Câu hỏi:
10/12/2024 130Trong các thực nghiệm nghiên cứu các đột biến ở cơ thể sinh vật, dạng đột biến mất đoạn có ý nghĩa quan trọng trong việc:
A. Xác định vị trí của gen trên NST và nghiên cứu hoạt động của các gen nằm trên đoạn NST đó.
B. Nghiên cứu xác định vị trí của các gen trên NST đồng thời loại bỏ một số gen có hại trong quá trình tạo giống.
C. Tạo giống vật nuôi, cây trồng và giống vi sinh vật mới nhờ tái sắp xếp lại các gen trên NST
D. Xác định vị trí của gen trên NST và tạo giống vi sinh vật mới có năng suất sinh khối cao
Trả lời:
Đáp án đúng là : B
- Trong các thực nghiệm nghiên cứu các đột biến ở cơ thể sinh vật, dạng đột biến mất đoạn có ý nghĩa quan trọng trong việc: ghiên cứu xác định vị trí của các gen trên NST đồng thời loại bỏ một số gen có hại trong quá trình tạo giống.
+ Xác định vị trí của các gen trên nhiễm sắc thể (NST):
Trong các nghiên cứu di truyền, hiện tượng mất đoạn NST có thể được sử dụng để xác định vị trí của các gen trên NST. Khi một đoạn của NST bị mất, các đặc điểm liên quan đến các gen nằm trong đoạn này sẽ không được biểu hiện ở cơ thể. Bằng cách quan sát sự mất đi của các tính trạng này, nhà khoa học có thể suy ra vị trí của các gen trên NST.
+ Loại bỏ một số gen có hại trong quá trình tạo giống:
Trong tạo giống, đột biến mất đoạn có thể được áp dụng để loại bỏ những gen mang đột biến bất lợi hoặc có hại. Việc loại bỏ các đoạn gen không mong muốn này có thể góp phần cải thiện năng suất, chất lượng hoặc khả năng chống chịu của giống mới.
- Đột biến mất đoạn không chỉ có vai trò nghiên cứu cơ bản (như xác định vị trí gen) mà còn có ứng dụng thực tiễn trong công nghệ sinh học và chọn giống. Điều này giải thích ý nghĩa quan trọng của dạng đột biến này.
→ B đúng.A,C,D sai.
* Mở rộng:
I. Các dạng đột biến cấu trúc NST.
a. Mất đoạn
- Là đột biến làm mất đi một đoạn nào đó của NST
- Làm giảm số lượng gen trên NST, mất cân bằng gen.
- Thường gây chết hoặc giảm sức sống.
b. Lặp đoạn
- Là đột biến làm cho một đoạn của NST có thể lặp lại một hay nhiều lần.
- Làm tăng số lượng gen trên NST, mất cân bằng gen.
- Làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng, không gây hậu quả nghiêm trọng, tạo nên các gen mới trong quá trình tiến hóa.
c. Đảo đoạn
- Là đột biến trong đó một đoạn NST đứt ra và đảo ngược 180o và nối lại.
- Làm thay đổi trình tự phân bố của các gen trên NST.
- Có thể ảnh hưởng đến sức sống, giảm khả năng sinh sản của thể đột biến, tạo nguồn nguyên liệu cho tiến hóa.
d. Chuyển đoạn
- Là đột biến dẫn đến sự trao đổi đoạn trong một NST hoặc giữa các NST không tương đồng.
- Một số gen trên NST thể này chuyển sang NST khác dẫn đến làm thay đổi nhóm gen liên kết.
- Chuyển đoạn lớn thường gây chết hoặc làm mất khả năng sinh sản.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Sinh học 12 Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
Mục lục Giải Sinh học 12 Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tại sao các đáp ứng trả lời kích thích của chân khớp lại chính xác, hiệu quả và tiết kiệm năng lượng hơn so với ruột khoang?
Câu 2:
Ở một loài thực vật, nghiên cứu sự di truyền của 4 cặp tính trạng do 4 cặp gen chi phối. Khi khảo sát một cơ thể chứa các cặp gen dị hợp, quá trình giảm phân bình thường đã tạo ra giao tử AE BD với tỷ lệ 17,5%. Từ các thông tin trên, hãy chỉ ra loại giao tử và tỷ lệ giao tử nào sau đây có thể được tạo ra cùng với loại giao tử kể trên, biết hoán vị gen chỉ xảy ra ở cặp NST chứa AE
Câu 3:
Khi lai 2 cơ thể ruồi giấm dị hợp thân xám, cánh dài với nhau, thu được kiểu hình thân đen, cánh cụt tỉ lệ 1%, (biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng thân xám, cánh dài là trội hoàn toàn so với thân đen, cánh cụt). Tần số hoán vị gen là
Câu 5:
Khi đặt một cây đang sinh trưởng cạnh cửa sổ, sau một thời gian cây sẽ sinh trưởng uốn cong về phía cửa sổ. Đây là biểu hiện của:
Câu 6:
Trong tế bào ruồi giấm, một gen cấu trúc điển hình có chứa 3600 nucleotit sẽ có thể chứa đủ thông tin di truyền để mã hóa cho một chuỗi polypeptit có:
Câu 7:
Loại đột biến nào sau đây làm tăng số loại alen của một gen nào đó trong vốn gen của quần thể sinh vật?
Câu 8:
Khi cho lai giữa hai thứ hoa màu đỏ với thứ hoa màu vàng thu được F1 toàn hoa màu lục. Cho F1 tự thụ phấn được F2 có: 165 cây hoa màu lục : 60 cây hoa màu đỏ : 54 cây hoa màu vàng : 18 cây hoa màu trắng. Cho các cây hoa màu trắng ở F2 giao phấn ngược trở lại với F1, theo lý thuyết, kết quả thu được là:
Câu 9:
Ở một loài thực vật 2n = 24, các khảo sát cho thấy có sự xuất hiện nhiều dạng lệch bội khác nhau trong quần thể tự nhiên của lòai. Về mặt lý thuyết, trong quần thể này sẽ có tối đa bao nhiêu dạng đột biến mà trong tế bào của thể đột biến có 1 NST chỉ có 1 chiếc, 1 NST khác có 3 chiếc.
Câu 10:
Một quần thể thực vật, xét một gen có hai alen, alen A là trội hoàn toàn so với alen a. Thế hệ xuất phát (P) của quần thể này có tỉ lệ các kiểu gen là 0,25AA : 0,40Aa : 0,35aa. Cho biết quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Qua tự thụ phấn, theo lí thuyết ở thế hệ nào của quần thể thì số cá thể có kiểu hình trội chiếm tỉ lệ 47,5%?
Câu 11:
Cho 1 cây hoa lai với 2 cây hoa khác cùng loài.
-Với cây thứ nhất, thế hệ lai thu được tỉ lệ : 1 đỏ: 2 hồng: 1 trắng
-Lai với cây thứ 2, thế hệ lai có tỉ lệ: 9 cây hoa đỏ: 6 cây hoa hồng: 1 cây hoa trắng. Kiểu gen của cây P, cây thứ nhất và cây thứ 2 lần lượt là:
Câu 13:
Học thuyết tiến hóa hiện đại coi đột biến là một trong những nhân tố tiến hóa, trong đó vai trò của đột biến thể hiện ở:
Câu 14:
Tiến hành các thí nghiệm lai trên cây hoa loa kèn cho thấy:
Phép lai 1: P1 ♀ hoa loa kèn mầm vàng x ♂ hoa loa kèn mầm xanh → F1 100% vàng.
Phép lai 2: P2 ♀ hoa loa kèn mầm xanh x ♂ hoa loa kèn mầm vàng → F1 100% xanh.
Cho các nhận định dưới đây:
(1) Tính trạng màu sắc mầm ở cây hoa loa kèn do một locus 2 alen nằm trong nhân tế bào chi phối.
(2) Nếu lấy hạt phấn cây F1 ở phép lai 1 đem thụ phấn cho cây F1 ở phép lai 2, đời con sẽ phân ly theo tỷ lệ 3 vàng: 1 xanh.
(3) Tính trạng nghiên cứu không bị mất đi ngay cả khi nhân của tế bào được thay thế bằng một nhân khác.
(4) Phép lai 1 cho thấy tính trạng mầm vàng là trội so với mầm xanh, nhưng ngược lại ở phép lai 2 cho thấy tính trạng mầm xanh trội so với mầm vàng. Từ 2 phép lai cho thấy hai tính trạng trội không hoàn toàn.
Số nhận định đúng về phép lai:
Câu 15:
Trong hệ sinh thái nước mặn, trong số các vùng nước chỉ ra dưới đây vùng nào có năng suất sinh học cao nhất?