Câu hỏi:
04/10/2024 2,095Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 (1919-1929) ở Đông Dương trong hoàn cảnh
A. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, nước Pháp bị thiệt hại nặng nề
B. Chiến tranh thế giới thứ nhất đang diễn ra quyết liệt
C. phong trào cách mạng Pháp đang phát triển mạnh mẽ
D. sau khi cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất kết thúc
Trả lời:
Đáp án đúng là : A
- Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 (1919-1929) ở Đông Dương trong hoàn cảnh Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, nước Pháp bị thiệt hại nặng nề
+ Bước ra khỏi Chiến tranh thế giới thứ nhất với tư cách là một người chiến thắng, song nước Pháp đã phải gánh chịu những hậu quả hết sức nặng nề, như: 1,4 triệu người chết và bị thương; nhiều thành phố, làng mạc, nhà máy, xí nghiệp bị phá hủy, thiệt hại về vật chất ước tính khoảng 200 tỉ Phơrăng.
+ Đời sống nhân dân khó khăn, cực khổ; các phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân diễn ra sôi nổi khiến tình hình chính trị ở Pháp rất căng thẳng.
+Trong bối cảnh đó, để bù đắp thiệt hại do Chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra, thực dân Pháp một mặt ra sức bóc lột nhân dân lao động trong nước, mặt khác, thực hiện chính sách khai thác thuộc địa (trong đó có Đông Dương).
→ A đúng.B,C,D sai.
* Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.
a. Nguyên nhân Pháp tiến hành khai thác:
- Sau Chiến tranh thế giới nhất, Pháp bị tàn phá nặng nề với hơn 1.4 triệu người chết và bị thương, nhiều thành phố, làng mạc, nhà máy,.. bị phá hủy, thiệt hại về vật chất ước tính khoảng 200 tỉ Phơ-răng.
⇒ Để bù đắp thiệt hại do chiến tranh gây ra, ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp đẩy mạnh khai thác các thuộc địa ở Đông Dương (mà chủ yếu là ở Việt Nam).
b. Thời gian tiến hành:
- Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Đông Dương (chủ yếu là ở Việt Nam) diễn ra trong những năm 1919 – 1929.
c. Quan điểm của Pháp khi tiến hành khai thác thuộc địa:
- Tập trung đầu tư vào những ngành kinh tế: vốn ít, lời nhiều, khả năng thu hồi vốn nhanh; những ngành kinh tế không có khả năng cạnh tranh với kinh tế chính quốc.
- Khai thác nhằm vơ vét, bóc lột, không nhằm phát triển kinh tế thuộc địa.
- Khai thác nhằm mục đích biến Việt Nam thành thị trường độc chiếm của Pháp.
d. Nội dung khai thác:
- Nông nghiệp:
+ Là ngành kinh tế được quan tâm, đầu tư vốn nhiều nhất.
+ Thực dân Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền (chủ yếu là đồn điền cao su).
- Công nghiệp:
+ Tập trung chủ yếu vào khai thác than và kim loại (thiếc, kẽm,…).
+ Hạn chế sự phát triển của các ngành công nghiệp nặng; mở mang một số ngành công nghiệp nhẹ nhằm tận dụng nguồn nguyên liệu, nhân công và phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt của Pháp.
- Thương nghiệp: độc chiếm thị trường Việt Nam.
+ Đánh thuế nặng vào hàng hóa từ bên ngoài (Trung Quốc, Nhật Bản) nhập vào Việt Nam.
+ Giảm thuế hoặc miễn thuế với hàng hóa của Pháp.
- Phát triển giao thông vận tải nhằm phục vụ cho công cuộc khai thác và mục đích quân sự.
e. Tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai đến Việt Nam
* Tác động tích cực:
- Góp phần làm chuyển biến đời sống kinh tế - xã hội của Việt Nam => tạo điều kiện bên trong cho sự xuất hiện và phát triển của con đường cứu nước theo khuynh hướng vô sản.
- Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước được du nhập vào Việt Nam => góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế ở một số vùng.
- Bổ sung thêm các lực lượng mới cho phong trào yêu nước (tiểu tư sản, tư sản dân tộc ...).
* Tác động tiêu cực:
- Tài nguyên vơi cạn.
- Xã hội phân hóa sâu sắc.
- Văn hóa dân tộc bị xói mòn.
- Mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp ngày càng sâu sắc.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925
Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 12: Phong trào dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Khẩu hiệu “Một tấc không đi, một li không rời” là quyết tâm của đồng bào miền Nam trong
Câu 2:
Sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ dẫn đến hiện tượng gì?
Câu 3:
Đặc điểm tình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevơ (1954) giống với nước nào?
Câu 4:
“Bao giờ người Tây nhổ hết có nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. Đó là câu nói nổi tiếng của ai?
Câu 5:
Việc đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 và 1976 nhưng nhấn mạnh “cả năm 1975 là thời cơ đã khẳng định
Câu 6:
Sự phát triển “thần kỳ” của nền kinh tế Nhật Bản từ những năm 60-70 của thế kỉ XX là do nguyên nhân nội tại nào?
Câu 7:
“Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu | làm nô lệ...”. Đoạn trích trên thể hiện nội dung nào của Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19/12/1946)?
Câu 8:
Tên gọi mặt trận “Việt Nam độc lập đồng minh” thành lập năm 1941 vừa thể hiện nhiệm vụ cách mạng trong nước vừa góp phần thực hiện nhiệm vụ quốc tế vì
Câu 9:
Quốc gia khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ 2 là
Câu 10:
Vấn đề ruộng đất cho dân cày đã được Đảng ta khẳng định lần đầu tiên trong văn kiện nào?
Câu 11:
Theo thỏa thuận của Hội nghị Pốtxđam (từ ngày 17/7 đến 2/8/1945), việc giải giáp quân Nhật ở Việt Nam được giao cho
Câu 12:
Mã đồng ý cho Pháp thực hiện kế hoạch Rove (5/1949) là mốc mở đầu
Câu 13:
Điểm tiến bộ trong hoạt động của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng là
Câu 14:
Trong cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953-1954, nhân dân Việt Nam đã thực hiện phương châm gì để đối phó với kế hoạch Nava?
Câu 15:
Điểm khác biệt căn bản về phương châm tác chiến của ta khi mở chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 so với cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953-1954 là gì?