Câu hỏi:
17/07/2024 128Trong thời kì 1954 - 1975, đâu là một trong các nguyên nhân trực tiếp Việt Nam trở thành nơi diễn ra “sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”?
A. Nhân dân thế giới và phe xã hội chủ nghĩa ủng hộ Việt Nam đánh thắng tư bản Mĩ
B. Hiệp định Giơnevơ chia Việt Nam thành hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau
C. Cuộc đối đầu giữa Đông - Tây và sự chi phối của cục diện thế giới hai cực, hai phe
D. Vì độc lập, hòa bình và thống nhất, Việt Nam quyết đương đầu với thế lực xâm lược
Trả lời:
Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn đã viết: Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta là một “chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”. (Văn kiện Đảng toàn tập, tập 47, tr.471)
Mỹ chuyển trọng tâm sang chiến lược toàn cầu sang Việt Nam vì nơi đây đã bước đầu thiết lập quan hệ ngoại giao chặt chẽ đối với các nước Xã hội chủ nghĩa, bắt đầu từ năm 1950. Mĩ đã có ý đồ thay chân Pháp bằng cách viện trợ về kinh tế và quân sự cho Pháp. Từ năm 1954, Mĩ đã thiết lập nên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm và thực hiện xuyên suốt các chiến lược chiến tranh trong khi Việt Nam lại luôn nhận được sự viện trợ, giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Liên Xô và Trung Quốc. Chiến tranh Việt Nam từ đây cũng biến thành cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất, phản ánh mâu thuẫn giữa Liên Xô và Mĩ.
Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết tâm chống xâm lược giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước với tinh thần không có gì quý hơn độc lập tự do. Cả dân tộc Việt Nam nêu cao quyết tâm đánh Mĩ và thắng Mĩ. Hồ Chí Minh nói: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm và có thể lâu hơn nữa song nhân dân Việt Nam quyết không sợ. Không có gì quý hơn độc lập tự do…”. Trong khi Mĩ quyết tâm xâm lược Việt Nam thì nhân dân Việt Nam quyết tâm chống xâm lược. Vì thế Việt Nam trở thành tiêu điểm của cuộc đụng đầu lịch sử có tầm quan trọng quốc tế to lớn và mang tính thời đại sâu sắc.
Trên thế giới lúc đó còn có nhiều quốc gia khác bị chia cắt như Đức, Triều Tiên, Trung Quốc,.. nhưng không nơi nào có chủ trương dùng đấu tranh cách mạng để thống nhất đất nước. Riêng ở Việt Nam vẫn chủ trương dùng bạo lực cách mạng để thống nhất đất nước, vì vậy cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta là một biểu tượng về tấm gương đấu tranh thống nhất đất nước và là một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế và tính thời đại sâu sắc.
Thắng lợi của nhân dân ta và thât bại của đế quốc Mĩ có tác động to lớn đến nội bộ nước Mĩ và cục diện thế giới, là nguồn cổ vũ to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới, nhất là đối với phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi và Mĩ Latinh
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Điểm khác nhau cơ bản giữa cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII - XIX với cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là
Câu 2:
Quyết định nào của hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương lần thứ 8 (5 - 1941) được coi là một điển hình sáng tạo trong việc vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin về khởi nghĩa vũ trang vào Việt Nam?
Câu 3:
Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc chính thức trở thành Đảng viên Cộng sản?
Câu 4:
Lý do chủ yếu dẫn đến sự khác nhau về thái độ chính trị của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất là vì mỗi giai cấp có
Câu 5:
Nguyên nhân chung dẫn đến sự phân hóa của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, chuyển hóa của Tân Việt cách mạng Đảng, thất bại của Việt Nam Quốc dân Đảng ở Việt Nam cuối những năm 20 của thế kỷ XX là
Câu 6:
“Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước, chứ không chịu làm nô lệ”. Câu văn này trích trong văn bản nào?
Câu 7:
Tại sao từ những năm 70 của thế kỷ XX, các nước Tây Âu, Nhật Bản đều có sự điều chỉnh trong chính sách đối ngoại?
Câu 8:
Mục đích chung của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) và cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 (1919 – 1929) của thực dân Pháp thực hiện ở Đông Dương là
Câu 9:
Cuộc cách mạng nào đã đưa Ấn Độ trở thành một trong những quốc gia sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới?
Câu 10:
Điểm khác nhau cơ bản trong hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là gì?
Câu 11:
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự nhượng bộ của thực dân Anh đối với Ấn Độ thông qua phương án “ Mao-bát-tơn”?
Câu 12:
Nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam trong việc ký kết Hiệp định sơ bộ (6 – 3 – 1946) và Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (21 – 7 – 1954) là gì?
Câu 14:
Sự kiện nào đã mở đầu cho kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người?
Câu 15:
Đến năm 1999, Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền với những vùng lãnh thổ nào?