Câu hỏi:
27/09/2024 154Vì sao nói Xô viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931?
A. Đã đánh đổ thực dân Pháp và phong kiến tay sai.
B. Đã khẳng định quyền làm chủ của nông dân.
C. Đã làm lung lay tận gốc chế độ phong kiến ở nông thôn trên cả nước.
D. Đã thiết lập được một chính quyền kiểu mới, của dân, do dân và vì dân.
Trả lời:
Đáp án đúng là : D
- Nói Xô viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931 vì Đã thiết lập được một chính quyền kiểu mới, của dân, do dân và vì dân.
- A sai vì phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh chưa đánh đổ thực dân Pháp và phong kiến tay sai trên cả nước,mà mới chỉ có một bộ phận địa phương.
- B sai vì phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh không thể hiện việc làm chủ của nông dân ở nông thôn trên cả nước.
- C sai vì phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh không làm lung lay tận gốc chế độ phong kiến ở nông thôn trên cả nước,mà mới chỉ ở một bộ phần địa phương,
* Xô viết Nghệ - Tĩnh.
a. Sự ra đời của các “Xô viết” ở Nghệ An, Hà Tĩnh.
- Từ tháng 9/1930, phong trào đấu tranh dâng cao nhất ở Nghệ An và Hà Tĩnh. Trước sự phát triển của phong trào cách mạng, hệ thống chính quyền địch ở nhiều địa phương đã tan rã; các cấp ủy Đảng ở nhiều xã, thôn đã lãnh đọa nhân dân đứng lên xây dựng chính quyền.
- Tại Nghệ An, Xô viết ra đời từ tháng 9/1930, ở các xã thuộc huyện Thanh Chương, Nam Đàn, Anh Sơn, Nghi Lộc, Diễn Châu,...
- Ở Hà Tĩnh, Xô viết hình thành cuối năm 1930 đầu năm 1931, tại các xã thuộc huyện Nghi Xuân, Hương Khê, Can Lộc.
b. Các chính sách của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh
- Về chính trị: thực hiện rộng rãi các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân. Quần chúng được tham gia các đoàn thể, tự do hội họp. Các đội tự vệ đỏ, tòa án nhân dân được thành lập.
- Về kinh tế: chia ruộng đất công cho dân cày nghèo; bãi bỏ các thứ thuế vô lý; chú trọng đắp đê phòng lụt, tu sửa cầu cống, đường giao thông; lập các tổ chức để nông dân giúp đỡ nhau sản xuất.
- Về văn hóa - xã hội: mở các lớp dạy chữ quốc ngữ; xóa bỏ các tệ nạn xã hội; tuyên truyền giáo dục ý thức chính trị cho quần chúng qua hội họp, mít tinh; tuyên truyền, phổ biến các sách báo cách mạng,...
⇒ Xô Viết Nghệ - Tĩnh là mẫu hình chính quyền cách mạng đầu tiên ở Việt Nam, một chính quyền nhà nước của dân, do dân, vì dân.
c. Kết quả của phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh
- Thực dân Pháp tăng cường đàn áp, khủng bố lực lượng cách mạng => nhiều cơ quan lãnh đạo của Đảng, cơ sở quần chúng bị phá vỡ, nhiều cán bộ, đảng viên, những người yêu nước bị bắt, bị tù đày.
- Đến giữa năm 1931, phong trào cách mạng trong cả nước tạm thời lắng xuống.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1935
Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 14: Phong trào cách mạng 1930 – 1931
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Thực hiện kế hoạch Rơve, Pháp tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4 nhằm mục đích gì?
Câu 2:
Đặc điểm nào dưới đây chỉ có trong khởi nghĩa Yên Thế mà không xuất hiện trong phong trào Cần Vương?
Câu 3:
Mục tiêu của chiến lược “Cam kết và mở rộng” của Tổng thống B.Clintơn có gì giống với Chiến lược toàn cầu?
Câu 4:
Các chiến thuật mới được sử dụng phổ biến trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là
Câu 5:
Tháng 3-1921, Đảng Bôsêvích Nga quyết định thực hiện chính sách gì?
Câu 6:
Dưới thời kì cầm quyền của Hít-le, nền kinh tế Đức được phát triển theo hướng
Câu 7:
Phương châm tác chiến trong các chiến dịch giải phóng hoàn toàn miền Nam được Bộ chính trị Trung ương xác định?
Câu 8:
Điền từ còn thiếu vào dấu chấm: “Phải phá tan cuộc tấn công....... của giặc Pháp”.
Câu 9:
Thủ đoạn mới được Mĩ thực hiện trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” là gì?
Câu 10:
Mối quan hệ giữa trận Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về kết thúc tranh lập lại hòa bình ờ Đông Dương là:
Câu 11:
Nội dung nào sau đây đúng với một trong các xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh?
Câu 12:
Năm 1936, ở Việt Nam các ủy ban hành động được thành lập nhằm mục đích gì?
Câu 13:
Sự khởi sắc của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được đánh dấu bằng sự kiện nào?
Câu 14:
Học thuyết Truman được Quốc hội Mĩ thông qua ngày 12/3/1947 đã vấp phải sự phản kháng của thế giới vì bản chất:
Câu 15:
Những địa phương nào giành được chính quyền sớm nhất trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945?