Câu hỏi:
21/07/2024 116Trong suốt quá trình tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai (1945 – 1954), thực dân Pháp luôn phải đối mặt với khó khăn nào?
A. Vũ khí chiến đấu thô sơ, lạc hậu, chậm được cải tiến
B. Không được bất kì quốc gia nào ủng hộ, viện trợ
C. Quân đội viễn chinh ít, phải lấy ngụy quân làm chủ lực
D. Mâu thuẫn giữa việc tập trung và phân tán binh lực
Trả lời:
Đáp án D
* Trong suốt quá trình tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai (1945 – 1954), thực dân Pháp luôn phải đối mặt với mâu thuẫn giữa việc tập trung và phân tán lực lượng.
- Để đặt ách thống trị trên đất nước Việt Nam, ngay từ đầu sự điều hành mang tính chiến lược của thực dân Pháp là: từ tập trung binh lực (để tiến công nhằm chiếm đất, giành dân) rồi chuyển sang phân tán binh lực (để giữ đất, giữ dân).
- Trong vài năm đầu của cuộc chiến, mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán binh lực của thực dân Pháp chưa bộc lộ sâu sắc, một phần vì khả năng tăng viện từ Pháp sang còn nhiều, phạm vi chiếm đóng của quân Pháp chưa mở rộng, nhưng chủ yếu là do chiến tranh du kích của lực lượng cách mạng Việt Nam chưa phát triển tới mức buộc Pháp phải căng nhiều lực lượng ra để đối phó rộng khắp.
- Tuy nhiên, từ sau chiến dịch Việt Bắc thu – đông (1947), tình hình chiến sự đã thay đổi ngày càng rõ rệt. Kết quả việc phía Việt Nam phát động chiến tranh du kích rộng khắp nhằm thực hiện chủ trương “biến hậu phương của địch thành tiền phương của ta” đã buộc thực dân Pháp phải rải quân ra, lập hàng ngàn đồn bốt để “duy trì an ninh” trong vùng Pháp kiểm soát, trong khi đó thì một bộ phận quan trọng lực lượng của Pháp lại bị thu hút ra mặt trận phía trước để đối phó với các “chiến dịch” nhỏ của bộ đội chủ lực Việt Nam.
=> Lực lượng dần dần bị căng mỏng không cho phép Pháp có thể tập trung binh lực để tiếp tục mở các chiến dịch tiến công có ý nghĩa chiến lược hòng “tiêu diệt chủ lực đối phương” như trước.
- Theo tiến trình phát triển của cuộc chiến, mâu thuẫn giữa phân tán binh lực (để giữ đất) và tập trung binh lực (để mở các chiến dịch tiến công lớn) của thực dân Pháp ngày càng sâu sắc và làm nảy sinh ra mâu thuẫn khác – mâu thuẫn giữa tiến công và phòng ngự về mặt chiến lược.
- Bằng “chiến thuật vết dầu loang”, dùng lực lượng nhỏ, lấn chiếm từng bước, củng cố từng bước, thực dân Pháp cố mở rộng phạm vi kiểm soát và hoàn thiện thế chiếm đóng của chúng. Nhưng đến giữa năm 1950, khi phạm vi chiếm đóng mở rộng nhất cũng là lúc lực lượng của Pháp bị căng mỏng nhất, lực lượng cơ động chiến lược bị hạn chế ở mức thấp nhất, mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán binh lực, giữa tiến công và phòng ngự chiến lược đã lên tới mức sâu sắc. Lực lượng bị phân tán quá mỏng làm cho Pháp không đủ sức đối phó với hoạt động ngày càng mạnh của lực lượng vũ trang ba thứ quân đã trưởng thành của Việt Nam. Do đó, Pháp buộc phải thu hẹp dần phạm vi chiếm đóng để các vị trí chiến lược khỏi bị tiêu diệt và để tập trung được lực lượng tổ chức thành các binh đoàn cơ động, hòng đối phó với các chiến dịch tiến công quy mô ngày càng lớn của bộ đội chủ lực Việt Nam => Như vậy, từ phân tán binh lực giữ đất, Pháp lại bị động tập trung binh lực, dù phải mất đất (tức là đi ngược lại yêu cầu chiếm đất của cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa) => Lúc này, mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán binh lực của Pháp lại tiếp tục làm nảy sinh mâu thuẫn khác – mâu thuẫn giữa việc muốn giữ đất nhưng cuối cùng buộc phải bỏ đất.
- Với việc triển khai kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi, từ cuối năm 1950, thực dân Pháp gấp rút tập trung quân Âu – Phi để xây dựng một lực lượng cơ động chiến lược mạnh. Tuy nhiên, thế trận rộng khắp, hiểm hóc và phát triển ngày càng cao của chiến tranh du kích phía Việt Nam lại buộc Pháp phải phân tán binh lực để càn quét, bình định, hòng cứu vãn cho vùng tạm chiếm. Cùng lúc đó, một bộ phận quan trọng lực lượng cơ động của Pháp cũng thường xuyên bị xé lẻ và ném đi ứng cứu trên các hướng tiến công chiến lược của bộ đội chủ lực Việt Nam. Vì vậy, tuy hình thức tổ chức là binh đoàn, sư đoàn cơ động nhưng lực lượng dự bị chiến lược của Pháp đã buộc phải hoạt động phân tán, phổ biến là cỡ tiểu đoàn.
- Càng về cuối cuộc chiến tranh, mâu thuẫn trong tập trung và điều động binh lực đã dồn các tướng lĩnh Pháp vào thế lúng túng. Quân Pháp muốn giữ vùng đồng bằng Bắc Bộ đông người nhiều của thì buộc phải bỏ nhiều địa bàn có ý nghĩa chiến lược trên chiến trường rừng núi; muốn đối phó với Việt Nam trên chiến trường chính (Bắc Bộ) thì phải rút bớt quân và tạo nên thế sơ hở trên các chiến trường khác; muốn đối phó với các chiến dịch tiến công của bộ đội chủ lực Việt Nam ở mặt trận phía trước thì phải điều lực lượng ở vùng tạm chiếm ra, nhưng khi chiến tranh du kích của Việt Nam làm cho vùng tạm chiếm của Pháp bị “ruỗng nát”, thì chúng lại phải đưa lực lượng từ mặt trận phía trước về đối phó,…
=> Chiến tranh du kích phát triển rộng rãi và phối hợp chặt chẽ với chiến tranh chính quy đã tạo nên thế trận chiến tranh nhân dân trên phạm vi cả nước (toàn dân đánh giặc, cả nước đánh giặc, Bắc – Nam chung một chiến hào), làm cho binh lực quân viễn chinh Pháp thường xuyên bị giằng xé, khiến lực lượng quân sự của Pháp tuy đông mà hóa ít, trang bị mạnh mà hóa yếu, thế trận luôn luôn bị sơ hở, việc tổ chức và điều động lực lượng thường xuyên bị động.
=> Mặc dù ra sức phát triển quân ngụy, ra sức xin thêm viện trở của Mỹ, các tướng lĩnh Pháp vẫn không sao thoát khỏi mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán lực lượng trong suốt quá trình điều hành cuộc chiến tranh xâm lược.
* Nội dung các đáp án A, B, D không phù hợp, vì: trong quá trình tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, Pháp nhận được sự ủng hộ, viện trợ của Mĩ; lực lượng viễn chinh Pháp đóng vai trò chủ lực và được trang bị vũ khí, phương tiện chiến đấu tối tân, hiện đại
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đặc điểm nổi bật của phong trào Cần vương trong giai đoạn một (1885 – 1888) là gì?
Câu 2:
Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam và Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga có điểm chung nào sau đây?
Câu 3:
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9/1960) xác định cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của cách mạng cả nước?
Câu 4:
Nội dung nào không phản ánh đúng những nhân tố thúc đẩy sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giưới sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Câu 5:
Nội dung nào dưới đây không phải là vấn đề cấp bách đặt ra đối với các cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh vào đầu năm 1945?
Câu 6:
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò quốc tế của Mặt trận Việt Minh?
Câu 7:
Đặc điểm lớn nhất, độc đáo nhất của cách mạng Việt Nam thời kì 1954 – 1975 là một Đảng lãnh đạo nhân dân
Câu 8:
Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam giành được thắng lợi nhanh chóng và ít đổ máu vì Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh đã
Câu 9:
Ngày 18/4/1951, sáu nước Tây Âu (Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Italia, Hà Lan, Lúcxămbua) đã thành lập tổ chức
Câu 11:
Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” của Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác định kẻ thù chính, cụ thể, trước mắt của nhân dân Đông Dương là
Câu 12:
Một trong những bài học kinh nghiệm được rút ra từ thực tiễn cách mạng Việt Nam trong thế kỉ XX là
Câu 13:
Nhận xét nào sau đây phù hợp với phong trào đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Câu 15:
Một trong những nội dung của Chính sách kinh tế mới (1921) ở nước Nga Xô viết là