Câu hỏi:
23/07/2024 154Trong điều kiện không xảy ra đột biến, khi nói về mức phản ứng của kiểu gen, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau
B. Các cá thể thuộc cùng một giống thuần chủng có mức phản ứng giống nhau
C. Các tính trạng số lượng thường có mức phản ứng rộng còn các tính trạng chất lượng thường có mức phản ứng hẹp
D. Các cá thể con sinh ra bằng hình thức sinh sản sinh dưỡng luôn có mức phản ứng khác với cá thể mẹ
Trả lời:
Phương pháp:
Mức phản ứng của một kiểu gen là tập hợp các kiểu hình của một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau.
(SGK Sinh 12 trang 56)
Mức phản ứng do kiểu gen quy định.
Cách giải:
Phát biểu sai là D, các cá thể sinh ra bằng hình thức sinh sản sinh dưỡng luôn có kiểu gen giống nhau và giống cá thể mẹ nên có mức phản ứng giống nhau và giống cá thể mẹ.
Chọn D
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Cho chuỗi thức ăn: Cây ngô Sâu ăn lá ngô Nhái Rắn hổ mang Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này, loài nào thuộc bậc dinh dưỡng cấp cao nhất?
Câu 3:
Giả sử một gen rất ngắn được tổng hợp nhân tạo trong ống nghiệm có trình tự nuclêôtit như sau:
Mạch I: (1) TAX ATG ATX ATT TXA AXT AAT TTX TAG GTA XAT (2)
Mạch II: (1) ATG TAX TAG TAA AGT TGA TTA AAG ATX XÁT GTA (2)
Nếu gen này tiến hành phiên mã, rồi dịch mã cho ra 1 chuỗi polypeptit hoàn chỉnh chỉ gồm 5 axit amin.
Mạch nào sau đây được dùng làm khuôn để tổng hợp ra mARN và chiều phiên mã trên gen là gì?
Câu 5:
Ở một loài thú, AA quy định chân cao; aa quy định chân thấp; Aa quy định chân cao ở con cái và quy định chân thấp ở con đực; BB quy định có râu, bb quy định không râu, cặp gen Bb quy định có râu ở đực và quy định không râu ở cái. Cho con đực chân cao, không râu giao phối với con cái chân thấp, có râu (P), thu được F1. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên, thu được F2. Biết rằng không phát sinh đột biến. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
Câu 6:
Một cá thể có bộ nhiễm sắc thể kí hiệu là AaBbDdEeXY. Trong quá trình giảm phân I của các tế bào sinh tinh có 0,015% số tế bào không phân ly ở cặp nhiễm sắc thể Aa; 0,012% số tế bào khác không phân li ở cặp nhiễm sắc thể Dd; giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp nhiễm sắc thể khác phân ly bình thường. Biết trong quá trình giảm phân không xảy ra trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc thể tương đồng. Theo lí thuyết, số loại tinh trùng tối đa có thể tạo ra từ cá thể trên là bao nhiêu?
Câu 7:
Có 2 tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBb giảm phân, trong đó có một trong 2 tế bào có cặp Aa không phân li trong giảm phân I thì tỉ lệ giao tử có thể thu được là:
(1). 1AaB: 1b: 1AB: 1ab.
(2). 1 AaB: 1b: 1Ab: laB.
(3). 1Aab: 1B: 1AB: 1aB.
(4). 1AaB: 1b: 1Ab: lab.
(5). 1 Aab: 1B: 1AB: lab.
(6). 1Aab: 1B: 1Ab: 1aB.
Câu 8:
Khi nói về giới hạn sinh thái và ổ sinh thái của các loài, phát biểu nào sau đây đúng?
Câu 9:
Theo lý thuyết, cơ thể nào sau đây có kiểu gen dị hợp tử về cả 2 cặp gen?
Câu 11:
Một quần thể động vật giao phối, màu sắc cánh do 1 gen gồm 5 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Trong đó, alen A quy định cánh đen trội hoàn toàn so với alen A2, A3, A4, A5; alen A2 quy định cánh xám trội hoàn toàn so với alen A3, A4, A5; alen A3 quy định cánh tím trội hoàn toàn so với alen A4 và alen A5, alen A4 quy định cánh vàng trội hoàn toàn so với alen A5 quy định cánh trắng. Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có 51% con cánh đen; 13% con cánh xám; 20% con cánh tím; 12% con cánh vàng; 4% con cánh trắng. Biết không xảy ra đột biến. Hãy xác định:
(I). Tần số các alen A1, A2, A3, A4, A5 lần lượt là 0,3; 0,1; 0,2; 0,2; 0,2.
(II). Nếu loại bỏ toàn bộ các cá thể đen, sau đó cho các cá thể còn lại giao phối ngẫu nhiên thì sẽ thu được đời con có số cá thể cánh xám thuần chủng chiếm tỉ lệ là 16/2401.
(III). Nếu loại bỏ toàn bộ các cá thể cánh xám, sau đó cho các cá thể còn lại giao phối ngẫu nhiên thì sẽ thu được đời con có số cá thể cánh xám thuần chủng chiếm tỉ lệ là 1/841.
(IV). Nếu loại bỏ toàn bộ các cá thể cánh xám và cánh đen, sau đó cho các cá thể còn lại giao phối ngẫu nhiên thì sẽ thu được đời con có số cá thể cánh tím thuần chủng chiếm tỉ lệ là 1/9
Câu 14:
Theo học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng khi nói về chọn lọc tự nhiên?
Câu 15:
Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; gen B quy định hoa tím là trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; gen D quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định quả vàng; gen E quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen a quy định quả dài. Quá trình phát sinh giao tử đực và cái đều xảy ra hoán vị gen giữa B và b với tần số 20%; giữa gen E và e với tần số 40%.Theo lí thuyết, ở đời con của phép lai loại kiểu hình thân cao, hoa trắng, quả dài, màu đỏ chiếm tỉ lệ là: