Câu hỏi:

17/12/2024 126

Trong môi trường nhiệt đới ẩm gió mùa, việc sử dụng có hiệu quả các loại đất nông nghiệp trước hết phải gắn chặt với:

A. quy mô diện tích. 

B. tập quán canh tác của dân cư trong vùng.

C. cơ cấu cây trồng, vật nuôi. 

D. biện pháp thuỷ lợi và trồng rừng hợp lí.

Đáp án chính xác

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là: D

Giải thích: Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt. Trong đó, mùa khô thường sảy ra tình trạng hạn hán, thiếu nước tưới tiêu cho nông nghiệp; còn mùa mưa, do diện tích rừng giảm làm gia tăng các hiện tượng sói mòn sạt lở đất, ngập úng, lũ lụt… Vì vậy, đối với nước ta, trong môi trường nhiệt đới ẩm gió mùa, việc sử dụng hiệu quả các loại đất nông nghiệp trước hết phải gắn chặt với biện pháp thủy lợi và trồng rừng hợp lí.

*Tìm hiểu thêm: "Gió mùa"

- Việt Nam có hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. Gió Tín phong chỉ hoạt động xen kẽ gió mùa và chỉ mạnh lên rõ rệt vào thời kỳ chuyển tiếp giữa 2 mùa gió.

- Sự luân phiên các khối khí hoạt động theo mùa khác nhau cả về hướng và về tính chất đã tạo nên sự phân mùa khí hậu.

+ Ở miền Bắc: có mùa đông lạnh khô, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.

+ Ở miền Nam: có hai mùa: mùa khô và mùa mưa ẩm rõ rệt.

* Gió mùa mùa đông

- Hướng: Đông Bắc.

- Nguồn gốc: Áp cao Xibia.

- Phạm vi: Miền Bắc.

- Thời gian: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

- Tính chất: Nửa đầu mùa đông khô, lạnh; nửa cuối mùa đông lạnh, ẩm.

- Hệ quả: Mùa đông lạnh ở miền Bắc. Trong thời gian này, từ Đà Nẵng trở vào, tín phong bán cầu bắc cũng thổi theo hướng Đông Bắc gây mưa ven biển Trung bộ, trong khi Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.

* Gió mùa mùa hạ

- Hướng: Tây Nam (riêng Bắc Bộ có hướng Đông Nam).

- Nguồn gốc: Nửa đầu mùa (áp cao Bắc Ấn Độ Dương); Giữa, cuối mùa (áp cao cận chí tuyến Nam bán cầu).

- Phạm vi: Cả nước.

- Thời gian: Từ tháng 5 đến tháng 10.

- Tính chất: Nóng, ẩm.

- Hệ quả:

+ Đầu mùa: Gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên.

+ Giữa và cuối mùa: Hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng 9 cho Trung Bộ.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Ở nước ta, khó khăn thường xuyên đối với giao lưu kinh tế giữa cc vùng ở miền núi là:

Xem đáp án » 23/07/2024 289

Câu 2:

Biển Đông ảnh hưởng nhiều nhất, sâu sắc nhất đến thiên nhiên nước ta ở lĩnh vực:

Xem đáp án » 23/07/2024 156

Câu 3:

Kiểu thời tiết điển hình của khu vực đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng duyên hải Bắc Trung Bộ vào nửa sau của mùa đông ở nước ta là:

Xem đáp án » 31/10/2024 144

Câu 4:

Biên độ nhiệt năm của nước ta giảm dần từ Bắc vào Nam là do:

Xem đáp án » 23/07/2024 141

Câu 5:

Biển Đông của nước ta nằm trong vùng khí hậu:

Xem đáp án » 23/07/2024 137

Câu 6:

Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng châu thổ, được bồi đắp phù sa của:

Xem đáp án » 23/07/2024 135

Câu 7:

Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và tính chất khép kín của Biển Đông được thể hiện qua yếu tố nào?

Xem đáp án » 23/07/2024 131

Câu 8:

Nhận định nào dưới đây thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa đồng bằng và miền núi nước ta?

Xem đáp án » 23/07/2024 129

Câu 9:

Dãy Bạch Mã là ranh giới giữa Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam, có hướng:

Xem đáp án » 23/07/2024 128

Câu 10:

Đặc điểm địa hình nước ta được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại và tạo nên:

Xem đáp án » 23/07/2024 127

Câu 11:

Đất đai ở đồng bằng duyên hải miền Trung có đặc điểm:

Xem đáp án » 23/07/2024 125

Câu 12:

Loại thiên tai nào dưới đây, không phải là ảnh hưởng của biển Đông đối với khu vực Trung Bộ?

Xem đáp án » 23/07/2024 124

Câu 13:

Với nguồn tài nguyên thiên nhiên và những điều kiện tự nhiên thuận lợi, Biển Đông có vai trò rất quan trọng trong việc

Xem đáp án » 23/07/2024 124

Câu 14:

Trong sự phát triển kinh tế của nước ta hiện nay, Biển Đông có vai trò quan trọng trong

Xem đáp án » 23/07/2024 120

Câu 15:

Một số đồng bằng ven biển mở rộng được là do:

Xem đáp án » 23/07/2024 118