Câu hỏi:
21/11/2024 129
Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô là
Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô là
A. đối đầu
B. hợp tác
C. đối tác
D. đồng minh
Trả lời:
Đáp án đúng là : A
- Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô là đối đầu
- Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ và Liên Xô từ quan hệ đồng minh đã chuyển sang đối đầu và dần đi tới tình trạng chiến tranh lạnh. Chiến tranh lạnh là sự đối đầu gay gắt giữa Liên Xô và Mĩ trên nhiều lĩnh vực nhưng không có sự xung đột vũ trang trực tiếp, làm cho tình hình thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, đối đầu.
- Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, xu thế hòa hoãn Đông – Tây xuất hiện với những cuộc gặp gỡ và thỏa thuận Xô – Mĩ.
=> Đặc điểm nổi bật của quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX là hai siêu cường Liên Xô và Mĩ đối đầu gay gắt.
→ A đúng.B,C,D sai.
* MÂU THUẪN ĐÔNG – TÂY VÀ SỰ KHỞI ĐẦU CHIẾN TRANH LẠNH
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hai siêu cường Liên Xô và Mĩ nhanh chóng chuyển từ liên minh chống phát xít sang thế đối đầu và đi tới tình trạng Chiến tranh lạnh.
a. Sự kiện khởi đầu chiến tranh lạnh.
- Thông điệp của tổng thống Truman tại Quốc hội Mĩ ngày 12/3/1947. Trong đó, Tổng thống Mĩ khẳng định: sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mỹ và đề nghị viện trợ cho Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, biến hai nước này thành căn cứ tiền phương chống Liên Xô.
b. Biểu hiện của sự đối đầu Đông – Tây.
* Đối lập về mục tiêu, chiến lược giữa hai siêu cường Xô – Mĩ.
- Liên Xô: chủ trương duy trì hòa bình, an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới.
- Mỹ: Chủ trương chống phá Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa, đàn áp phong trào cách mạng thế giới, mưu đồ làm bá chủ toàn cầu.
* Đối lập về kinh tế - chính trị giữa các nước Đông Âu - Tây Âu.
- Tháng 6/1947, Mĩ đề ra “Kế hoạch Macsan” nhằm tập hợp các nước Tây Âu vào một liên minh kinh tế - chính trị nhằm chống lại Liên Xô và các nước Đông Âu.
- Tháng 1/1949, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế để hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau.
⇒ Ở Châu Âu xuất hiện sự đối lập về kinh tế và chính trị giữa hai khối nước: Tây Âu – tư bản chủ nghĩa và Đông Âu – xã hội chủ nghĩa.
* Đối lập về quân sự giữa các nước Đông Âu – Tây Âu.
- Tháng 4/1949, Mĩ cùng các nước Tây Âu thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
- Tháng 5/1955, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va, đây là một liên minh chính trị - quân sự mang tính chất phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu.
⇒ Sự ra đời của NATO và khối Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va đã đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe.
⇒ Chiến tranh lạnh bao trùm thế giới.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 9: Quan hệ quốc tế trong sau thời kì chiến tranh lạnh
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Thắng lợi nào của quân dân miền Nam Việt Nam đã buộc Mỹ phải tuyên bố “phi Mỹ hóa’’ chiến tranh xâm lược Việt Nam ?
Thắng lợi nào của quân dân miền Nam Việt Nam đã buộc Mỹ phải tuyên bố “phi Mỹ hóa’’ chiến tranh xâm lược Việt Nam ?
Câu 2:
Hiệp định Pa – ri được kí kết có ý nghĩa gì đối với sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ, cứu nước ?
Câu 3:
Theo quyết định của Hội nghị Ianta (02-1945), việc chiếm đóng các vùng lãnh thổ ở phía Đông nước Đức, các nước Đông Âu và phía Bắc Triều Tiên được giao cho quân đội
Theo quyết định của Hội nghị Ianta (02-1945), việc chiếm đóng các vùng lãnh thổ ở phía Đông nước Đức, các nước Đông Âu và phía Bắc Triều Tiên được giao cho quân đội
Câu 4:
Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5-1941) Nguyễn Ái Quốc chủ trương thành lập mặt trận
Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5-1941) Nguyễn Ái Quốc chủ trương thành lập mặt trận
Câu 5:
Ngày 12-3-1945 Ban Thường vụ trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương họp ra chỉ thị
Ngày 12-3-1945 Ban Thường vụ trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương họp ra chỉ thị
Câu 6:
Sau ngày 9-3-1945, ở Việt Nam, kẻ thù chính cụ thể trước mắt của nhân dân là
Câu 7:
Nội dung nào không phải là nguyên nhân chủ quan dẫn tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1954 - 1975?
Nội dung nào không phải là nguyên nhân chủ quan dẫn tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1954 - 1975?
Câu 8:
Hiệp ước Patơnốt (1884) được kí kết giữa triều đình nhà Nguyễn với thực dân Pháp là mốc đánh dấu
Câu 9:
Sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929 phản ánh xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc theo con đường
Sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929 phản ánh xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc theo con đường
Câu 10:
Tổ chức chính trị theo khuynh hướng vô sản đầu tiên của cách mạng Việt Nam là
Tổ chức chính trị theo khuynh hướng vô sản đầu tiên của cách mạng Việt Nam là
Câu 11:
“Không! chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.” câu văn trên trích trong văn bản
“Không! chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.” câu văn trên trích trong văn bản
Câu 14:
Nhân tố chủ yếu chi phối các quan hệ quốc tế trong hơn bốn thập kỉ nửa sau thế kỉ XX là
Nhân tố chủ yếu chi phối các quan hệ quốc tế trong hơn bốn thập kỉ nửa sau thế kỉ XX là
Câu 15:
Quốc gia đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ có người lái bay vòng quanh Trái Đất là
Quốc gia đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ có người lái bay vòng quanh Trái Đất là