Câu hỏi:
01/08/2024 739Xét các nhân tố: mức độ sinh sản (B), mức độ tử vong (D), mức độ xuất cư (E) và mức độ nhập cư (I) của một quần thể. Trong trường hợp nào sau đây thì kích thước của quần thể giảm xuống?
A. B = D, I > E.
B. B + I > D + E.
C. B + I = D + E.
D. B + I < D + E.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
- Kích thước quần thể giảm khi mức xuất cư và tử vong lớn hơn mức sinh sản và nhập cư.
B (mức độ sinh sản) + I (mức độ nhập cư) < D (mức độ tử vong) + E (mức độ xuất cơ)
D đúng.
- Khi B = D thì kích thước quần thể phụ thuộc vào I và E.
+ Khi I < E Kích thước quần thể giảm.
+ Khi I > E Kích thước quần thể tăng.
A sai.
- Khi B + I > D + E Kích thước quần thể tăng.
B sai.
- Khi B + I = D + E Kích thước quần thể giữ ổn định.
C sai.
* Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân gây biến động và sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể
1. Nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể của quần thể
a. Do thay đổi của các nhân tố sinh thái vô sinh
- Các nhân tố vô sinh không bị chi phối bởi mật độ cá thể trong quần thể mà tác động trực tiếp lên sinh vật nên gọi là nhân tố không phụ thuộc mật độ quần thể.
- Sự thay đổi nhân tố sinh thái vô sinh ảnh hưởng tới trạng thái sinh lí của các cá thể, từ đó ảnh hưởng đến sức sinh sản, khả năng thụ tinh, sức sống của con non,…
- Trong các nhân tố sinh thái vô sinh, khí hậu có ảnh hưởng thường xuyên và rõ rệt nhất.
b. Do thay đổi của các nhân tố sinh thái hữu sinh
- Các nhân tố sinh thái hữu sinh bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể nên gọi là nhân tố phụ thuộc mật độ quần thể.
- Sự cạnh tranh của các cá thể trong cùng 1 đàn, số lượng kẻ thù, sức sinh sản, độ tử vong, sự phát tán của các cá thể trong quần thể,… có ảnh hưởng rất lớn đến biến động số lượng cá thể trong quần thể.
2. Sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể
- Quần thể tự điều chỉnh số lượng cá thể bằng cách làm giảm hoặc kích thích làm tăng số lượng cá thể thông qua điều chỉnh sức sinh sản, tỉ lệ tử vong, xuất cư, nhập cư:
+ Trong điều kiện môi trường thuận lợi (hoặc số lượng cá thể quần thể thấp) → mức tử vong giảm, sức sinh sản tăng, nhập cư tăng → tăng số lượng cá thể của quần thể.
+ Khi mật độ cá thể tăng cao → sau một thời gian, nguồn thức ăn trở nên thiếu hụt, nơi ở chật chội, ô nhiễm môi trường tăng, cạnh tranh gay gắt, → tử vong tăng, sức sinh sản giảm, đồng thời xuất cư cũng tăng cao → mật độ cá thể lại được điều chỉnh trở về mức ổn định.
3. Trạng thái cân bằng của quần thể
- Quần thể sống trong một môi trường xác định luôn có xu hướng tự điều chỉnh số lượng cá thể dẫn đến trạng thái cân bằng.
- Trạng thái cân bằng của quần thể là trạng thái khi quần thể có số lượng cá thể ổn định và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Sinh học 12 Bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cho cây (P) dị hợp 2 cặp gen (A, a và B, b) tự thụ phấn, thu được F1 có 10 loại kiểu gen trong đó tổng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp 2 cặp gen trội và đồng hợp 2 cặp gen lặn là 2%. Theo lí thuyết, loại kiểu gen có 2 alen trội ở F1 chiếm tỉ lệ
Câu 2:
Cho biết các côđon mã hóa một số loại axit amin như sau:
Côđon |
5'GAU3'; 5'GAX3' |
5'UAU3' 5'UAX3' |
5'AGU3' 5'AGX3' |
5'XAU3' 5'XAX3' |
Axit amin | Aspactic | Tirozin | Xêrin | Histiđin |
Một đoạn mạch làm khuôn tổng hợp mARN của alen M có trình tự nuclêôtit là 3’TAX XTA GTA ATG TXA... ATX5’. Alen M bị đột biến điểm tạo ra 4 alen có trình tự nuclêôtit ở đoạn mạch này như sau:
I. Alen M1: 3’TAX XTG GTA ATG TXA... ATX5’.
II. Alen M2: 3’TAX XTA GTG ATG TXA... ATX5 ’.
III. Alen M3: 3’TAX XTA GTA GTG TXA... ATX5’.
IV. Alen M4: 3’TAX XTA GTA ATG TXG... ATX5’.
Theo lí thuyết, trong 4 alen trên, có bao nhiêu alen mã hóa chuỗi pôlipeptit có thành phần axit amin bị thay đổi so với chuỗi pôlipeptit do alen M mã hóa?
Câu 3:
Cho cây hoa đỏ P có kiểu gen AaBbDd tự thụ phấn, thu được F1 có tỉ lệ 27 cây hoa đỏ : 37 cây hoa trắng. Theo lí thuyết, trong tổng số cây hoa đỏ ở F1, số cây đồng hợp 1 cặp gen chiếm tỉ lệ
Câu 4:
Ba loài cỏ hoang dại A, B, C có bộ nhiễm sắc thể lần lượt là 2n = 20; 2n = 26; 2n =30. Từ 3 loài này, đã phát sinh 5 loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa. Quá trình hình thành 5 loài mới này được mô tả bừng bảng sau đây:
Loài | I | II | III | IV | V |
Cơ chế hình thành | Thể song dị bội từ loại A và loại B | Thể song dị bội từ loại A và loại C | Thể song dị bội từ loại B và loại C | Thể song dị bội từ loại A và loại I | Thể song dị bội từ loại B và loại II |
Bộ nhiễm sắc thể của các loài I, II, III, IV và V lần lượt là
Câu 5:
Trong quá trình phiên mã, nuclêôtit loại A của gen liên kết bổ sung với loại nuclêôtit nào ở môi trường nội bào?
Câu 6:
Khi nói về hoạt động của hệ tuần hoàn ở thú, phát biểu nào sau đây sai?
Câu 7:
Hiện tượng di truyền liên kết giới tính với gen nằm trên X và không có đoạn tương đồng trên Y có đặc điểm:
Câu 8:
Khi nói về CLTN theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?
Câu 9:
Xét 5 cặp gen Aa, Bb, Dd, Ee, Gg quy định 5 cặp tính trạng nằm trên 5 cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau. Trong mỗi cặp gen, có một alen đột biến và một alen không đột biến. Quần thể của loài này có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen quy định các thể đột biến?
Câu 10:
Một gen có chiều dài 408 nm và số nucleotide loại A chiếm 20% tổng số nucleotide của gen. Trên mạch 1 của gen có 200T và số nucleotide loại G chiếm 15% tổng số nucleotide của mạch. Tính trên mạch 1, tỉ lệ nucleotide loại A và nucleotide loại G?
Câu 13:
Một loài thú, cho con đực mắt trắng, đuôi dài giao phối với con cái mắt đỏ, đuôi ngắn (P), thu được F1 có 100% con mắt đỏ, đuôi ngắn. Cho F1 giao phối với nhau, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 50% con cái mắt đỏ, đuôi ngắn; 23% con đực mắt đỏ, đuôi ngắn; 23% con đực mắt trắng, đuôi dài; 2% con đực mắt trắng, đuôi ngắn; 2% con đực mắt đỏ, đuôi dài. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đời F2 có 8 loại kiểu gen.
II. Tất cả các cá thể F1 đều xảy ra hoán vị gen với tần số 8%.
III. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể cái mắt đỏ, đuôi ngắn ở F2, xác suất thu được cá thể cái thuần chủng là 46%.
IV. Nếu cho con đực F1 lai phân tích thì sẽ thu được Fa có số cá thể cái mắt đỏ, đuôi ngắn chiếm 50%.
Câu 14:
Chó rừng đi kiếm ăn theo đàn, nhờ đó bắt được trâu rừng có kích thước lớn hơn. Đây là ví dụ về mối quan hệ
Câu 15:
Ở người, gen quy định dạng tóc nằm trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen, alen A quy định tóc quăn trội hoàn toàn so với alen a quy định tóc thẳng; bệnh mù màu đỏ-xanh lục do alen lặn b nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định, alen trội B quy định mắt nhìn màu bình thường. Cho sơ đồ phả hệ sau:
Biết rằng không phát sinh đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Cặp vợ chồng III10 – III11 trong phả hệ này sinh con, xác suất đứa con đầu lòng không mang alen lặn về hai gen trên là bao nhiêu?