Câu hỏi:
22/07/2024 2,074Câu tục ngữ, ca dao nào không nói về tiết kiệm?
A. Tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn.
B. Có công mài sắt, có ngày nên kim.
C. Ở đây một hạt cơm rơi, ngoài kia bao hạt mồ hôi thấm đồng.
D. Làm người phải biết tiện tằn, đồ ăn thức mặc có ngắn thì thôi.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
-Câu tục ngữ "Có công mài sắt, có ngày nên kim" nói về sự kiên trì, cố gắng hết mình sẽ có được trái ngọt, kết quả.
→ B đúng.
- Câu tục ngữ "Tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn" trên phản ánh tình trạng vì đói kém của người nghèo thuở xưa, nên phải thường xuyên lo cho cái ăn, cái mặc…
→ A sai.
- Câu tục ngữ "Ở đây một hạt cơm rơi, ngoài kia bao hạt mồ hôi thấm đồng" nói về tính chắt chiu, tiết kiệm.
→ C sai.
- Câu tục ngữ "Làm người phải biết tiện tằn, đồ ăn thức mặc có ngắn thì thôi" nói về kinh nghiệm sống, tính tiết kiệm.
→ D sai.
* Tính tiết kiệm:
- Tiết kiệm là sử dụng một cách hợp lí tiền bạc, của cải, thời gian, sức lực của mình và của người khác.
- Tiết kiệm biểu hiện ở việc:
+ Chi tiêu hợp lí;
+ Tắt các thiết bị điện và khoá vòi nước khi không sử dụng;
+ Sắp xếp thời gian làm việc khoa học;
+ Sử dụng hợp lí và khai thác hiệu quả tài nguyên (nước, khoáng sản,...);
+ Bảo quản đồ dùng học tập, lao động khi sử dụng, bảo vệ của công...
- Ý nghĩa:
- Tiết kiệm giúp chúng ta quý trọng lao động của bản thân mình và của người khác.
- Khi tiết kiệm, không chỉ có thể giảm gánh nặng cho gia đình, thể hiện lối sống văn minh mà còn có điều kiện để giúp đỡ, chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
A. Lý thuyết GDCD 6 Bài 8: Tiết kiệm
Mục lục Giải GDCD 6 Bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam