Câu hỏi:
24/09/2024 389Vào mùa đông, ở Tây Nguyên có thời tiết nóng và khô do tác động của loại gió nào sau đây?
A. Đông Bắc.
B. Tín phong.
C. Tây Nam.
D. Đông Nam.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
- Vào mùa đông, ở Tây Nguyên có thời tiết nóng và khô do tác động của loại gió Tín phong.
Từ phía nam dãy Bạch Mã trở vào, Tín phong bán cầu Bắc có hướng đông bắc chiếm ưu thế gây mưa cho vùng biển Nam Trung Bộ; còn ở Tây Nguyên và Nam Bộ thời tiết nóng, khô.
- Ở nước ta gió mù đông bắc thường xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 6 năm sau, nhưng mạnh nhất vào các tháng chính đông, ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực phía bắc, từ đèo Hải Vân trở ra.
→ A sai.
- Gió tây nam (khối khi nhiệt ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương hướng tây nam) gây mưa lớn cho Tây Nguyên vào đầu mùa hạ.
→ C sai.
- Khu vực ở nước ta chịu tác động của gió Đông Nam thịnh hành vào mùa hạ là Bắc Bộ,
→ D sai
* Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
- Tính chất nhiệt đới của khí hậu được thể hiện qua các yếu tố chính là: bức xạ mặt trời, nhiệt độ và số giờ nắng.
- Nước ta nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn quanh năm, tổng lượng bức xạ lên tới 110 – 160 kcal/cm2/năm, cán cân bức xạ luôn dương và đạt trên 75 kcal/cm2/năm trên phạm vi cả nước.
- Số giờ nắng dao động từ 1 400 giờ năm đến 3 000 giờ năm.
- Nhiệt độ trung bình năm của cả nước đều trên 20°C và tăng dần từ bắc vào nam, trừ các vùng núi cao.
- Tính chất ẩm của khí hậu được thể hiện qua lượng mưa, cân bằng ẩm và độ ẩm không khí.
- Tổng lượng mưa năm tại Việt Nam phổ biến từ 1 500 mm đến 2 000 mm, với nhiều nơi có lượng mưa lên tới trên 3000 mm như Bắc Quang (Hà Giang), Nam Đông (Thừa Thiên Huế), Trà My (Quảng Nam)...
- Cân bằng ẩm luôn dương.
- Độ ẩm không khí cao, thường trên 80%.
- Vị trí địa lý của Việt Nam nằm trong khu vực hoạt động của Tín phong và gió mùa.
- Nước ta có hai mùa gió chính là gió mùa đông và gió mùa hạ.
- Gió mùa đông hoạt động từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thổi theo hướng đông bắc, tạo ra mùa đông lạnh ở miền Bắc, và khi di chuyển xuống phía nam, bị suy yếu và thay thế bởi Tín phong bán cầu Bắc.
- Gió mùa hạ hoạt động từ tháng 5 đến tháng 10, thổi theo hướng tây nam, gây mưa cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên, và khi kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới, gây mưa cho cả miền Bắc và miền Nam. Ở Bắc Bộ, gió mùa Đông Nam thổi mạnh vào mùa hạ.
Thời kì mùa hạ là thời điểm có nhiều bão và các thời tiết cực đoan khác như: tố, lốc,...
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 8 Bài 5: Khí hậu Việt Nam
Giải Địa lí 8 Bài 5: Khí hậu Việt Nam
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Ở những khu vực đón gió biển hoặc vùng núi cao có lượng mưa trung bình khoảng
Câu 2:
Ở Việt Nam, gió mùa mùa đông gần như bị chặn lại ở dãy núi nào sau đây?
Câu 3:
Khí hậu Việt Nam có sự phân hóa theo độ cao. Từ thấp lên cao, Việt Nam có
Câu 4:
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm khí hậu ở vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam?
Câu 5:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng sự phân hóa theo chiều đông – tây của khí hậu Việt Nam?
Câu 9:
Ở Việt Nam, gió Tây khô nóng hoạt động mạnh mẽ nhất tại khu vực nào?
Câu 11:
Ở Việt Nam, vùng khí hậu nào dưới đây có mùa mưa lệch về thu đông?
Câu 12:
Ở Việt Nam, gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh mẽ nhất tại khu vực nào sau đây?
Câu 13:
Tính chất nhiệt đới của khí hậu Việt Nam được thể hiện qua yếu tố nào sau đây?
Câu 15:
Ở Việt Nam, dãy núi nào dưới đây được coi là ranh giới tự nhiên giữa hai miền khí hậu Bắc và Nam?