểm khác biệt giữa truyện thơ dân gian và truyện thơ Nôm, minh hoạ bằng các dẫn chứng lấy từ các văn bản đã học.
Câu 2:
Kẻ vào vở hai cột A, B theo mẫu dưới đây, sau đó nối tên thể loại ở cột A với đặc điểm phù hợp được nêu ở cột B; giải thích lí do bạn tạo ra các đường nối giữa hai cột A và B.
A.Thể loại/
Kiểu văn bản
B. Đặc điểm
Truyện thơ Nôm
bình dân
những sáng tác không có cốt truyện; giàu tính trữ tình và tính nhạc;...
Truyện ngắn
những sáng tác tự sự hư cấu có dung lượng nhỏ, thường phù hợp để đọc hết trong một lần; quy mô hạn chế, số lượng nhân vật và sự kiện ít, chỉ tập trung miêu tả một khía cạnh hoặc trạng thái cụ thể của đời sống xã hội...
Truyện thơ Nôm
bác học
những tác phẩm do các tác giả là trí thức Nho học (thường có tên tuổi, lai lịch rõ ràng) sáng tác, lưu hành rộng rãi nhưng chủ yếu vẫn trong giới trí thức tinh hoa, có nội dung phản ánh số phận và nhu cầu của giới trí thức, có chất lượng nghệ thuật cao;...
Truyện thơ
dân gian
những sáng tác trung gian giữa truyện và kí; kết hợp hư cấu và phi hư cấu;...
Thơ có yếu tố
tượng trưng
những sáng tác dưới hình thức văn vắn, thường xoay quanh đề tài tình yêu, hôn nhân; kết hợp tự sự với trữ tình, rất gần gũi với ca dao, dân ca; phát triển nhiều ở các dân tộc miền núi;...
Truyện kí
những tác phẩm diễn tả thế giới nội tâm của chủ thể trữ tình thông qua những chi tiết, hình ảnh cụ thể, gợi cảm, kết hợp sự cảm nhận của nhiều giác quan; nhiều khi còn còn đi sâu vào những vấn đề triết học....
Kẻ vào vở hai cột A, B theo mẫu dưới đây, sau đó nối tên thể loại ở cột A với đặc điểm phù hợp được nêu ở cột B; giải thích lí do bạn tạo ra các đường nối giữa hai cột A và B.
A.Thể loại/ Kiểu văn bản |
|
B. Đặc điểm |
Truyện thơ Nôm bình dân |
|
những sáng tác không có cốt truyện; giàu tính trữ tình và tính nhạc;... |
Truyện ngắn |
|
những sáng tác tự sự hư cấu có dung lượng nhỏ, thường phù hợp để đọc hết trong một lần; quy mô hạn chế, số lượng nhân vật và sự kiện ít, chỉ tập trung miêu tả một khía cạnh hoặc trạng thái cụ thể của đời sống xã hội... |
Truyện thơ Nôm bác học |
|
những tác phẩm do các tác giả là trí thức Nho học (thường có tên tuổi, lai lịch rõ ràng) sáng tác, lưu hành rộng rãi nhưng chủ yếu vẫn trong giới trí thức tinh hoa, có nội dung phản ánh số phận và nhu cầu của giới trí thức, có chất lượng nghệ thuật cao;... |
Truyện thơ dân gian |
|
những sáng tác trung gian giữa truyện và kí; kết hợp hư cấu và phi hư cấu;... |
Thơ có yếu tố tượng trưng |
|
những sáng tác dưới hình thức văn vắn, thường xoay quanh đề tài tình yêu, hôn nhân; kết hợp tự sự với trữ tình, rất gần gũi với ca dao, dân ca; phát triển nhiều ở các dân tộc miền núi;... |
Truyện kí |
|
những tác phẩm diễn tả thế giới nội tâm của chủ thể trữ tình thông qua những chi tiết, hình ảnh cụ thể, gợi cảm, kết hợp sự cảm nhận của nhiều giác quan; nhiều khi còn còn đi sâu vào những vấn đề triết học.... |
Câu 3:
Lập bảng tổng hợp những điểm đáng lưu ý về các tri thức tiếng Việt liên quan đến
– Đặc điểm, tác dụng của một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường
– Đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ đối;
– Đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc;
– Cách nhận biết và cách sửa một số kiểu lỗi về thành phần câu.
Lập bảng tổng hợp những điểm đáng lưu ý về các tri thức tiếng Việt liên quan đến
– Đặc điểm, tác dụng của một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường
– Đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ đối;
– Đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc;
– Cách nhận biết và cách sửa một số kiểu lỗi về thành phần câu.
Câu 4:
Nhận xét về cách sử dụng ngôi kể, điểm nhìn trong tác phẩm Tôi đã học tập như thế nào? (M. Go-rơ-ki) hoặc Xà bông “Con Vịt” (Trần Bảo Định).
Câu 5:
Bạn hiểu thế nào là yếu tố tượng trưng trong thơ trữ tình? Theo bạn, đoạn thơ sau có yếu tố tượng trưng không? Dựa vào những dấu hiệu nào để khẳng định như vậy?
Này lắng nghe em khúc nhạc thơm
Say người như rượu tối tân hôn;
Như hương thấm tận qua xương tuỷ,
Âm điệu, thần tiên, thấm tận hồn.
Hãy tự buông cho khúc nhạc hường
Dẫn vào thế giới của Du Dương
Ngừng hơi thở lại, xem trong ấy
Hiển hiện hoa và phảng phất hương...
(Xuân Diệu, Huyền diệu)
Bạn hiểu thế nào là yếu tố tượng trưng trong thơ trữ tình? Theo bạn, đoạn thơ sau có yếu tố tượng trưng không? Dựa vào những dấu hiệu nào để khẳng định như vậy?
Này lắng nghe em khúc nhạc thơm
Say người như rượu tối tân hôn;
Như hương thấm tận qua xương tuỷ,
Âm điệu, thần tiên, thấm tận hồn.
Hãy tự buông cho khúc nhạc hường
Dẫn vào thế giới của Du Dương
Ngừng hơi thở lại, xem trong ấy
Hiển hiện hoa và phảng phất hương...
(Xuân Diệu, Huyền diệu)
Câu 6:
Nêu một số điểm nổi bật về con người, cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du. Theo bạn, với Truyện Kiều, Nguyễn Du đã có những đóng góp gì trong việc phát triển thể loại truyện thơ Nôm của dân tộc?
Câu 7:
Theo bạn, nhìn từ mối quan hệ với tác giả, người kể chuyện trong truyện ngắn khác với người kể chuyện trong truyện kí như thế nào? Chia sẻ cảm nhận hoặc ấn tượng sâu sắc nhất của bạn khi đọc một trong ba truyện ngắn: Chiều sương (Bùi Hiển), Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp), Kiến và người (Trần Duy Phiên).
Câu 9:
Lập bảng so sánh và chỉ ra những điểm tương đồng, khác biệt về yêu cầu trong cách viết giữa hai kiểu văn bản:
– Văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học và văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học
– Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội và thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận
Lập bảng so sánh và chỉ ra những điểm tương đồng, khác biệt về yêu cầu trong cách viết giữa hai kiểu văn bản:
– Văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học và văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học
– Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội và thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận