Câu hỏi:
29/11/2024 136Vì sao Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ III?
A. Quốc tế nảy bênh vực cho quyền lợi các nước thuộc địa.
B. Quốc tế này giúp nhân dân ta đấu tranh chống Pháp.
C. Quốc tế này đề ra đường lối cho cách mạng Việt Nam.
D. Quốc tế này chủ trương thành lập một trận giải phóng dân tộc Việt Nam.
Trả lời:
Đáp án đúng là : A
- Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ III vì Quốc tế bênh vực cho quyền lợi các nước thuộc địa.
Sự phản bội của Quốc tế II đòi hỏi giai cấp công nhân thế giới phải thành lập tổ chức cách mạng của mình. Tháng 3-1919, tại Mátxcơva, Lênin và các tổ chức cách mạng của giai cấp công nhân các nước trên thế giới đã thành lập Quốc tế III (Quốc tế Cộng sản). Sự ra đời của tổ chức cách mạng này đã mang lại cho sự nghiệp cách mạng vô sản và giải phóng dân tộc trên thế giới sức mạnh với khẩu hiệu “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức liên hiệp lại”. Quốc tế Cộng sản cũng đã trở thành hậu thuẩn vững chắc cho cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng Cộng sản Đông Dương, một chi bộ của Quốc tế Cộng sản.
=> Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế cộng sản tại Đại hội Tua (tháng 12/1920) vì Quốc tế cộng sản ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa, bênh vực quyền lợi của các nước thuộc địa.
→ A đúng.B,C,D sai.
* Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc
a. Hoạt động tiêu biểu của Nguyễn Ái Quố trong những năm 1919 – 1924
Thời gian |
Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc |
1919 |
- Gửi “bản yêu sách của nhân dân An Nam” tới Hội nghị Véc-xai. |
1920 |
- TĐọc bản sơ thảo lần thứ nhất luận cương về những vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin. - Tham gia Đại hội Tua, bỏ phiếu tán thành việc ra nhập Quốc tế cộng sản và thành lập Đảng Cộng sản Pháp.
Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội Tua (tháng 12/1920) |
1921 |
- Thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa. - Ra báo Người cùng khổ. - Viết bài cho các báo: Nhân Đạo, Đời sống công nhân,... |
1922 |
- Ở lại Pháp hoạt động cách mạng: nghiên cứu cách mạng tháng Mười Nga và chủ nghĩa Mác – Lênin, viết bài cho các tờ báo tiến bộ, truyền bá sách báo tiến bộ về Việt Nam, ... |
1923 |
- Sang Liên Xô tham dự Hội nghị quốc tế nông dân. |
1924 |
- Tham dự Đại hội V của Quốc tế Cộng sản. - Cuối 1924, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô về Quảng Châu (Trung Quốc) tiếp tục hoạt động cách mạng. |
b. Cống hiến của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam (giai đoạn 1919 – 1924)
- Xác định được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam – con đường cách mạng vô sản
- Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925
Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 12: Phong trào dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Kế hoạch Nava (1953) của Pháp - Mỹ trong cuộc chiến tranh Đông Dương ra đời trong hoàn cảnh
Câu 3:
Bài học kinh nghiệm rút ra từ việc giải quyết nạn dốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh sau ngày Cách mạng tháng Tám (1945) thành công đối với nền giáo dục Việt Nam hiện nay là
Câu 4:
Mục tiêu chiến lược quan trọng nhất của Pháp khi mà cuộc tấn công lên căn cứ Việt Bắc (1947) là
Câu 6:
Bản chất của mối quan hệ ASEAN với ba nước Đông Dương từ năm 1967 đến năm 1979:
Câu 8:
Một trong những nội dung chủ yếu của chiến lược kinh tế hướng nội của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN vào thập niên 50 - 60 của thế kỷ XX là
Câu 10:
Lấy thân mình lấp lỗ châu mai là hành động của anh hùng nào trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954?
Câu 11:
Trong các nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào là cơ bản nhất, quyết định sự bùng nổ, phong trào cách mạng 1930 – 1931?
Câu 12:
Nơi diễn ra các trận đánh giằng co và ác liệt nhất trong chiến dịch Điện Biên Phủ là
Câu 13:
Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam trong thời kì khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) là
Câu 14:
Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn?