Câu hỏi:
16/11/2024 586Trên cơ sở quy định pháp luật về trật tự an toàn đô thị, các đội trật tự của các phường trong quận H đã yêu cầu mọi người không được bán hàng trên vỉa hè để đảm bảo văn minh đô thị. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây?
A. Là công cụ quản lí đô thị hữu hiệu.
B. Là hình thức cưỡng chế người vi phạm
C. Là phương tiện để đảm bảo trật tự đường phố
D. Là phương tiện để Nhà nước quản lí xã hội
Trả lời:
Đáp án đúng là : D
- Pháp luật đã thể hiện vai trò là phương tiện để Nhà nước quản lí xã hội.
Vì pháp luật được sử dụng để thiết lập và duy trì trật tự, bảo đảm các hoạt động trong đô thị diễn ra theo các quy chuẩn nhằm bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng. Cụ thể:
Định hướng hành vi: Pháp luật quy định rõ về việc không được bán hàng trên vỉa hè, nhằm đảm bảo quyền sử dụng không gian công cộng cho mục đích chung như giao thông, đi bộ, và cảnh quan đô thị.
Tăng cường hiệu lực quản lý: Các đội trật tự đô thị của các phường thực hiện nhiệm vụ dựa trên quy định của pháp luật, tạo cơ sở pháp lý để xử lý vi phạm và ngăn ngừa các hành vi gây mất trật tự, như lấn chiếm vỉa hè.
Đảm bảo văn minh đô thị: Các quy định này phản ánh mục tiêu của Nhà nước trong việc xây dựng môi trường đô thị sạch đẹp, văn minh, góp phần cải thiện chất lượng sống của người dân.
Như vậy, thông qua việc ban hành và thực thi các quy định pháp luật về trật tự an toàn đô thị, Nhà nước không chỉ điều chỉnh hành vi của cá nhân và tổ chức mà còn tạo ra một môi trường sống thuận lợi và bền vững cho toàn xã hội.
→ D đúng.A,B,C sai.
* Bản chất của pháp luật
a. Bản chất giai cấp của pháp luật.
- Pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí nguyện vọng của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện.
b. Bản chất xã hội của pháp luật.
- Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội, do thực tiễn cuộc sống đòi hỏi.
- Pháp luật không chỉ phản ánh ý chí của giai cấp thống trị mà còn phản ánh nhu cầu, lợi ích của các giai cấp và các tầng lớp dân cư khác nhau trong xã hội.
- Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội, vì sự phát triển của xã hội
2. Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức
a. Quan hệ giữa pháp luật với kinh tế
- Pháp luật do các quan hệ kinh tế quy định.
- Trong mối quan hệ với kinh tế, pháp luật có tính độc lập tương đối: vừa phụ thuộc vào kinh tế, vừa tác động trở lại đối với kinh tế.
b. Quan hệ giữa pháp luật với chính trị
- Pháp luật vừa là phương tiện để thực hiện đường lối chính trị, vừa là hình thức biểu hiện của chính trị.
- Ở Việt Nam, đường lối của Đảng được Nhà nước thể chế hóa thành pháp luật và pháp luật là công cụ hiệu quả để đảm bảo đường lối của Đảng được thực hiện nghiêm chỉnh trong toàn xã hội.
c. Quan hệ giữa pháp luật với đạo đức
- Quy phạm pháp luật và quy phạm đạo đức có quan hệ chặt chẽ với nhau.
- Nhà nước đưa những quy phạm đạo đức phổ biến, phù hợp vào trong các quy phạm pháp luật.
- Pháp luật là một phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức.
- Những giá trị cơ bản nhất của pháp luật và đạo đức: công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải.
3 Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội
a. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội
- Pháp luật là phương tiện hữu hiệu nhất để quản lí xã hội: tạo trật tự, ổn định, tồn tại và phát triển.
- Pháp luật giúp nhà nước phát huy quyền lực của mình, kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan trong phạm vi lãnh thổ của mình.
- Nhà nước ban hành pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật trên quy mô toàn xã hội: Công bố công khai, kịp thời, thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các phương tiện thông tin; đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường, xây dựng tủ sách pháp luật ở địa phương, cơ quan,...
b. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình:
- Thông qua các văn bản luật, pháp luật xác lập quyền của công dân, là căn cứ để công dân thực hiện quyền của mình.
- Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình: Quy định quyền của công dân, cách thức để công dân thực hiện các quyền đó, trình tự, thủ tục pháp lí để yêu cầu Nhà nước bảo vệ khi quyền của mình bị xâm phạm.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật là biểu hiện công dân bình đẳng về
Câu 2:
Phát hiện thấy một nhóm người đang cưa trộm gỗ trong vườn quốc gia, Q đã báo ngay cho cơ quan kiểm lâm. Q đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?
Câu 3:
Vì ghen ghét H mà Y đã tung tin xấu, bịa đặt về H với các bạn trong lớp. Nếu là bạn của H, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?
Câu 4:
Các dân tộc đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển mà không bị phân biệt đối
xử là thể hiện quyền bình đẳng
Câu 7:
Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quy tắc nào dưới đây?
Câu 8:
Khi thuê nhà của ông T, ông A đã tự sửa chữa, cải tạo mà không hỏi ý kiến của ông T. Ông A đã có hành vi
Câu 9:
Công ty A chậm thanh toán cho ông K tiền thuê văn phòng, ông K đã khoá trái cửa văn phòng làm việc, nhốt 4 nhân viên Công ty trong đó suốt 3 giờ. Ông K đã xâm phạm tới quyền nào dưới đây của công dân?
Câu 10:
Tuy N được tạm hoãn gọi nhập ngũ vì đang học đại học, còn M thì nhập ngũ phục vụ Quân đội, nhưng cả hai vẫn bình đẳng với nhau. Đó là bình đẳng về
Câu 11:
Sản xuất của cải vật chất là sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi các yếu tố của tự nhiên
Câu 12:
X đến nhà Y, thấy Y không có ở nhà mà cửa thì không đóng, X đã vào nhà Y và lấy trộm chiếc xe đạp điện mới. X
đã có hành vi
Câu 13:
Khi nộp hồ sơ đăng kí doanh nghiệp, ông Q được người cán bộ nhận hồ sơ nói rằng cá nhân không có quyền lựa
chọn ngành nghề kinh doanh. Vậy ông Q có thể căn cứ vào nguyên tắc nào dưới đây để khẳng định mình có quyền
này?
Câu 14:
Nguyên nhân nào dưới đây dẫn đến cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá?
Câu 15:
Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh là thể hiện quyền bình đẳng