Câu hỏi:
21/07/2024 1,138
Trong bài thơ, người cha nhắc con “không bao giờ được quên” điều gì và “phải quên ngay” điều gì?
Trong bài thơ, người cha nhắc con “không bao giờ được quên” điều gì và “phải quên ngay” điều gì?
Trả lời:
Phương pháp: Đọc, tìm ý.
Cách giải:
Trong bài thơ, người cha nhắc con “không bao giờ được quên ơn ai” và “phải quên ngay điều vừa làm vui người khác”.
Phương pháp: Đọc, tìm ý.
Cách giải:
Trong bài thơ, người cha nhắc con “không bao giờ được quên ơn ai” và “phải quên ngay điều vừa làm vui người khác”.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Từ nội dung bài thơ ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về hành động của tuổi trẻ để đối mặt với những thử thách trong cuộc sống.
Từ nội dung bài thơ ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về hành động của tuổi trẻ để đối mặt với những thử thách trong cuộc sống.
Câu 3:
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
NÓI VỚI CON NGÀY TỐT NGHIỆP
Nhớ nhé, chàng trai của papa,
Hôm nay là dòng sông, ngày mai là biển rộng
Nếu dám bước qua đám đông hỗn loạn
Sẽ thấy được chân trời
Không bao giờ được quên ơn ai
Nhưng phải quên ngay điều vừa làm vui người khác
Người thật sự giỏi phải lẫn vào đám đông
Chứ không nổi bần bật như con công sặc sỡ
Nếu đang còn nghèo thì cũng đừng nên sợ
Vì nghèo ở đâu, là giàu ở đó…
Còn định quyết đi theo nghiệp chữ
Đừng bằng lòng làm người trung bình, buồn lắm nhé, con.
(Trần Hữu Việt, Thơ Hữu Việt: Đừng bằng lòng làm người trung bình,
buồn lắm nhé, con!)
Theo bài thơ, người cha “nói với con” ở thời điểm nào?
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
NÓI VỚI CON NGÀY TỐT NGHIỆP
Nhớ nhé, chàng trai của papa,
Hôm nay là dòng sông, ngày mai là biển rộng
Nếu dám bước qua đám đông hỗn loạn
Sẽ thấy được chân trời
Không bao giờ được quên ơn ai
Nhưng phải quên ngay điều vừa làm vui người khác
Người thật sự giỏi phải lẫn vào đám đông
Chứ không nổi bần bật như con công sặc sỡ
Nếu đang còn nghèo thì cũng đừng nên sợ
Vì nghèo ở đâu, là giàu ở đó…
Còn định quyết đi theo nghiệp chữ
Đừng bằng lòng làm người trung bình, buồn lắm nhé, con.
(Trần Hữu Việt, Thơ Hữu Việt: Đừng bằng lòng làm người trung bình,
buồn lắm nhé, con!)
Câu 4:
[…] Từ đây, như đã tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long, kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng tây nam – đông bắc, phía đó, nơi cuối đường, nó đã nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non. Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu. Và như vậy, giống như sông Xen của Pa-ri, sông Đa-nuýp của Bu-đa-pét, sông Hương nằm ngay giữa lòng thành phố yêu quý của mình; Huế trong tổng thể vẫn giữ nguyên dạng một đô thị cổ, trải dọc hai bờ sông. Đầu và cuối ngõ thành phố, những nhánh sông đào mang nước sông Hương tỏa đi khắp phố phường với những cây đa, cây cừa cổ thụ tỏa vầng lá u sầm xuống xóm thuyền xúm xít; từ những nơi ấy, vẫn lập lòe trong đêm sương những ánh lửa thuyền chài của một linh hồn mô tê xưa cũ mà không một thành phố hiện đại nào còn nhìn thấy được. Những chi lưu ấy, cùng với hai hòn đảo nhỏ trên sông đã làm giảm hẳn lưu tốc của dòng nước, khiến cho sông Hương khi đi qua thành phố đã trôi đi chậm, thực chậm, cơ hồ chỉ còn là một mặt hồ yên tĩnh. Tôi đã đến Lê-nin-grat, có lúc đứng nhìn sông Nê-va cuốn trôi những đám băng lô xô, nhấp nháy trăm màu dưới ánh sáng mặt trời mùa xuân, mỗi phiến băng chở một con hải âu nghịch ngợm đứng co lên một chân, thích thú với chiếc thuyền xinh đẹp của chúng và đoàn tàu tốc hành lạ lùng ấy với những hành khách tí hon của nó băng băng lướt qua trước cung điện Pê-téc-bua cũ để ra bể Ban-tích. […] Hai nghìn năm trước, có một người Hi Lạp tên là Hê-ra-clít, đã khóc suốt đời vì những dòng sông trôi đi qua nhanh, thế vậy! Lúc ấy, tôi nhớ lại con sông Hương của tôi, chợt thấy quý điệu chảy lặng lờ của nó khi ngang qua thành phố… Đấy là điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế, có thể cảm nhận được bằng thị giác qua trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh vào những đêm hội rằm tháng Bảy từ điện Hòn Chén trôi về, qua Huế bỗng ngập ngừng như muốn đi muốn ở, chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng.
(Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12,
Tập một, Nxb Giáo dục Việt Nam, tr.199-200, 2014).
Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng sông Hương trong đoạn trích trên.Từ đó, nhận xét “cái tôi” trữ tình của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường trong bài bút kí.
2
[…] Từ đây, như đã tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long, kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng tây nam – đông bắc, phía đó, nơi cuối đường, nó đã nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non. Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu. Và như vậy, giống như sông Xen của Pa-ri, sông Đa-nuýp của Bu-đa-pét, sông Hương nằm ngay giữa lòng thành phố yêu quý của mình; Huế trong tổng thể vẫn giữ nguyên dạng một đô thị cổ, trải dọc hai bờ sông. Đầu và cuối ngõ thành phố, những nhánh sông đào mang nước sông Hương tỏa đi khắp phố phường với những cây đa, cây cừa cổ thụ tỏa vầng lá u sầm xuống xóm thuyền xúm xít; từ những nơi ấy, vẫn lập lòe trong đêm sương những ánh lửa thuyền chài của một linh hồn mô tê xưa cũ mà không một thành phố hiện đại nào còn nhìn thấy được. Những chi lưu ấy, cùng với hai hòn đảo nhỏ trên sông đã làm giảm hẳn lưu tốc của dòng nước, khiến cho sông Hương khi đi qua thành phố đã trôi đi chậm, thực chậm, cơ hồ chỉ còn là một mặt hồ yên tĩnh. Tôi đã đến Lê-nin-grat, có lúc đứng nhìn sông Nê-va cuốn trôi những đám băng lô xô, nhấp nháy trăm màu dưới ánh sáng mặt trời mùa xuân, mỗi phiến băng chở một con hải âu nghịch ngợm đứng co lên một chân, thích thú với chiếc thuyền xinh đẹp của chúng và đoàn tàu tốc hành lạ lùng ấy với những hành khách tí hon của nó băng băng lướt qua trước cung điện Pê-téc-bua cũ để ra bể Ban-tích. […] Hai nghìn năm trước, có một người Hi Lạp tên là Hê-ra-clít, đã khóc suốt đời vì những dòng sông trôi đi qua nhanh, thế vậy! Lúc ấy, tôi nhớ lại con sông Hương của tôi, chợt thấy quý điệu chảy lặng lờ của nó khi ngang qua thành phố… Đấy là điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế, có thể cảm nhận được bằng thị giác qua trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh vào những đêm hội rằm tháng Bảy từ điện Hòn Chén trôi về, qua Huế bỗng ngập ngừng như muốn đi muốn ở, chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng.
(Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12,
Tập một, Nxb Giáo dục Việt Nam, tr.199-200, 2014).
Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng sông Hương trong đoạn trích trên.Từ đó, nhận xét “cái tôi” trữ tình của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường trong bài bút kí.
2
Câu 5:
Những câu thơ dưới đây khiến anh/chị hiểu như thế nào về điều người cha muốn nói với con ?
Người thật sự giỏi phải lẫn vào đám đông
Chứ không nổi bần bật như con công sặc sỡ
Những câu thơ dưới đây khiến anh/chị hiểu như thế nào về điều người cha muốn nói với con ?
Người thật sự giỏi phải lẫn vào đám đông
Chứ không nổi bần bật như con công sặc sỡ