Câu hỏi:
16/07/2024 175Việc Liên Xô là một trong năm nước Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có ý nghĩa như thế nào trong quan hệ quốc tế?
A. Giúp cho Liên hợp quốc trở thành tổ chức quốc tế quan trọng nhất trong đời sống chính trị quốc tế sau năm 1945.
B. Góp phần hạn chế sự thao túng của chủ nghĩa tư bản đối với tổ chức Liên hợp quốc.
C. làm cho Liên hợp quốc có vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình an và ninh thế giới.
D. Khẳng định vai trò tối cao của năm nước lớn trong tổ chức Liên hợp quốc.
Trả lời:
Phương pháp: Phân tích, đánh giá vai trò của Liên Xô khi trở thành 1 trong 5 Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Cách giải:
A loại vì việc Liên Xô là một trong năm nước Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc không mang ý nghĩa giúp cho Liên hợp quốc trở thành tổ chức quốc tế quan trọng nhất trong đời sống chính trị quốc tế sau năm 1945.
B chọn vì:
- Trước khi tổ chức Liên hợp quốc được thành lập thì sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, tổ chức Hội Quốc liên đã được thành lập nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Tuy nhiên, trong tổ chức Hội Quốc liên chỉ có các nước tư bản thắng trận. Việc sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô trở thành nước thành viên của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã mở ra sự khác biệt, đó là lần đầu tiên trong tổ chức duy trì hòa bình và an ninh thế giới, các nước thành viên không chỉ là các nước TBCN.
- Liên Xô (sau đó là Liên bang Nga) là thành viên của Liên hợp quốc đã góp phần hạn chế sự thao túng của chủ nghĩa tư bản đối với tổ chức Liên hợp quốc. Cụ thể là thông qua nguyên tắc đồng thuận, nếu có 1 phiếu không đồng ý thì các quyết nghị của Liên hợp quốc không được thông qua.
C loại vì việc Liên hợp quốc được thành lập nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới, đây là vấn đề cấp thiết, quan trọng và không phụ thuộc vào việc Liên Xô là một trong năm nước Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Bên cạnh đó, chỉ mình Liên Xô cũng không thể làm cho Liên hợp quốc có vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình an và ninh thế giới.
D loại vì việc Liên Xô trở thành 1 trong 5 nước Ủy viên thường trực không khẳng định vai trò lãnh đạo tối cao của năm nước lớn trong tổ chức Liên hợp quốc. Các vấn đề được đưa ra thảo luận và biểu quyết còn phải thông qua các nước thành viên của Liên hợp quốc chứ không phải chỉ duy nhất 5 nước Ủy viên quyết định.
Chọn B.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nhóm 5 nước sáng lập ASEAN thực hiện chiến lược kinh tế hướng nội trong khoảng thời gian nào?
Câu 2:
Điểm khác nhau về nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) so với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám (1945) là
Câu 3:
“Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch; khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới; củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc". Đây là ba mục đích mà Đảng ta đã đề ra trong
Câu 6:
Các nước Tây Âu liên kết lại với nhau dựa trên những điểm tương đồng nào?
Câu 7:
Nội dung nào sau đây khái quát về chính sách đối ngoại của Liên Xô từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX?
Câu 9:
Hiệp định Sơ bộ Việt - Pháp ngày 6 - 3 - 1946 không có nội dung nào sau đây?
Câu 10:
Mâu thuẫn chủ yếu hàng đầu của xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
Câu 11:
Ý nào dưới đây thể hiện điểm tương đồng về nội dung của Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương và Hiệp định Pari 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam?
Câu 12:
Điểm khác biệt và cũng là nét độc đáo nhất trong cuộc hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành (1911 - 1917) so với những người đi trước là
Câu 13:
Tháng 6 - 1925, Nguyễn Ái Quốc đã thành lập tổ chức cách mạng nào tại Quảng Châu (Trung Quốc)?
Câu 14:
Trước cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam có hai giai cấp cơ bản là