Câu hỏi:

22/07/2024 104

Việc Liên Xô là một trong năm nước Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có nghĩa như thế nào trong quan hệ quốc tế?

A. Khẳng định vai trò lãnh đạo tối cao của năm nước lớn trong tổ chức Liên hợp quốc.

B. Góp phần hạn chế sự thao túng của chủ nghĩa tư bản đối với tổ chức Liên hợp quốc.

Đáp án chính xác

C. Làm cho Liên hợp quốc giải quyết được mọi cuộc xung đột, tranh chấp trên thế giới.

D. Làm cho Liên hợp quốc mở rộng thêm thành viên, tổ chức chặt chẽ hơn.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án B

- Trước khi tổ chức Liên hợp quốc được thành lập thì sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, tổ chức Hội Quốc liên đã được thành lập nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Tuy nhiên, trong tổ chức Hội Quốc liên chỉ có các nước tư bản thắng trận. Việc sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô trở thành nước thành viên của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã mở ra sự khác biệt, đó là lần đầu tiên trong tổ chức duy trì hòa bình và an ninh thế giới, các nước thành viên không chỉ là các nước TBCN.

- Liên Xô (sau đó là Liên bang Nga) là thành viên của Liên hợp quốc đã góp phần hạn chế sự thao túng của chủ nghĩa tư bản đối với tổ chức Liên hợp quốc. Cụ thể là thông qua nguyên tắc đồng thuận, nếu có 1 phiếu không đồng ý thì các quyết nghị của Liên hợp quốc không được thông qua.

Chú ý khi giải:

- Đáp án A loại vì việc Liên Xô trở thành 1 trong 5 nước Ủy viên thường trực không khẳng định vai trò lãnh đạo tối cao của năm nước lớn trong tổ chức Liên hợp quốc. Các vấn đề được đưa ra thảo luận và biểu quyết còn phải thông qua các nước thành viên của Liên hợp quốc chứ không phải chỉ duy nhất 5 nước Ủy viên quyết định.

- Đáp án C loại vì hiện nay có những tranh chấp, xung đột, li khai diễn ra ở nhiều khu vực chưa thể giải quyết được.

- Đáp án D loại vì việc mở rộng thành viên là do nhiều yếu tố mà chủ yếu là xuất phát từ lợi ích chung.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là

Xem đáp án » 22/07/2024 1,159

Câu 2:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào ở khu vực Đông Bắc Á bị chia cắt thành hai quốc gia độc lập?

Xem đáp án » 19/07/2024 232

Câu 3:

Theo quyết định của Hội nghị Pốtxdam, lực lượng nào với danh nghĩa Đồng minh vào nước ta làm nhiệm vụ giải quyết phát xít Nhật từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam?

Xem đáp án » 20/07/2024 206

Câu 4:

Khó khăn cơ bản của kinh tế Mĩ trong thập niên 80 của thế kỉ XX là

Xem đáp án » 20/07/2024 201

Câu 5:

Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á trở thành thuộc địa của

Xem đáp án » 20/07/2024 195

Câu 6:

Vì sao tháng 8-1908, chính phủ Nhật trục xuất toàn bộ lưu học sinh Việt Nam?

Xem đáp án » 17/07/2024 194

Câu 7:

Cuối thế kỉ XIX, trước nguy cơ xâm lược của các nước tư bản phương Tây, triều đình nhà Nguyễn đã thi hành chính sách nào?

Xem đáp án » 21/07/2024 184

Câu 8:

Trong quá trình thực hiện chiến lược toàn cầu (từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000), Mĩ đã đạt được kết quả nào dưới đây?

Xem đáp án » 20/07/2024 176

Câu 9:

Yếu tố nào làm thay đổi chính sách đối nội đối ngoại của nước Mĩ khi bước sang thế kỉ XXI?

Xem đáp án » 22/07/2024 174

Câu 10:

Khẩu hiệu chung của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là

Xem đáp án » 19/07/2024 172

Câu 11:

Sự kiện có tính đột phá làm xói mòn trật tự hai cực Ianta là

Xem đáp án » 08/07/2024 171

Câu 12:

Chiến lược phát triển kinh tế mà nhóm 5 nước sáng lập ASEAN đều tiến hành thời kì đầu sau khi giành độc lập là gì?

Xem đáp án » 21/07/2024 170

Câu 13:

Quốc gia nào sau đây tuyên bố độc lập và thành lập nước Cộng hòa vào năm 1959?

Xem đáp án » 20/07/2024 167

Câu 14:

Một trong những hệ quả từ chính sách cai trị của thực dân Anh còn tồn tại hiện nay ở Ấn Độ là gì?

Xem đáp án » 20/07/2024 165

Câu 15:

Từ cuối những năm 70 của TK XX đến những năm 90 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân chỉ tồn tại dưới hình thức nào?

Xem đáp án » 23/07/2024 164

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »