Câu hỏi:
18/09/2024 130Việc thực hiện phong trào “vô sản hóa” của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên đã:
A. mở rộng địa bàn hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên trong và ngoài nước.
B. thúc đẩy phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ, trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc.
C. xây dựng những cơ sở cách mạng bí mật trong nước, thúc đẩy phong trào yêu nước phát triển mạnh.
D. làm cho phong trào công nhân hoàn toàn chuyển sang giai đoạn đấu tranh tự giác.
Trả lời:
Đáp án đúng là : B
- Việc thực hiện phong trào “vô sản hóa” của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên đã thúc đẩy phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ, trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc.
Phong trào "vô sản hóa" của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên giúp trí thức cách mạng sống và làm việc cùng công nhân, từ đó truyền bá tư tưởng cách mạng và tổ chức các cuộc đấu tranh. Điều này làm giai cấp công nhân nhận thức rõ vai trò của mình trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, trở thành lực lượng nòng cốt của phong trào dân tộc. Phong trào công nhân từ đó phát triển mạnh mẽ và có tổ chức, đóng góp quan trọng vào sự thành công của cách mạng.
→ B đúng.A,C,D sai.
* Hội Việt Nam Cách mạng Thanh thiên.
a. Sự ra đời của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.
-Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) mở lớp đào tạo cán bộ, giác ngộ một số thanh niên tích cực trong Tâm tâm xã, lập ra Cộng sản đoàn (2 – 1925).
- Tháng 6– 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
b. Quá trình hoạt động
* Thành phần hội viên: trí thức tiểu tư sản, công nhân, nông dân,...
* Địa bàn hoạt động: Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì và cả Hải ngoại (Xiêm).
* Nền tảng tư tưởng chính trị: chủ nghĩa Mác – Lênin.
* Hoạt động tiêu biểu:
- Nguyễn Ái Quốc tiếp tục huấn luyện, đào tạo cán bộ cách mạng.
- Tuyên truyền sách báo Mác-xít:
+ Ra báo Thanh niên (6 – 1925) làm cơ quan ngôn luận.
+ Đầu năm 1927, tác phẩm Đường Kách mệnh của Nguyễn Ái Quốc được xuất bản.
– Cuối năm 1928, thực hiện chủ trương “vô sản hoá”.
c. Vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên:
- Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị: tuyên truyền lí luận cách mạng giải phóng dân tộc trong phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
+ Chuẩn bị về tổ chức: xây dựng đội ngũ cán bộ và hệ thống tổ chức, đưa đến sự ra đời các tổ chức cộng sản, từ đó hợp nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Sự kiện Nhật đảo chính Pháp độc chiếm Đông Dương (3 - 1945) chứng tỏ
Câu 2:
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (7- 1936) đã quyết định thành lập:
Câu 3:
Tại Hội nghị tháng 11 – 1939, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác định nhiệm vụ, mục tiêu đấu tranh trước mắt của cách mạng Đông Dương là
Câu 4:
Thủ đoạn thâm độc nhất của thực dân Pháp trong chương trình khai thác thuộc địa đã đẩy người nông dân Việt Nam đến bước đường cùng là:
Câu 5:
Từ năm 1945 đến năm 1950, Liên Xô bắt tay vào khôi phục kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh:
Câu 7:
Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ (1946 – 1949) ở Trung Quốc có điểm giống với Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là
Câu 8:
Nguyên nhân khách quan dẫn đến thắng lợi của cách mạng Tháng Tám năm 1945 là do
Câu 10:
Điểm mới của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5 – 1941) so với Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (1930) là về
Câu 11:
Các cuộc chiến tranh Đông Dương (1945 – 1954), chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953), chiến tranh Việt Nam (1954 - 1975) chứng tỏ
Câu 12:
Sự kiện nào đã đưa Đảng Cộng sản Đông Dương từ một đảng hoạt động bất hợp pháp trở thành một đảng nắm quyền trong cả nước?
Câu 13:
Tháng 11 – 1993, Hiến pháp mới của Cộng hòa Nam Phi được thông qua đã
Câu 14:
Con đường cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là: