Câu hỏi:

02/10/2024 106

Trong quan hệ với người lao động, đạo đức kinh doanh của chủ thể sản xuất kinh doanh biểu hiện ở hành vi, việc làm nào dưới đây? Vì sao?

A. Tôn trọng người lao động.

B. Đối xử khác nhau đối với từng nhân viên.

C. Không cam kết về chế độ chính sách của doanh nghiệp.

D. Đảm bảo tiền lương đúng theo thoả thuận.

E. Không đảm bảo điều kiện lao động.

G. Đảm bảo điều kiện lao động theo đúng cam kết.

H. Thực hiện đúng chế độ bảo hiểm.

I. Tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho người lao động.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là : A,D,G,H,L

Trong quan hệ với người lao động, đạo đức kinh doanh của chủ thể sản xuất kinh doanh biểu hiện qua các hành vi và việc làm sau:

  • A. Tôn trọng người lao động: Việc tôn trọng nhân quyền và phẩm giá của người lao động là nền tảng của đạo đức kinh doanh. Điều này bao gồm việc đối xử công bằng và không phân biệt đối xử.

  • D. Đảm bảo tiền lương đúng theo thoả thuận: Đảm bảo người lao động được trả công xứng đáng và đúng theo thoả thuận là một yếu tố quan trọng trong việc duy trì sự công bằng và đạo đức.

  • G. Đảm bảo điều kiện lao động theo đúng cam kết: Điều kiện lao động an toàn và phù hợp với những gì đã cam kết là trách nhiệm của doanh nghiệp, thể hiện sự tôn trọng đối với sức khỏe và an toàn của người lao động.

  • H. Thực hiện đúng chế độ bảo hiểm: Đảm bảo chế độ bảo hiểm đúng quy định không chỉ là tuân thủ pháp luật mà còn là một biểu hiện của trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh.

  • I. Tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho người lao động: Việc tạo ra môi trường làm việc tích cực và hỗ trợ người lao động phát triển là yếu tố thể hiện đạo đức của doanh nghiệp.

Những hành vi này đều thể hiện sự tôn trọng, bảo vệ quyền lợi và phát triển con người trong môi trường làm việc, đó là các yếu tố cốt lõi của đạo đức kinh doanh.

Những hành vi B, C, E là không đúng với đạo đức kinh doanh, vì chúng thể hiện sự thiếu tôn trọng hoặc không đảm bảo quyền lợi của người lao động.

* Quan niệm và vai trò của đạo đức kinh doanh

- Quan niệm: Đạo đức kinh doanh là tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, định hướng hành vi của các chủ thể sản xuất kinh doanh.

- Vai trò: Thực hiện đạo đức trong kinh doanh góp phần:

+ Điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh doanh;

+ Xây dựng lòng tin và uy tín với khách hàng;

+ Đẩy mạnh hợp tác và đầu tư, tạo ra lợi nhuận cho các chủ thể sản xuất kinh doanh;

+ Thúc đẩy sự vững mạnh của nền kinh tế quốc gia.

2. Các biểu hiện của đạo đức kinh doanh

- Đạo đức kinh doanh được biểu hiện ở việc giữ chữ tín, trung thực, trách nhiệm. Một số biểu hiện cụ thể của đạo đức kinh doanh:

+ Chủ thể sản xuất kinh doanh phải giữ chữ tín, tôn trọng và bảo vệ lợi ích của khách hàng; thực hiện đúng nghĩa vụ và cam kết với khách hàng; trung thực, trách nhiệm trong kinh doanh; không sản xuất kinh doanh hàng giả, kém chất lượng, độc hại cho sức khỏe người tiêu dùng; không quảng cáo cường điệu, sai sự thật, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, nhãn mác và xuất xứ hàng hóa.

+ Chủ thể sản xuất kinh doanh phải tôn trọng, đảm bảo lợi ích chính đáng của người lao động (tiền lương, điều kiện lao động, bảo hiểm, chế độ chính sách,... ) theo đúng cam kết; đối xử bình đẳng, công bằng với nhân viên.

+ Chủ thể sản xuất kinh doanh tích cực thực hiện trách nhiệm xã hội, tuân thủ các quy định của pháp luật, không trốn thuế, lậu thuế, sản xuất kinh doanh những mặt hàng quốc cấm; không làm ô nhiễm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.

 +Các chủ thể sản xuất kinh doanh vừa hợp tác vừa cạnh tranh lành mạnh, không thông đồng bán hạ giá, phá giá nhằm triệt hạ đối thủ; không đánh cắp bí mật thương mại của đối thủ,...

- Trách nhiệm của học sinh:

+ Chủ động, tích cực tìm tòi, học hỏi phẩm chất đạo đức của nhà kinh doanh;

+ Có ý thức nhắc nhở, tuyên truyền, vận động người thân trong gia đình và những người xung quanh thực hiện tốt đạo đức kinh doanh.

+ Phê phán những biểu hiện vi phạm đạo đức kinh doanh, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh lành mạnh.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết KTPL 11 Bài 8: Đạo đức kinh doanh

Giải KTPL 11 Bài 8: Đạo đức kinh doanh

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Đối với Nhà nước và xã hội, đạo đức kinh doanh của chủ thể sản xuất kinh doanh không biểu hiện ở hành vi, việc làm nào dưới đây? Vì sao?

A. Tuân thủ nghiêm túc quy định của pháp luật.

B. Nộp thuế đầy đủ và đúng hạn.

C. Không sản xuất hàng quốc cấm.

D. Làm mọi cách để mang lại lợi nhuận cao nhất cho mình.

Xem đáp án » 14/07/2024 183

Câu 2:

Yếu tố nào dưới đây là quan trọng nhất của đạo đức kinh doanh? Vì sao?

A. Nhanh nhẹn, quyết đoán trong mọi trường hợp.

B. Tính trung thực và tôn trọng con người.

C. Linh hoạt trong mọi hoàn cảnh.

D. Nắm bắt kịp thời tâm lí khách hàng.

Xem đáp án » 22/07/2024 179

Câu 3:

Đạo đức kinh doanh cần thiết trong hoạt động nào dưới đây của lãnh đạo doanh nghiệp?

A. Quản lí doanh nghiệp.

B. Mua sắm hàng hoá.

C. Tuyển dụng nhân viên.

D. Bảo lãnh ngân hàng.

Xem đáp án » 22/07/2024 168

Câu 4:

Đạo đức kinh doanh biểu hiện ở đức tính nào dưới đây? Vì sao?

A. Tính thật thà.

B. Tính trung thực.

C. Tính quyết đoán.

D. Tính kiên trì.

Xem đáp án » 13/07/2024 167

Câu 5:

Thực hiện đạo đức kinh doanh mang lại lợi ích nào dưới đây? Vì sao?

A. Xây dựng lòng tin với khách hàng.

B. Mang lại doanh thu lớn cho các chủ thể kinh doanh.

C. Thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh doanh.

D. Giảm bớt khó khăn trong sản xuất kinh doanh.

E. Tạo ra lợi nhuận cho các chủ thể sản xuất kinh doanh.

G. Tạo ra được môi trường làm việc tốt.

H. Góp phần điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh doanh.

Xem đáp án » 21/07/2024 129

Câu 6:

Trước tình hình hàng thực phẩm chất lượng cao của công ty N được khách hàng ưa chuộng, thu hút phần lớn khách hàng trên thị trường, một số công ty sản xuất hàng thực phẩm cùng loại là đối thủ cạnh tranh của công ty N đã quảng cáo cho hàng hoá của mình có ưu thế vượt trội hàng thực phẩm của công ty N. Nhưng phần lớn nội dung quảng cáo của các công ty này đều phản ánh sai sự thật, đánh lừa khách hàng, tạo sự tin tưởng của khách hàng về sản phẩm không thực chất của mình. Không những thế, các công ty này còn thông đồng cùng nhau bán hàng hạ giá, phá giá nhằm thu hút khách hàng về phía mình, triệt hạ công ty N.

Hành vi của các công ty đối thủ với công ty N có vi phạm đạo đức kinh doanh không? Vi phạm như thế nào?

Xem đáp án » 14/07/2024 129

Câu 7:

Đạo đức kinh doanh là

A. đạo đức được vận dụng vào hoạt động kinh doanh.

B. phẩm chất của bất kì cá nhân nào trong xã hội.

C. yêu cầu cần có của mỗi công dân.

D. trách nhiệm của công dân đối với sự phát triển kinh tế đất nước.

Xem đáp án » 22/07/2024 123

Câu 8:

Trong một cuộc họp cán bộ, công nhân viên công ty C, lãnh đạo công ty thông báo về công việc kinh doanh của công ty trong năm sẽ có nhiều khó khăn, có khả năng dẫn đến thua lỗ. Việc kinh doanh thua lỗ sẽ dẫn đến giá cổ phiếu xuống thấp (mất giá). Sau khi nghe được thông tin này, một số nhân viên công ty có sở hữu cổ phần của công ty rất lo lắng nên đã tìm cách nhanh chóng bán cổ phiếu của mình cho người khác để bảo toàn được vốn.

a) Hành vi của các nhân viên công ty C bán cổ phiếu do lo sợ mất giá có phải là biểu hiện thiếu đạo đức trong kinh doanh không? Vì sao?

b) Nếu là người nhà của những nhân viên này, em có thể nói gì với họ?

Xem đáp án » 19/07/2024 105

Câu 9:

Trong quan hệ với khách hàng, đạo đức kinh doanh của chủ thể sản xuất kinh doanh biểu hiện ở hành vi, việc làm nào dưới đây? Vì sao?

A. Giữ chữ tín với khách hàng.

B. Tôn trọng và bảo vệ lợi ích của khách hàng.

C. Gây thiện cảm với khách hàng.

D. Thực hiện mọi yêu cầu của khách hàng.

E. Biết cách quảng cáo làm cho khách hàng tin tưởng

G. Không sản xuất kinh doanh hàng giả, kém chất lượng

H. Thực hiện đúng cam kết với khách hàng.

I. Đưa ra lời hứa để khách hàng tin tưởng.

Xem đáp án » 22/07/2024 104

Câu 10:

Đạo đức kinh doanh thể hiện ở nguyên tắc nào dưới đây?

A. Tôn trọng bản thân mình.

B. Tôn trọng con người.

C. Tôn trọng lợi ích nhóm.

D. Tôn trọng lợi ích của bản thân.

Xem đáp án » 22/07/2024 103

Câu 11:

Vì lợi nhuận kinh doanh, công ty M kinh doanh sữa đã quảng cáo, tuyên truyền quá mức về sản phẩm của công ty. Đây là thông tin quảng cáo sai sự thật được cung cấp cho khách hàng để tạo niềm tin, để khách hàng mua sữa của công ty.

Hành vi, việc làm của công ty M có phải là hành vi phi đạo đức trong kinh doanh không? Vì sao?

Xem đáp án » 14/07/2024 96

Câu 12:

Công ty Y bán ngũ cốc với các thành phần hoàn toàn tự nhiên. Bộ phận sản xuất của công ty duy trì các thành phần hoàn toàn tự nhiên của ngũ cốc, nhưng bộ phận tiếp thị lại cho rằng cần pha chế thêm một số thành phần phi tự nhiên vào ngũ cốc để chi phí rẻ hơn, mang lại lợi nhuận lớn hơn cho công ty.

Em đồng ý với ý kiến của bộ phận nào trong trường hợp trên? Vì sao?

Xem đáp án » 13/07/2024 95

Câu 13:

Đạo đức kinh doanh không bao gồm biểu hiện nào dưới đây? Vì sao?

A. Trách nhiệm với xã hội.

B. Trách nhiệm với môi trường.

C. Trách nhiệm với người tiêu dùng.

D. Trách nhiệm với bạn bè.

Xem đáp án » 10/07/2024 93

Câu 14:

Anh Quang là giám đốc công ty X chuyên kinh doanh hàng thực phẩm. Trong những năm kinh doanh, anh Quang luôn suy nghĩ và có những hành vi, việc làm thể hiện đạo đức của người kinh doanh. Trước hết, anh luôn nhập thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo rõ nguồn gốc xuất xứ. Trong thời gian thị trường thế giới biến động làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh, công ty của anh Quang vẫn bán thực phẩm sạch, có chất lượng với giá cả hợp lí. Nhờ đó mà các sản phẩm của công ty X luôn được khách hàng tín nhiệm, gắn bó. Uy tín của công ty X được giữ gìn và ngày một nâng cao, là nguồn động lực tạo niềm tin của khách hàng đối với công ty X. Sự tin tưởng của khách hàng từ chữ tín đối với công ty của anh Quang là tài sản quý giá, mang lại nguồn doanh thu ổn định và phát triển cho công ty X.

a) Những biểu hiện nào trên đây là biểu hiện đạo đức trong kinh doanh của anh Quang và công ty X?

b) Em có thể học tập được điều gì từ hành vi đạo đức trong kinh doanh của anh Quang?

Xem đáp án » 18/07/2024 92

Câu 15:

Quan niệm nào dưới đây là đúng về đạo đức kinh doanh?

A. Đạo đức kinh doanh là tổng thể các nguyên tắc kinh doanh cơ bản mà mỗi người kinh doanh cần có và cần biết trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

B. Đạo đức kinh doanh là tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, định hướng hành vi của các chủ thể sản xuất kinh doanh.

C. Đạo đức kinh doanh là những quy định của pháp luật mà mỗi người kinh doanh phải tuân theo trong sản xuất kinh doanh.

D. Đạo đức kinh doanh là những yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ mà mỗi người kinh doanh đều phải biết và vận dụng trong hoạt động kinh doanh.

Xem đáp án » 22/07/2024 85