Câu hỏi:
22/11/2024 556Trong giai đoạn 1950-1973, thời kì “phi thực dân hóa” trên phạm vi thế giới được đánh dấu bằng:
A. chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự hai cực Ianta sụp đổ.
B. nhiều thuộc địa của Anh, Pháp, Hà Lan tuyên bố độc lập.
C. Trung Quốc thu hồi chủ quyền với Hồng Kông và Ma Cao.
D. đế quốc Mĩ thất bại trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Giải thích: A loại vì Chiến tranh lạnh kết thúc năm 1991, không phù hợp với thời gian đề bài đưa ra.
B chọn vì với việc nhiều thuộc địa của Anh, Pháp, Hà Lan tuyên bố độc lập trong giai đoạn 1950-1973 đã đánh dấu thời kì “phi thực dân hóa” trên phạm vi thế giới.
C loại vì Trung Quốc thu hồi chủ quyền với Hồng Kông (7/1997) và Ma Cao (12/1999).
D loại vì nền độc lập của Việt Nam đã được cam kết tôn trọng trong nội dung của Hiệp định Giơnevơ (21/7/1954) mà cuộc chiến tranh Mĩ thực hiện tại Việt Nam bắt đầu từ tháng 11/1954 với chiến lược chiến tranh đơn phương. Sau thất bại của chiến lược này, Mĩ tiếp tục triển khai cuộc chiến tranh tại Việt Nam với nhiều chiến lược chiến tranh khác nhau và kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của Mĩ năm 1973 và tay sai (chính quyền Việt Nam Cộng hòa năm 1975).
*Tìm hiểu thêm: "TÂY ÂU TỪ NĂM 1950 ĐẾN 1973"
1. Kinh tế:
- Từ 1950 - 1970, kinh tế Tây Âu phát triển nhanh chóng. Đến đầu thập niên 70, Tây Âu trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.
- Nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển của kinh tế Tây Âu.
1 - Áp dụng thành công những thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất.
2 - Vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của nhà nước có hiệu quả.
3 - Tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài như:
+ Nguồn viện trợ của Mỹ.
+ Nguồn nguyên liệu rẻ của các nước thế giới thứ ba.
+ Hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ EC,…
2. Chính trị:
a. Chính sách đối nội: từ năm 1950 – 1973 các nước Tây Âu tiếp tục phát triển của nền dân chủ tư sản, tuy nhiên, tại một số quốc gia cũng có sự biến dộng trong đời sống chính trị.
b. Chính sách đối ngoại:
- Một mặt liên minh chặt chẽ với Mỹ( Anh, Đức, Ý ), mặt khác cố gắng đa phương hóa quan hệ đối ngoại (Pháp,Thụy Điển, Phần Lan ).
- Từ năm 1950 -1973: nhiều thuộc địa tuyên bố độc lập, đánh dấu thời kỳ “phi thực dân hóa” trên phạm vi thế giới.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 7: Tây Âu
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tại các lớp huấn luyện ở Quảng Châu - Trung Quốc (1925 – 1927), Nguyễn Ái Quốc đã huấn luyện cán bộ về cách:
Câu 2:
Nguyễn Ái Quốc rút ra kết luận "muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình" khi
Câu 3:
Sự kiện nào dưới đây được xem là khởi đầu cho cuộc Chiến tranh lạnh?
Câu 4:
Ý nghĩa nổi bật của những hoạt động yêu nước của Nguyễn Ái Quốc trong thời gian ở Pháp (1917 - 1923) là:
Câu 5:
Trong chiến lược “Cam kết và mở rộng Mĩ sử dụng biện pháp nào để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác?
Câu 6:
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam (1919-1929), thực dân Pháp đầu tư nhiều nhất vào:
Câu 7:
Với sự vươn lên mạnh mẽ trở thành các trung tâm kinh tế - tài chính thế giới của Nhật Bản và Tây Âu đã tác động đến quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai là:
Câu 8:
Giữa năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của VI.Lênin đã chứng tỏ:
Câu 10:
Cuộc đấu tranh nào của tư sản Việt Nam đã vận động người Việt Nam chỉ mua hàng người Việt Nam, “chấn hưng nội hóa”, “bài trừ ngoại hóa”:
Câu 11:
Sự kiện nào chứng tỏ Chiến tranh lạnh trên thực tế chấm dứt hoàn toàn?
Câu 12:
Đâu không phải là biểu hiện của xu thế hòa hoãn Đông Tây trong những năm 70 của thế kỉ XX:
Câu 13:
Cho những sự kiện sau, sắp xếp theo trình tự thời gian:
1. Nguyễn Ái Quốc cùng với một số nhà yêu nước Triều Tiên, Inđônêxia... lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.
2. Nguyễn Ái Quốc về đến Quảng Châu (Trung Quốc).
3. Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Vecxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam.
4. Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp.
Câu 14:
Đâu không phải là nguyên nhân tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu?
Câu 15:
Điểm mới trong con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc đầu thế kỉ XX so với các vị tiền bối là gì?