Câu hỏi:

21/07/2024 1,080

Từ nội dung đoạn trích, em hãy viết một đoạn văn bàn về ý nghĩa của việc hiểu mình và hiểu người.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

HS trình bày bàn về ý nghĩa của việc hiểu mình và hiểu người.

+ Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn.

+ Đảm bảo yêu cầu nội dung.

Gợi ý:

+ Hiểu mình là biết rõ những ưu điểm, nhược điểm của mình, hiểu rõ những điều gì là mình thực sự yêu thích và mong muốn cũng như những điều khiến mình không hài lòng trong cuôc sống.

+ Hiểu người là phát  hiện chính xác nhu cầu, mục đích, nỗi lo lắng, niềm hi vọng, cách nhìn thế giới, các mối quan tâm, hiện trạng cảm xúc của người đó.

+ Hiểu mình và hiểu người là một trong những điều kiện quan trọng giúp chúng ta biết cách ứng xử và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Hiểu người để rồi đáp ứng người, thì kết quả là người cũng sẽ đáp ứng lại mọi điều ta mong muốn. Nếu không hiểu mình và hiểu người thì mội suy nghĩ của ta chỉ là áp đặt hoặc hời hợt, mọi vấn đề gặp phải đều khó giải quyết thấu đáo. Hiểu mình để có cái nhìn cảm thông người khác và hiểu được tất cả những điều người khác nghĩ.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Vì sao tác giả cho rằng, “biết được bản thân cần gì, bạn mới biết được người khác cần gì”?

Xem đáp án » 20/07/2024 3,075

Câu 2:

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

Trên thế giới này có quá nhiều sách dạy con người tương tác và giao tiếp, dạy chúng ta làm thế nào để trở thành một “cao thủ thuyết phục”, chuyên gia đàm phán, nhưng lại không có sách nào dạy chúng ta làm thế nào để đối thoại với chính mình. Khi bạn bắt đầu hiểu được tất cả những thứ bên trong của bản thân, bạn sẽ nhận được sự tín nhiệm và yêu mến của người khác một cách rất tự nhiên. Nếu như không hiểu được chính mình, bạn sẽ khiến nội tâm bị nhiễu loạn, làm nguy hại đến môi trường giao tiếp với mọi người. Sự tương tác giả dối với người khác sẽ là mầm họa lớn nhất khiến cho bạn tự trách mình và trách người, nó cũng là mầm mống tạo ra những giông bão cả phía bên trong và bên ngoài của bạn.

Sự đối nhân xử thế rất quan trọng! Nhưng bạn bắt buộc phải hiểu được chính mình, giao tiếp với chính mình, thì lúc đó bạn mới hiểu và tương tác lành mạnh với người khác. Biết được bản thân cần gì, bạn mới biết được người khác cần gì. Điều này sẽ giúp ích cho hành trình xuất phát lại từ đầu của sự nghiệp cũng như sự điều chỉnh lại trong gia đình, tất cả đều bắt đầu từ việc bạn buộc phải hiểu được chính mình!

(Lư Tô Vỹ, Con không ngốc, con chỉ thông minh theo một cách khác,

NXB Dân trí, 2017, tr. 206-207)

Theo tác giả, trên thế giới có quá nhiều loại sách nào và còn thiếu loại sách nào?

Xem đáp án » 22/07/2024 2,497

Câu 3:

Em rút ra cho mình thông điệp gì từ văn bản? Hãy bình luận ngắn gọn về thông điệp ấy.

Xem đáp án » 23/07/2024 2,246

Câu 4:

Trong văn bản trên, tác giả đề cao việc “làm thế nào để đối thoại với chính mình”, vì từ “đối thoại với chính mình” mới hiểu được mình để có cách ứng xử và hành động hợp lí.

Theo em, có thể coi đoạn văn sau (trong tác phẩm Chí phèo của Nam Cao) là lời “đối thoại với chính mình” của Chí Phèo không? Sau những lời này, Chí Phèo có thực sự “hiểu được chính mình” không?

Hắn nhìn bát cháo hành bốc khói mà bâng khuâng […] Thị Nở giục hắn ăn nóng. Hắn cầm lấy bát cháo đưa lên mồm. Trời ơi cháo mới thơm làm sao! Chỉ khói xông lên cũng đủ làm người nhẹ nhõm. Hắn húp một húp và nhận ra rằng: Những người suốt đời không ăn cháo hành không biết rằng cháo hành ăn rất ngon. Nhưng tại sao mãi đến tận bây giờ hắn mới nếm mùi vị cháo?

Hắn tự hỏi rồi lại tự trả lời: Có ai nấu cho mà ăn đâu? Mà còn ai nấu cho mà ăn nữa!

(Chí Phèo – Ngữ văn 11 Tập 1)

Xem đáp án » 23/07/2024 1,984

Câu 5:

Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về vấn đề nhận lỗi và đổ lỗi cho người khác.

Xem đáp án » 21/07/2024 487