Câu hỏi:

15/07/2024 113

Vì sao máu, nước mô và dịch bạch huyết được coi là môi trường trong của cơ thể? Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể khi môi trường trong cơ thể không được duy trì ổn định? Cho ví dụ minh hoạ.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

- Máu, nước mô và dịch bạch huyết được coi là môi trường trong của cơ thể vì nhờ các thành phần này mà tế bào và môi trường ngoài thường xuyên liên hệ với nhau thông qua quá trình trao đổi chất.

- Khi môi trường trong bị mất cân bằng sẽ gây nên sự rối loạn trong hoạt động của các tế bào và các cơ quan, gây nên bệnh, thậm chí gây ra tử vong. Ví dụ: Nếu hàm lượng glucose trong máu thường xuyên ở mức cao sẽ gây bệnh đái tháo đường; nếu hàm lượng uric acid trong máu thường xuyên ở mức cao sẽ gây bệnh gout.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Đọc kết quả xét nghiệm nồng độ glucose và uric acid trong máu của một bệnh nhân nam trong Bảng 36.1 SGK KHTN 8. Nhận xét về kết quả xét nghiệm, dự đoán các nguy cơ về sức khoẻ của bệnh (nếu có) và đưa ra lời khuyên phù hợp.

Xem đáp án » 20/07/2024 252

Câu 2:

Quan sát Hình 36.1 SGK KHTN 8, mô tả các thành phần môi trường trong của cơ thể.

Xem đáp án » 23/07/2024 208

Câu 3:

Cân bằng môi trường trong cơ thể là gì và có vai trò như thế nào đối với cơ thể?

Xem đáp án » 21/07/2024 164

Câu 4:

Sau khi ăn quá mặn, chúng ta thường có cảm giác khát. Việc uống nhiều nước sau khi ăn quá mặn có ý nghĩa gì đối với cơ thể?

Xem đáp án » 22/07/2024 160

Câu 5:

Trong lần khám sức khoẻ định kì đầu năm học, một bạn nam nhận được kết quả xét nghiệm một số chỉ số sinh hoá máu, trong đó có 2 chỉ số phản ánh tình trạng mỡ máu như sau:

Tên xét nghiệm

Kết quả

Chỉ số bình thường

Đơn vị

Định lượng cholesterol (máu)

6,07

3,11 – 5,18

mmol/l

Định lượng trigryceride (máu)

2,3

0,23 – 2,03

mmol/l

Em hãy đóng vai bác sĩ, đánh giá về tình trạng mỡ máu của bạn nam trên, nêu những nguy cơ có thể gặp phải và đưa ra lời khuyên cho bạn (nếu cần).

Xem đáp án » 15/07/2024 111

Câu 6:

Bệnh tiểu đường là tình trạng nồng độ glucose trong máu luôn cao hơn mức bình thường và xuất hiện glucose trong nước tiểu. Tiểu đường gây ra những hậu quả nghiêm trọng như suy thận, hoại tử chi, mù loà, nhồi máu cơ tim,... Tiểu đường type 2 chiếm 90% số bệnh nhân mắc bệnh và thường gặp ở những người thừa cân, béo phì, ít vận động. Theo em, cần làm gì để giảm nguy cơ mắc tiểu đường type 2?

Xem đáp án » 15/07/2024 96